Ung thư đại tràng có lây không? 5 cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất

Ung thư đại tràng được xếp là loại ung thư gây tử vong thứ 4 trên thế giới chỉ sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Để căn bệnh này không còn là nỗi lo, hãy cùng Blog Useful tìm hiểu xem ung thư đại tràng có lây không và cách điều trị hiệu quả.

1. Ung thư đại tràng có lây không

Ung thư đại tràng là gì? Ung thư đại tràng hay còn gọi là ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết. Căn bệnh này xảy ra ở trực tràng, ruột kết hoặc manh tràng, phát triển bất thường các tế bào xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư đại tràng do Polyp trong ruột già, ngày càng phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời. Các tế bào ung thư phát triển và hình thành u, dẫn đến tổn thương đại tràng.

Nếu để lâu, các tế bào gây ung thư còn có khả năng lan rộng đến các cơ quan khác: hạch, màng bụng, gan, buồng trứng,… Do đó, kiểm tra ung thư đại tràng thường xuyên là điều nên làm. Theo dõi, thăm khám tầm soát ung thư đại tràng chuyên sâu hoặc khám tổng quát bổ trợ sàng lọc ung thư đại tràng luôn thực sự cần thiết.

Ung thư đại tràng có lây không và ung thư đại tràng có bị lây không là vấn đề mà người bệnh và người thân của họ thường lo lắng và cần được giải đáp bên cạnh câu hỏi phổ biến ung thư đại tràng có di truyền không?

Xét về bản chất, ung thư là căn bệnh không lây từ người sang người và ung thư đại tràng cũng thế. Ung thư đại tràng không hề lây nhiễm qua đường ăn uống, máu, hay qua hơi thở khi tiếp xúc với nhau.

Bên cạnh đó, ung thư đại tràng không mang yếu tố di truyền, nhưng con cái có thể có gen đột biến, tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu gia đình đã có người mắc bệnh thì nguy cơ ở các thế hệ tiếp theo gấp 2 3 lần so với người bình thường. Nếu bạn có cha mẹ, anh chị em ruột bị bệnh ung thư đại tràng, bạn có khả năng mắc bệnh cao hơn những người khác. Vậy nên, nên đưa người thân xét nghiệm đại tràng di truyền tại KTest để kịp thời ngăn ngừa và điều trị.

Ung thư đại tràng do Polyp hình thành trong ruột già

Ung thư đại tràng do Polyp hình thành trong ruột già (Nguồn: benhvienungbuouhanoi.vn)

2. Làm sao để không bị bệnh ung thư đại tràng

2.1. Tập thói quen ăn uống lành mạnh

Có nhiều thống kê cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ các loại như thịt bò, thịt cừu có nguy cơ cao gây ra ung thư đại tràng. Một ngày ăn quá 160 gram hay tần suất quá 5 lần một tuần xác suất mắc bệnh cao gấp 3 lần người bình thường. Nếu các loại thịt này khi đã qua chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra nhiều chất gây ung thư.

Do trong thịt đó có chứa lượng mỡ cao và thịt động vật còn làm tăng lượng acid mật và làm thay đổi môi trường vi khuẩn sản sinh trong đường ruột. Các vi khuẩn đường ruột sẽ hình thành và biến đổi các acid mật thành các chất độc gây ra ung thư.

Vì vậy, việc kiểm soát lượng chất đạm trong khẩu phần ăn đặc biệt là ở người lớn tuổi là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm chất xơ như bắp cải, súp lơ bông cải xanh, cải xoong,… các loại đậu và trái cây thường xuyên hoặc có thể tham khảo thêm top thực phẩm ít béo, dễ tiêu cho người bị ung thư đại tràng để có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học nhất.

Bổ sung rau củ quả cho khẩu phần ăn hàng ngày giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng

Bổ sung rau củ quả cho khẩu phần ăn hàng ngày giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng (Nguồn: mediacdn.vn)

2.2. Tập thể dục thường xuyên

Duy trì vận động, tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày, giữ cho thể trạng tốt giúp tăng sức đề kháng ngăn ngừa được các loại bệnh nói chung và ung thư đại tràng nói riêng.

2.3. Duy trì cân nặng

Chú ý theo dõi cân nặng của mình vì béo phì cũng là một phần gây nên ung thư đại tràng ở nam giới và nữ giới, nhưng nam giới có nguy cơ cao hơn. Chỉ số BMI ở nam giới khi béo phì gấp 2 lần nhưng ở nữ giới chỉ gấp 1,5 lần. Tuy vậy, kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống hợp lí là cần thiết.

2.4. Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích

Rượu bia, thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích là những nguyên nhân được liệt kê gây ra nhiều loại bệnh và ung thư đại tràng cũng không ngoại lệ. Nếu kết hợp các loại này với nhau thì nguy cơ mắc bệnh là khó tránh khỏi.

2.5. Những người thuộc nhóm nguy cơ cao nên thường xuyên tầm soát ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng khi được phát hiện giai đoạn đầu có cơ hội chữa trị rất cao, tuy nhiên do ở giai đoạn đầu có những biểu hiện chưa rõ ràng nên thường được phát hiện khi đã muộn.

Tầm soát ung thư đại tràng độ tuổi trung niên tại BVĐK Quốc Tế Thu Cúc (40 tuổi trở lên) là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, với những người đã có Polyp tuyến đại tràng, đã hoặc đang bị viêm ruột (viêm loét ruột hoặc bệnh Corhn); trong gia đình có người thân mắc bệnh về đại tràng thì nên khám định kì sàng lọc các bệnh lý. Những người có người thân mắc bệnh hoặc có tiền sử mắc bệnh thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng nên đến thăm khám và tầm soát định kì.

Tầm soát ung thư đại tràng định kì

Tầm soát ung thư đại tràng định kì (Nguồn: vinmec-amazonaws.com)

Như vậy, ung thư đại tràng có lây không không còn khiến bạn lo lắng nữa. Chỉ cần giữ chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng và hạn chế các chất kích thích là cách phòng tránh ung thư đại tràng hiệu quả nhất. Song, vẫn nên khám tổng quát bổ trợ sàng lọc ung thư đại tràng nếu thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh.