1. Đi chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì?
1.1 Trang phục đi chùa
Trước khi có ý định đi lễ chùa vào đầu năm mới thì trước hết cần chú ý về trang phục đi lễ chùa. Cần mặc trang phục dài, kín đáo và lịch sự, không nên mặc những loại quần áo quá ngắn, hở hang hay lòe loẹt như quần, váy ngắn, áo hở phản cảm,… để tránh gây phản cảm và thiếu tôn trọng nơi linh thiêng nơi cửa Phật.
Hiện nay nhiều người lựa chọn cho mình những bộ đồ lam khi đến chùa, mang những đồ dùng cần thiết tránh mang quá nhiều thứ như mũ, túi xách, giày dép,… gây nhiều khó khăn cho quá trình di chuyển.
Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì? (Nguồn: baomoi.com)
1.2 Lễ vật
Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì? Chuẩn bị lễ vật để đi lễ chùa đầy đủ là những việc cần làm trước khi bạn lên đường. Những lễ vật thường được chuẩn bị như hoa quả, hương, bánh kẹp, xôi, chè,… tùy vào điều kiện của từng gia đình mà họ có những chuẩn bị lễ vật khác nhau.
Với những lễ mặn thì thịt gà, thịt lợn, chả, giò,… không được đặt ở nơi Phật điện – nơi thờ tự chính của ngôi chùa, bạn chỉ nên đặt các lễ chay thanh tịnh ở chính điện. Còn những lễ mặn kia thì có thể được chuẩn bị để đặt tại bàn thờ trong trường hợp chùa có thờ các vị Đức Ông, Thánh và Mẫu.
Chú ý tiếp theo là bạn không nên chuẩn bị tiền giấy âm phủ và vàng mã để dâng cúng Phật, chỉ trừ khi tại chùa đó có bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu và Đức Ông. Hoặc nếu muốn đặt tiền thật bạn có thể bỏ vào hòm công đức thay vì việc phải để dâng lên bàn thờ Phật.
Về phần việc chuẩn bị hoa tươi để đi lễ chùa cần lưu ý chọn những loại hoa như là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn,… không được dùng các loại hoa dại. Các bạn có thể dễ dàng mua các lễ vật như hoa quả tươi ngon, bánh kẹo đi lễ đầu năm, đồ lễ,… trên các trang thương mại điện tử như Useful.vn ngay tại nhà, vừa tiết kiệm được thời gian đi lại, vừa đảm bảo được lễ vật tươi và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Chuẩn bị lễ vật đi chùa dâng lên bàn thờ cửa Phật (Nguồn: baogiaothong.vn)
1.3 Tinh thần
Về tinh thần chuẩn bị trước ngày đi lễ Phật ở chùa cần phải chú ý đời sống sinh hoạt thường ngày như ăn chay, làm việc thiện,… để tâm được thanh tịnh, không vướng những chuyện phiền não, lo âu,…
Với những ai đi lễ chùa thì cần phải xác định rằng, đầu năm đi lễ chùa là chỉ để cầu bình an, may mắn và sức khỏe. Còn nếu muốn cầu về đường công danh, tài, lộc đầu năm thì không nên đến chùa lễ Phật mà nên đến các đình, đền để cầu.
Lưu ý quan trọng trước khi đi chùa đầu năm (Nguồn: vietnamnet.vn)
2. Phong tục đi lễ chùa đầu năm của người Việt
2.1 Cầu nguyện cho một năm mới an lành
Văn hóa đi lễ chùa đầu năm là một trong những phong tục đẹp được lưu giữ qua bao thế hệ ông cha. Sau cả một năm cũ, dù có ở đâu xa thì việc đi lễ chùa ngay tại nơi mình sinh sống trước kia cũng là việc nên làm để cầu về năm mới suôn sẻ, nhiều may mắn hơn và tĩnh tâm, thanh thản trong lòng hơn.
Việc cầu nguyện về một năm mới thêm nhiều bình an, bên cạnh đó còn để giúp con người ta hướng đến những việc thiện, tốt lành, đức từ bi của nhà Phật. Việc đi lễ chùa cũng là một việc thể hiện cái thiện tâm trong mỗi con người trước cửa chùa linh thiêng.
Phong tục đi lễ chùa các ngày đầu năm qua các thế hệ (Nguồn: truyenhinhnghean.vn)
2.2 Lòng thanh thản, tâm an lành
Chùa là nơi đất Phật, nơi bình an và thanh tịnh, chính vì thế mà nhiều người tìm đến chùa để những gánh nặng, lo âu và vất vả của họ tìm được lối thoát, cho lòng được thanh thản, tâm an lành và cầu mong về một năm mới thêm may mắn.
Tuy việc đi lễ chùa của mỗi người đều mang những mục đích khác nhau, nhưng đều cầu ước hướng đến những thứ tốt đẹp, may mắn hơn cho gia đình, bản thân. Đầu năm họ thường cầu về tài lộc, công danh, sức khỏe,…Bên cạnh đó, cũng có không ít người đơn giản đến chùa chỉ để tìm sự bình yên, tịnh tâm và cho tâm hồn được thanh thản hơn.
Giữa không gian thanh tịnh, giữa mùi khói nhang, những bức tượng phật và tiếng chuông mõ, lời kinh của quý tăng ni trong chùa, tất cả đã tạo nên một không khí để mỗi người trong chúng ta khi đến chùa đều cảm thấy bình yên, tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản hơn.
2.3 Thể hiện lòng thành kính
Ngoài việc đi lễ chùa cùng với việc thể hiện lòng thành kính trước cửa Phật thì cũng có những trường hợp không hay, làm xấu đi hình ảnh của phong tục này. Hiện nay, nhiều người đặt tiền giả, tiền thật lên các ban thờ, đặt tiền lễ vào tay tượng và còn tự nhiên hóa vàng ngay trong khuôn viên của chùa để thụ lộc.
Nhiều người đi lễ chùa, nhất là những bạn trẻ thiếu hiểu biết coi việc đi lễ chùa là điểm vui chơi, phá vỡ chốn linh thiêng của ngôi chùa. Thay vì chú ý ăn mặc lịch sự, kín đáo thì nhiều người mặc những bộ quần áo phản cảm, thiếu lịch sự làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của chốn linh thiêng.
Hy vọng trong xã hội ngày càng phát triển, dân trí cao hơn thì những thế hệ trẻ ngày nay cần phải có ý thức nhiều hơn trong việc gìn giữ và phát triển những nét văn hóa truyền thống nơi tâm linh, thể hiện lòng thành kính trước cửa Phật.
Cúng phật thể hiện lòng thành kính (Nguồn: phapluatdansinh.phapluatxahoi.vn)
3. Những lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm
3.1 Cầu nguyện
Ai đi lễ chùa hàng năm cũng đều biết rằng đi lễ Phật chỉ để cầu may mắn, bình an trong cuộc sống chứ không phù hộ về đường làm ăn, tài lộc, công danh,… Chính vì thế với những ai không biết đi lễ chùa thì nên lưu ý nên xin Phật che chở. Còn nếu muốn cầu thêm về đường tình duyên, làm ăn,… thì bạn có thể đến các đình, điện để cầu.
Những lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm (Nguồn: hanhtrinhtamlinh.com)
3.2 Nguyên tắc ra, vào
Nhiều người đi lễ chùa mà không để ý đến những nguyên tắc ra vào cửa chùa, vậy đi như thế nào là đúng? Đến chùa khi đi qua cổng Tam quan bạn nên đi vào cửa bên phải đó là cửa Giả quan và ra bằng cửa bên trái đó là cửa Không quan, còn cửa Trung quan để cho Thiên tử, các bậc cao tăng đi ra vào.
Tiếp đến, bạn có thể chào hỏi sư trụ trì cai quản chùa, các sư, tăng ni,… trong chùa để thể hiện sự tôn trọng với những người có công trong việc giữ gìn và lưu truyền chùa đến ngày hôm nay.
Tìm hiểu những nguyên tắc khi ra vào cửa chùa (Nguồn: phatgiaonghean.vn)
3.3 Công đức
Việc đi lễ chùa đầu năm hay những ngày bình thường thì hầu hết bạn sẽ thấy những hòm công đức được đặt trong chùa để nhằm mục đích làm việc thiện đầu năm. Thay vì việc bạn đi đặt tiền lễ tại các ban thờ Phật thì giờ bạn nên đặt tiền lễ vào hòm công đức tránh việc rải rác tiền lễ ở nhiều nơi. Nếu có nhận được giấy chứng nhận công đức của bạn ngày hôm đó thì cần phải hóa vàng nó, không nên mang về đặt lên bàn thờ nhà mình.
3.4 Lấy lộc
Với phong tục đi lễ chùa đầu năm, mọi người thường muốn lấy lộc để mang về nhà cho may mắn. Phong tục lấy lộc không sai nhưng chỉ nên lấy lộc như bánh kẹo, hoa quả, xôi, chè, bật lửa, sách,… về thụ lộc cho mọi người cùng trong gia đình. Không được tranh nhay lấy cành lộc trong chùa về đặt lên bàn thờ nhà mình, hành động này không tốt và không nên làm vậy.
3.5 Đặt lễ
Vào chùa bạn cần phải đặt lễ vật đã chuẩn bị ở nhà từ trước, sau đó thắp hương, làm lễ ban thờ Đức Ông trước rồi đặt lễ, thắp đèn nhang tiếp ở chính điện. Sau khi đặt lễ ở chính điện xong, bạn nên đi thắp hương ở những ban thờ khác nhà Bái Đường.
Trong trường hợp nếu trong chùa còn có ban thờ Mẫu thì bạn nên đến đặt lễ, dâng hương và cầu. Lễ ở nhà thờ Tổ là lần đặt lễ cuối cùng của bạn trong chùa. Sau đó, bạn có thể đến các phòng tiếp khách của nhà chùa để chào hỏi các sư, tăng ni,… trong chùa. Việc đặt lễ cần chú ý chuẩn bị đầy đủ từng lễ một, mỗi khi thắp hương tại các ban thì cần đặt từ 3 đến 5 lễ, chuẩn bị mua nhang trầm đi lễ đầy đủ, phòng trường hợp thiếu khi dâng hương.
Chuẩn bị những lễ vật phù hợp khi đi lễ chùa (Nguồn: dulichdongque.com)
4. Văn hóa đi lễ chùa đầu năm
Đầu năm đi lễ chùa được coi là một nét đẹp văn hóa của người Việt được giữ gìn qua bao nhiêu năm cho đến hiện tại. Đây là một nét văn hóa truyền thống đẹp của người Việt, sau khi đón một năm mới thì việc lễ chùa để cầu sức khỏe, bình an cho gia đình.
Đi lễ chùa vào đầu năm mới mọi người không chỉ đi để cầu nguyện Phật bảo vệ mà bên cạnh đó bạn còn cảm nhận được sự thanh tịnh, bình yên khác xa với những ồn ào, cạnh tranh và vất vả trong cuộc sống hàng ngày.
Một điểm khác biệt trong phong tục đi chùa đầu năm giữa miền Bắc và Nam đó chính là ở cách thức và nghi lễ chuẩn bị trong chùa. Những người miền Bắc theo phong tục thì thường chuẩn bị những lễ vật như hoa, tiền vàng mã, hương, sớ viết bằng chữ nho,…để đặt lễ các ban trong chùa, sau đó xin hóa lộc mang về nhà.
Còn với những người miền Nam thì công tác chuẩn bị lễ thường đơn giản hơn ở ngoài miền Bắc. Họ thường mang theo những đồ lễ đơn giản, không mang theo đồ mặn để lễ mà chỉ đơn giản như hoa quả, hoa tươi, hương và không cần sớ nho, chỉ cần thành tâm cầu xin những gì bạn muốn.
Văn hóa đi lễ chùa những ngày đầu năm của người Việt (Nguồn: pystravel.vn)
Một trong những phong tục của người Việt đó chính là đầu năm đi lễ chùa, phong tục này đã trở thành thói quen và là một nét văn hóa tâm linh đẹp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết để chuẩn bị những đồ lễ và những lưu ý nên và không nên sau khi đã book tour du lịch hành hương các chùa trong năm nay để cầu may mắn.