Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2: Biểu hiện, Nguyên nhân, Cách điều trị

Ung thư hiện đang là căn bệnh còn nan giải đối với nhiều người và số lượng mắc bệnh ngày càng tăng cao, đặc biệt là ung thư tuyến giáp giai đoạn 2. Vậy hãy cùng Blog Useful tìm hiểu những biểu hiện và cách điều trị cụ thể của căn bệnh này.

1. Biểu hiện của ung thư tuyến giáp giai đoạn 2

Biểu hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 rất dễ phát hiện với nhiều triệu chứng. Ở giai đoạn sớm bạn sẽ có cảm giác vướng vướng ở vùng cổ, cảm giác căng đầy. Có thể dùng tay để kiểm tra và sờ thấy được khối u ở vùng trước cổ, bạn còn cảm thấy bị vướng khi nuốt chất lỏng hoặc thức ăn xuống và phải nuốt vài lần mới trôi được. Khi có những biểu hiện như vậy thì bạn nên đến kiểm tra, khám chuyên khoa trọn gói, tiện ích để tìm ra nguyên nhân mắc bệnh và có những phương pháp điều trị cụ thể.

Ở giai đoạn trễ hơn, biểu hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 có những triệu chứng như xuất hiện các khối hạch do các khối u, bướu đã di căn thành. Cảm giác bị khàn giọng dù uống nhiều thuốc vẫn không khỏi và ngày càng nghiêm trọng hơn. Những lúc như vậy bạn nên tiến hành xét nghiệm chức năng tuyến giáp cụ thể để có những chẩn đoán rõ hơn từ đó đưa ra phương pháp điều trị.

Bên cạnh đó, các giai đoạn của ung thư sẽ dựa trên 3 yếu tố để xác định là mức độ (kích thước) của khối u đã lớn đến mức nào, đã lây lan, phát triển sang các cấu trúc gần đó hay chưa? Tiếp theo là sự lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó  và cuối cùng là ung thư có lan đến các cơ quan xa như phổi hay gan không?

Biểu hiện của ung thư tuyến giáp giai đoạn 2

Biểu hiện của ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 (Nguồn: khoahocdoisong.vn)

Giá xe KIA

2. Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp giai đoạn 2

Ung thư ở tuyến giáp có liên quan đến một số bệnh di truyền, nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết. Những nguyên nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 chủ yếu là:

2.1. Do tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Nếu trong gia đình bạn đã có người có tiền sử mắc bệnh  tuyến giáp ở giai đoạn 2 thì nên đi khám để phòng tránh nguy cơ. Bạn có thể tham khảo và đăng ký mua các gói tầm soát ung thư trọn gói, tiết kiệm chi phí hiệu quả tại Useful.

2.2. Người đã từng mắc bệnh ung thư vú

Đối với những người đã từng mắc bệnh ung thư vú thì nguy cơ mắc phải ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 là rất cao. Chính vì vậy bạn nên thực hiện siêu âm ung thư tuyến giáp tại các bệnh viện khám và điều trị ung thư tốt nhất hiện nay để kiểm tra xem mình có gặp phải căn bệnh này hay không.

2.3. Tiếp xúc với bức xạ

Tia bức xạ rất độc hại và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn 2. Nếu bạn sinh sống trong vùng có phóng xạ hoặc từng tiếp xúc thì nên tầm soát ung thư để tránh nguy cơ mắc bệnh.

2.4. Tiếp xúc với xạ trị

Nếu trước kia bạn mắc bệnh ung thư và phải thực hiện xạ trị ở vùng cổ thì khả năng mắc ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 là rất cao. Vì vậy sau khi  xạ trị bạn nên tiến hành khám tầm soát ung thư tuyến giáp lại một lần.

Nguyên nhân của ung thư tuyến giáp giai đoạn 2

Nguyên nhân của ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 (Nguồn: verywellhealth.com)

2.5. Mắc các rối loạn về tuyến giáp

Mắc các rối loạn về tuyến giáp là nguyên nhân có nguy cơ dẫn đến ung thư ở tuyến giáp rất cao. Nếu bạn quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cẩn trọng, tỉ mỉ cho bản thân thì nên đi khám ngay để kịp thời có biện pháp điều trị cũng như phòng tránh

3. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 sống được bao lâu

Mọi người thường dùng một thuật ngữ để nói về khả năng chữa khỏi bệnh ung thư là “Tỷ lệ sống còn 5 năm”. Nghĩa là nếu sau 5 năm khi chẩn đoán mắc bệnh ung thư thì trong 100 người sẽ còn lại bao nhiêu người sống sót. Đối với dạng ung thư tuyến giáp biệt hóa tốt thì tỷ lệ sống còn 5 năm là 100%.

Riêng đối với dạng ung thư ở tuyến giáp thì thường sẽ dùng thuật ngữ “Tỷ lệ sống còn 10 năm”.  Cụ thể nếu ở giai đoạn 1 và 2, ung thư biệt hóa tốt thì tỷ lệ sống sau 10 năm là 98%, giai đoạn 3 là 90% và giai đoạn 4 là 50%.

Ngoài yếu tố trên, thì tinh thần lạc quan là yếu tố quyết định nhiều đến việc ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 sống được bao lâu. Nếu trong quá trình điều trị bạn luôn có một tinh thần lạc quan phấn chấn, tin tưởng mình sẽ khỏi thì khả năng chữa lành bệnh sẽ nhiều hơn những bệnh nhân ủ rũ, chán nản và không có niềm tin. Bên cạnh đó việc phát hiện bệnh và tiến hành điều trị sớm, đúng phương pháp sẽ giúp bạn mau chóng khỏi bệnh. Có một chế độ dinh dưỡng tốt sức khỏe dành cho người ung thư tuyến giáp và phương pháp luyện tập hiệu quả để tăng cường sức đề kháng thì sẽ tăng thêm khả năng chống chọi bệnh tốt hơn.

Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu

Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu (Nguồn: endocrinologyadvisor.com)

4. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 có chữa được không

Theo thông tin về ung thư tuyến giáp sống được bao lâu, đa phần ung thư tuyến giáp ở thể nhú thì tỷ lệ sống và  tỷ lệ chữa khỏi sau 5 năm sẽ là 95%. Ung thư dạng tủy có khả năng sống sau 5 năm và 10 năm lần lượt là 90% và 86%. Còn đối với dạng ung thư thể nang thì tỷ lệ sống sau 5 năm là 90% và sau 10 năm là 70%. Ung thư dạng thể không biệt hóa tiên lượng xấu, cơ hội phẫu thuật trị hoàn toàn là rất ít và khả năng sống  trung bình chỉ dưới 1 năm.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố  gây ra nguy cơ tái phát bệnh rất cao là tuổi tác, phẫu thuật không triệt để ngay lần đầu.Tuy nhiên nếu bạn có những phương pháp điều trị cụ thể, rõ ràng và hiệu quả thì hoàn toàn có thể yên tâm việc ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 có chữa được không? Ngoài ra luôn có một tinh thần lạc quan, tích cực cũng là một yếu tố quyết định việc khỏi bệnh nhanh hay không. Bạn nên mua bảo hiểm ung thư và bệnh hiểm nghèo để tiết kiệm chi phí trong quá trình điều trị tốn kém.

Bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 có điều trị hết không

Bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 có điều trị hết không (Nguồn: cloudfront.net)

5. Cách điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn 2

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại ung thư mà bệnh nhân mắc phải, loại điều trị mà bệnh nhân đã có trước đây và nơi ung thư quay trở lại. Điều trị có thể là một trong bốn loại chính sau: phẫu thuật loại bỏ ung thư, tiến hành xạ trị sử dụng tia X liều cao hoặc các tia năng lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư, dùng liệu pháp hormone cụ thể là sử dụng hormone để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và hóa trị liệu là sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp (Nguồn: brafton.com)

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến nhất. Một bác sĩ có thể loại bỏ ung thư bằng một trong các thao tác: Cắt bỏ thùy chỉ loại bỏ một bên của tuyến giáp nơi phát hiện ung thư. Các hạch bạch huyết trong khu vực có thể được lấy ra để xem có chứa ung thư hay không. Cắt tuyến giáp gần như loại bỏ tất cả tuyến giáp ngoại trừ một phần nhỏ và cắt tuyến giáp toàn bộ sẽ loại bỏ toàn bộ tuyến giáp. Bóc tách hạch bạch huyết để loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ có chứa ung thư.

Xạ trị sử dụng tia X mang nguồn năng lượng cao để tiêu diệt hết các tế bào mang ung thư và thu nhỏ khối u. Có thể dùng xạ trị bên ngoài hoặc uống một chất lỏng có chứa iốt phóng xạ. Bởi vì tuyến giáp chiếm iốt, iốt phóng xạ sẽ đi vào trong bất kỳ mô tuyến giáp nào còn lại trong cơ thể và giết chết các tế bào ung thư.

Điều trị ung thư bằng xạ trị

Điều trị ung thư bằng xạ trị (Nguồn: kingfucoidan.vn)

Liệu pháp hormon sử dụng hormone để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển. Trong điều trị ung thư tuyến giáp, hormon có thể được sử dụng để ngăn cơ thể tạo ra các hormon khác có thể làm cho các tế bào ung thư phát triển. Liệu pháp này thường được dùng dưới dạng thuốc viên.

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt tế bào mang bệnh ung thư. Hóa trị có thể được thực hiện bằng thuốc hoặc được đưa vào cơ thể bằng kim trong tĩnh mạch hoặc cơ. Hóa trị được gọi là điều trị toàn thân vì thuốc đi vào máu, đi qua cơ thể và tiêu diệt các tế bào ung thư bên ngoài tuyến giáp.

Ngoài ra cách điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 còn có điều trị theo giai đoạn, phụ thuộc vào loại và giai đoạn bệnh, tuổi và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Điều trị tiêu chuẩn có thể được xem xét vì hiệu quả ở bệnh nhân trong các nghiên cứu trước đây, hoặc tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng có thể được xem xét.

Không phải tất cả bệnh nhân đều được chữa khỏi bằng liệu pháp tiêu chuẩn và một số phương pháp điều trị tiêu chuẩn có thể có nhiều tác dụng phụ hơn mong muốn. Vì những lý do này, các thử nghiệm lâm sàng được thiết kế để tìm ra những cách tốt hơn để điều trị bệnh nhân ung thư và dựa trên thông tin cập nhật nhất. Bên cạnh đó bạn cũng cần kiêng ăn một số loại thực phẩm trong quá trình điều trị để mang lại hiệu quả tốt nhất.