Ông bà ta có câu cái răng cái tóc là gốc con người nhất là trong thời buổi ngoại hình quan trọng như hiện nay thì việc sở hữu một hàm răng đẹp sẽ giúp bạn luôn tự tin khi giao tiếp với người xung quanh. Nếu không may răng cửa của bạn bị sứt mẻ bạn có thể trám lại răng cửa bị mẻ của mình khá dễ dàng và nhanh chóng. Cùng biri tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
1. Có thể trám răng cửa bị mẻ không? Chi phí là bao nhiêu?
Có rất nhiều người bị mẻ răng cửa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với những người răng cửa bị sứt, mẻ, vỡ nhỏ thì phương pháp thích hợp nhất chính là trám răng thẩm mỹ để lấy lại được hình dáng răng ban đầu.
Đối với những người răng cửa chỉ bị sứt, mẻ nhẹ, vỡ hoặc răng cửa thưa thì bạn nên trám răng là phương pháp thích hợp nhất. Bởi phương pháp này sẽ khắc phục được nhược điểm và khôi phục lại hình dạng của răng một cách nhanh chóng, không gây đau đớn gì, không ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
Hơn nữa, phương pháp này rất tiết kiệm chi phí và thời gian chỉ mất 20-30 phút và không phải hẹn lịch nhiều lần. Bên cạnh trám răng thì bạn có thể tìm hiểu phương pháp bọc răng sứ với ưu nhược điểm là gì để lựa chọn khi mà tình trạng sứt mẻ răng nặng hơn, ảnh hưởng đến tủy. Phương pháp này sẽ điều trị tủy chết hoặc răng đã bị sâu nặng nhằm nâng cao tính thẩm mỹ và bảo vệ răng thật bên trong một cách tối ưu nhất.
Trám răng cửa bị sứt, mẻ (Nguồn:nhakhoasaigon.vn)
2. Có nên trám răng cửa bị mẻ không
2.1 Vì sao răng cửa bị mẻ cần được trám ngay
Khi răng cửa của bạn bị sứt mẻ thì cần được đi trám ngay thì răng rửa rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, của nụ cười. Nếu bạn không đi điều trị ngay thì vô tình sẽ khiến bạn trở nên tự ti trong giao tiếp, ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân.
Nếu răng mẻ mà không được trám ngay thì rất dễ mắc các bệnh về răng miệng vì khi răng bị tổn thương sẽ là cơ hội để các vi khuẩn tấn công, thức ăn bám vào lâu ngày sẽ gây sâu răng khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Mẻ răng cửa nếu không điều trị mà vẫn để ăn uống bình thường, rất là đồ ăn rắn sẽ khiến cho răng càng mẻ thêm, đồng thời men răng sẽ bị ảnh hưởng, gây mất men vàng, răng ô vàng rất mất thẩm mỹ. Vì vậy, bạn cần đi trám răng càng sớm càng tốt khi răng đã bị mẻ. Có như vậy, bạn mới lấy lại được nụ cười duyên, sự tự tin và tiết kiệm chi phí rất nhiều nếu để mẻ lâu sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng rất phiền toái. Do đó, trám răng thẩm mỹ là biện pháp an toàn cho bạn.
2.2. Ưu điểm khi trám răng cửa bị mẻ
Khắc phục tình trạng răng cửa bị mẻ sứt bằng phương pháp trám răng có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Đó là, bạn chỉ mất 30 phút để trám xong một chiếc răng mẻ giúp bạn phục hồi răng như ban đầu một cách nhanh chóng nhất mà không hề đau đớn như phương pháp khác.
Thứ hai, phương pháp này chi phí khá thấp dao động từ 200 nghìn đồng đến 1 triệu đồng trên một chiếc, tùy thuộc vào vị trí và kích thước bị mẻ. So với phương pháp khác thì trám răng rẻ hơn rất nhiều, phù hợp với tất cả mọi người.
Phương pháp này an toàn hơn là bọc răng sứ. Trước khi bọc răng sứ bạn phải mài cùi răng nên sau khi làm thì răng sẽ yếu hơn, ảnh hưởng rất lớn đến sức nhai. Trong khi đó trám răng chỉ là một kỹ thuật đắp mô răng bằng cách vật liệu nhân tạo an toàn, không làm ảnh hưởng đến men răng nên rất an toàn, ít biến chứng.
Đặc biệt, trám răng có tính thẩm mỹ cao, răng sau khi trám xong thì màu răng giống hệt với răng thật bên cạnh, bạn sẽ khó mà biết được đâu là răng được trám với răng thật.
2.3. Trám răng cửa bị mẻ có đau không
Trám răng không hề tác động gì đến răng thật nên bạn sẽ không thấy đau khi sử dụng phương pháp này. Với đội ngũ bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao cùng với các vật liệu trám cao cấp thì quy trình trám răng cửa bị mẻ, sứt sẽ hoàn toàn không gây đau đớn cho người bệnh.
2.4. Răng cửa bị mẻ trám giữ được bao lâu
Răng cửa bị mẻ trám giữ bao lâu là thắc mắc của phần đông khách hàng. Đây chỉ là một giải pháp tạm thời. Bởi miếng trám chỉ tồn tại được từ 3 đến 5 năm thì sẽ bị đổi màu theo thời gian. Nên bạn cần cân nhắc kỹ để trám răng cửa, nếu bạn muốn nhanh mà chi phí lại rẻ, không gây đau đớn thì trám răng là phương pháp phù hợp. Còn nếu bạn muốn lâu bền thì bọc răng sứ là phương pháp phù hợp.
2.5. Trám răng cửa có nhược điểm gì
Tuy có ưu điểm là thời gian thực hiện nhanh, chi phí rẻ, không gây đau đớn và an toàn thì phương pháp trám răng cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như sau:
- Một là, phương pháp này chỉ là giải pháp tạm thời vì theo thời gian miếng trám sẽ bị ố vàng, nhiễm các màu thực phẩm thì sẽ làm mất màu răng không giống với răng thật, mất đi tính thẩm mỹ.
- Hai là, do miếng trám ở răng cửa nên lực chịu của nó không cao, nếu bạn vô tình cắn mạnh thì sẽ làm cho miếng trám bị nứt vỡ hoặc bong ra.
- Ba là, do tuổi thọ miếng trám không được lâu nên sau vài năm bạn lại mất thêm một khoản chi phí nữa để thay miếng mới.
Trám răng có đau không? (Nguồn:nhakhoaminhchau.com)
3. Trám răng cửa bị mẻ như thế nào
3.1. Quy trình trám răng cửa sứt mẻ
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Để trám răng trước tiên bạn sẽ được bác sĩ thăm khám trước để đánh giá tình trạng răng miệng của bạn ra sao để từ đó chọn phương pháp nào phù hợp nhất. Bác sĩ cho kiểm tra răng, nướu và lưỡi. Sau đó, bác sĩ đánh giá vùng răng cần điều trị, thậm chí có thể phải chụp X-quang. Từ đó, bác sĩ sẽ cho bạn phác đồ điều trị cũng như tư vấn và giải thích cho bạn về tình hình răng miệng, vật liệu trám và kết quả sau khi trám ra sao.
- Bước 2: Làm sạch răng miệng
Bạn sẽ làm sạch bằng nước súc miệng có chứa Fluor. Tiếp theo, bạn được sát trùng vùng răng cần trám.
- Bước 3: Tạo hình xoang trám
Để giúp bệnh nhân thoải mái trong quá trình trám thì bác sĩ sẽ gây tê cho bạn và tạo hình hoang trám thích hợp với tình trạng răng cũng như vật liệu trám bạn chọn.
- Bước 4: Trám răng
Dung dịch acid chống mòn răng được bôi lên răng được trám, tiếp theo phủ lớp keo để tạo độ dính lên răng và được chiếu khô bằng đèn Halogen. Sau đó, bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để trám từng lớp vật liệu lên răng cần điều trị. Tiếp theo, chiếu đèn Halogen để vật liệu trám đông cứng lại tạo thành một khối đồng nhất với răng.
- Bước 5: Đánh bóng và làm nhẵn bề mặt răng mới trám.
Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm nhẵn và đánh bóng bề mặt răng sao cho thẩm mỹ nhất.
3.2. Dùng vật liệu trám răng mẻ nào tốt hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều vật liệu trám răng tốt như Composite, vật liệu Amalgam, GIC, kim loại, trám răng công nghệ cao sử dụng vật liệu sứ Inlay/Onlay,… Mỗi vật liệu trám có ưu điểm riêng của nó và phù hợp với tình trạng bệnh khác nhau. Đối với răng cửa thì bạn nên chọn vật liệu nào có màu tương đồng với màu răng thật của mình nhất để không bị lộ vết trám. Trong đó, trám răng bằng vật liệu Composite là lý tưởng và được nhiều người lựa chọn để trám răng cửa bị nứt, mẻ. Bởi nó có màu tương đồng với màu răng thật nhất, nó lành tính, thân thiện với cơ thể nên sẽ không hại đến răng thật.
Quy trình trám răng cửa bị sứt, mẻ (Nguồn: thuocdantoc.vn)
4. Trám răng cửa bị mẻ bao nhiêu tiền
Giá trám răng cửa bị mẻ phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn, phụ thuộc vào vật liệu bạn chọn để trám. Thông thường, khi đăng ký dịch vụ trám răng đến từ địa chỉ nha khoa uy tín có giá dao động từ vài trăm nghìn đồng nên phù hợp với tất cả mọi người, kể cả người có thu nhập thấp vẫn thực hiện được phương pháp này được.
5. Trám răng cửa mẻ ở đâu uy tín và chất lượng
Hiện nay, có rất nhiều phòng khám nha khoa nổi tiếng cho bạn lựa chọn như: Phòng khám nha khoa Đông Nam, phòng khám nha khoa Paris… Hay bạn đến trực tiếp các bệnh viện nha khoa lớn để thực hiện trám một cách an toàn nhất, hiệu quả nhất. Bạn không nên trám ở những phòng khám nhỏ lẻ, hãy tìm hiểu thật kỹ về địa chỉ bạn muốn thực hiện trám răng để tránh rủi ro cho bản thân.
Như vậy, trám răng cửa bị mẻ là phương pháp tối ưu nhằm khắc phục lại răng như ban đầu một cách nhanh nhất, chi phí rẻ nhất nhưng tính thẩm mỹ rất cao. Tuy nhiên, nó còn tồn tại một số nhược điểm nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ giữa hai phương pháp trám và bọc răng thẩm mỹ để trám răng cửa bị nứt, mẻ.
Xem thêm :