Stress là tình trạng rối loạn tâm lý gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Tìm hiểu về stress, nhiều người thắc mắc không biết stress nặng là bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.
1. Stress nặng là gì?
Stress được hiểu là một căn bệnh do vấn đề tâm lý làm cho tư tưởng và tâm trạng của bạn bị ảnh hưởng, thường xuyên rối loạn cảm xúc, khủng hoảng tâm lý dẫn tới những suy nghĩ và hành vi thay đổi thất thường. Stress nặng là tình trạng nghiêm trọng hơn của stress. So với stress thì tình trạng này sẽ có những ảnh hưởng xấu, tiêu cực tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh hơn.
Stress nặng là gì (Nguồn: behavioralhealthmn.com)
2. Stress nặng kéo dài có nguy hiểm không?
Khi bị stress kéo dài sẽ có ảnh hưởng xấu tới toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. So với stress nhẹ thì căng thẳng mãn tính nặng nguy hiểm hơn vì tình trạng này có thể gây ra những triệu chứng xấu với sức khỏe, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh trầm cảm và ung thư.
Dựa trên kết quả của nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã thấy hậu quả của stress nặng làm giảm chức năng miễn dịch, từ đó dẫn đến cơ thể không còn khả năng chống đỡ được những tế bào ung thư.
Khi bị stress, cơ thể cũng sẽ tiết ra hàm lượng hormone cortisol để đối phó lại tình trạng căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài, hormone này sẽ ức chế hệ thống miễn dịch, từ đó làm giảm chức năng bảo vệ của cơ thể trước ung thư.
3. Dấu hiệu của tình trạng stress nặng
3.1 Mụn trứng cá
Stress là nguyên nhân có thể làm cho da bị nổi mụn trứng cá vì khi đó hormone androgen được sản sinh nhiều. Dù bạn có sử dụng các loại kem trị mụn tốt cũng khó có thể đánh bay chúng khỏi mặt mình.
Stress nặng có thể khiến da bị nổi mụn (Nguồn: sujibeauty.com)
3.2 Nhức đầu
Những chất như adrenalin, cortisol được sản sinh nhiều có thể gây ra sự thay đổi của mạch máu, dẫn tới bệnh đau đầu hoặc là đau nửa đầu. Stress cũng là nguyên nhân có thể khiến cho cơ bắp của bạn bị căng thẳng, từ đó khiến cho cơn đau nửa đầu tồi tệ hơn.
3.3 Đau mãn tính
Căng thẳng từ công việc, áp lực cuộc sống tích tụ lại gây áp lực tới thể chất và tinh thần của bạn. Căng thẳng kéo dài sẽ làm cho sức khỏe bị suy giảm, những cơn đau sẽ trở lên thường xuyên hơn, lâu ngày trở thành mãn tính gây ra những bất tiện trong cuộc sống.
3.4 Ốm đau thường xuyên
Khi bị stress, bạn sẽ gặp những khó khăn trong giấc ngủ, tinh thần khiến cho sức khỏe yếu đi. Cơ thể luôn trong tình trạng quá tải, không có thời gian để hồi phục sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, dẫn tới khả năng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh không còn tốt, cơ thể vì thế thường xuyên đau ốm hơn.
3.5 Mất ngủ và thiếu năng lượng
Bị stress nặng kéo dài có thể khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn và góp phần gây rối loạn giấc ngủ, làm giảm chất lượng của giấc ngủ. Hãy thử ngay các loại thực phẩm giúp bạn có được giấc ngủ sâu để hồi phục sức khỏe cũng như điều trị bệnh stress tốt hơn.
Stress là nguyên nhân của việc mất ngủ thường xuyên (Nguồn: bloganchoi.com)
3.6 Giảm ham muốn tình dục
Stress có nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, trong đó có khả năng về tình dục. Khi bị căng thẳng kéo dài, việc ham muốn tình dục sẽ bị suy giảm, bạn không còn hứng thú với cuộc yêu nữa hoặc có thì cũng không thể kéo dài.
3.7 Rối loạn tiêu hóa
Stress nặng có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng, đau bụng và tiêu chảy. Hơn nữa, hội chứng ruột kích thích (IBS) cũng bị gây ra bởi sự căng thẳng.
3.8 Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
Khi cơ thể bị căng thẳng thì bạn sẽ dễ rơi vào 2 trường hợp: hoặc là ăn quá nhiều để giảm căng thẳng, hoặc là không còn thiết tha với việc ăn uống nữa. Chính vì lý do này mà những người khi bị stress thường có xu hướng cân nặng thay đổi (tăng lên nhanh chóng và giảm cân đột ngột).
Các nguyên nhân có thể khiến cho khẩu vị bị thay đổi như là do bạn sử dụng một số loại thuốc trầm cảm, nội tiết tố thay đổi, tâm lý bị rối loạn. Với những người bị xuống cân đột ngột, cơ thể sẽ dễ bị suy nhược. Vì thế bạn nên cố gắng ăn uống khoa học, sử dụng thêm những thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe để cải thiện được thể chất, hệ miễn dịch của bản thân.
3.9 Nhịp tim nhanh
Những người thường xuyên bị căng thẳng sẽ dễ bị đau tim, cảm thấy tim đập nhanh hơn những người bình thường. Vì vậy để duy trì được hệ tuần hoàn khỏe mạnh thì bạn nên giảm sự căng thẳng, giữ tinh thần luôn thoải mái. Thường xuyên theo dõi bằng các thiết bị đo huyết áp để kịp thời thăm khám nếu có những dấu hiệu xấu.
3.10 Đổ mồ hôi
Khi cơ thể bị căng thẳng thì tuyến mồ hôi cũng sẽ được tiết ra nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu đã thấy rằng những người khi rơi vào trạng thái lo âu, hồi hộp, căng thẳng thì sẽ đổ mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi ở tay nhiều hơn những người không bị stress.
Đổ mồ hôi thường xuyên là dấu hiệu cho thấy bạn bị stress (Nguồn: lifealth.com)
4. Stress nặng dẫn đến bệnh gì?
4.1 Trầm cảm
Một căn bệnh nguy hiểm mà stress kéo dài có thể dẫn đến chính là bệnh trầm cảm. Nguyên nhân của điều này đó là khi bị căng thẳng kéo dài thì não là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất, dễ bị tổn thương.
Tâm trạng căng thẳng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống dẫn truyền thần kinh, gây ra sự mất cân bằng và làm cho tâm trạng người bệnh trở nên thất thường, khó kiểm soát được cảm xúc, hành vi. Di chứng của trầm cảm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí cả tính mạnh cho người bệnh. Vì thế nếu như không điều trị stress kịp thời thì khi diễn biến thành trầm cảm sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Stress nặng có thể dẫn tới trầm cảm (Nguồn: kenh14.vn)
4.2 Huyết áp
Stress kéo dài là nguyên nhân những hormone cortisol được sản sinh ra nhiều, khiến cho huyết áp bị tăng cao. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
4.3 Bệnh tim mạch
Những người bị stress nặng, kéo dài có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, tai biến, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,… Nguyên nhân của điều này đó là khi bị stress, tim sẽ giải phóng hormone cortisol – hormone gây ra cao huyết áp, béo phì, tiểu đường. Chính vì vậy mà những người bị stress sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch. Người bệnh được khuyên nên dùng các thực phẩm chức năng tốt cho tim mạch, ngoài ra thực hiện sàng lọc tim mạch tại bệnh viện để đề phòng các trường hợp không ngờ đến.
4.3 Mất ngủ triền miên
Mất ngủ có thể gây ra trạng thái kích thích quá mức. Bị stress kéo dài có thể gây gián đoạn giấc ngủ và góp phần gây rối loạn giấc ngủ.
4.4 Đau đầu
Người bị stress kéo dài có thể bị đau đầu mãn tính (Nguồn: bloganchoi.com)
4.5 Rụng tóc
Khi bị căng thẳng kéo dài, tâm trạng của người bệnh bị ảnh hưởng, thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu, mệt mỏi, khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng. Theo nhiều nghiên cứu thì các nhà khoa học đã thấy rằng rụng tóc cũng là một căn bệnh thường gặp ở những người bị stress.
4.6 Mất trí nhớ
Khi stress, các tế bào não sẽ bị thiếu oxy, từ đó chúng không hoạt động được hiệu quả làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải và suy giảm trí nhớ… Bộ não là bộ phận dễ bị tổn thương nhất bởi não luôn cần dinh dưỡng cùng ôxy để hoạt động đúng chức năng. Nếu cơ thể bị căng thẳng quá mức thì nguy cơ cao bạn có thể bị mắc chứng mất trí nhớ và nguy hiểm hơn là co rút não trước tuổi 50.
4.7 Dạ dày
Sự căng thẳng có thể ảnh hưởng tới việc thức ăn di chuyển ở bên trong cơ thể, gây ra táo bón, tiêu chảy hoặc đau bụng, buồn nôn,…
Stress còn có thể ảnh hưởng tới việc cơ thể sản xuất dịch tiêu hóa, từ đó làm tăng nguy cơ bị ợ nóng, ợ chua.
4.8 Đau lưng mãn tính
Những người bị stress cũng có nguy cơ cao bị đau lưng mãn tính do hệ cơ, xương bị ảnh hưởng.
Đau lưng mãn tình (Nguồn: ydvn.net)
5. Cách chữa stress nặng
5.1 Thư giãn
Khi bị căng thẳng, hãy tạm ngừng tất cả công việc lại, ngồi thiền, nghe nhạc hay đơn giản là chìm vào giấc ngủ sẽ giúp cơ thể được thư giãn, tinh thần được cân bằng nhanh chóng.
5.2 Nhai kẹo cao su
Nhai cao su được xem là một cách giảm stress dễ dàng và nhanh chóng. Khi nhai các loại kẹo cao su kích thích vị giác, lượng máu lưu thông tới não được thúc đẩy, từ đó giúp giảm nhanh căng thẳng. Các cuộc nghiên cứu cũng thấy rằng càng nhai kẹo mạnh thì khả năng giải tỏa căng thẳng càng tốt.
5.3 Ra ngoài
5.4 Ngửi mùi hương giúp thư giãn
5.5 Cười
Tiếng cười có thể giúp hệ miễn dịch được cải thiện tốt và tâm trạng được cân bằng nhanh chóng. Khi bị căng thẳng thay vì buồn bã, bi quan bạn hãy thử xem một chương trình vui nhộn, một bộ phim hài hay đi chơi với những người bạn vui vẻ để tâm trạng được thoải mái hơn.
5.6 Thể dục, thể thao
Những bài tập thể chất như yoga, tập gym, bơi lội, đi xe đạp, chạy,… có tác dụng lớn trong việc điều trị stress. Tập thể dục là cách đốt cháy nhiều calo, giúp tinh thần của bạn sảng khoái hơn, bớt đi sự mỏi mệt và suy nghĩ lo âu. Khi tập bạn nên lựa chọn trang phục thể thao thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để việc tập luyện không bị ảnh hưởng.
Tập thể dục giảm giảm stress hiệu quả (Nguồn: namgioi.vn)
5.7 Hít thở
Những bài tập hít thở sâu có thể giúp cho hệ thống thần kinh được kích hoạt, điều khiển được phản ứng thư giãn.
Khi hít thở sâu, bạn sẽ tập trung vào hơi thở, cố gắng làm cho hơi thở chậm lại và sâu hơn. Một số loại bài tập hít thở sâu mà bạn có thể tập như thở cơ hoành, thở bụng, thở bụng hô hấp nhịp độ.
5.8 Chăm sóc bản thân
Chăm sóc bản thân cũng là một cách giảm stress hiệu quả. Nếu như bạn thấy căng thẳng, hãy dành thời gian chăm sóc cho bản thân như đi mua sắm, đi spa, thẩm mỹ, xoa bóp bấm huyệt, ăn uống,… Việc dành thời gian để chăm lo cho bản thân như vậy sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn, bớt mệt mỏi hơn.
5.9 Nói chuyện với bạn bè
Khi bị căng thẳng hãy dành thời gian gặp gỡ bạn bè và trò chuyện với họ. Việc trò chuyện với bạn thân sẽ giúp bạn có được những lời khuyên tốt hơn, giúp cho tâm trạng của bạn được cải thiện.
5.10 Du lịch
Du lịch giúp giảm căng thẳng hiệu quả (Nguồn: vietravel.com)
Tuy nhiên nếu như việc nói chuyện với bạn bè hay những cách trên chưa thể giúp bạn thoát khỏi khủng hoảng tâm lý thì lời khuyên cho bạn là nên đến phòng khám, bệnh viện uy tín với các dịch vụ chuyên khoa tâm lý chất lượng tốt nhất. Trên đây là những thông tin về bệnh stress nặng và những hậu quả, tác hại nguy hiểm mà bệnh gây ra. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm thông tin để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất.