So sánh đa ối và dư ối có khác nhau không, loại nào nguy hiểm hơn

Đa ối và dư ối đều là tình trạng nước ối vượt quá ngưỡng cho phép của chuẩn thai nhi. Đây có thể là những dấu hiệu bệnh lý xuất phát từ mẹ hoặc bé. Nhiều người vẫn chưa biết đa ối và dư ối có khác nhau không và nguy hiểm như thế nào. Cùng tìm hiểu ở bài viết nhé.

1. Đa ối và dư ối có khác nhau không 

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về nước ối là gì? Đây là loại dịch nhiều chất dinh dưỡng bao quanh thai nhi. Đây là nguồn dinh dưỡng để nuôi thai nhi phát triển và như một màng đệm để để bảo vệ thai khỏi những chấn động ở bên ngoài. Chất lỏng sẽ qua đường tiêu hóa của thai nhi, được thận bài tiết và tiếp tục tái tạo theo một chu kỳ lặp đi lặp lại.

Hãy phân biệt rõ giữa dư ối và đa ối để biết cách điều trị hiệu quả

Hãy phân biệt rõ giữa dư ối và đa ối để biết cách điều trị hiệu quả (Nguồn: bloglaboral.garrigues.com)

Cả hai hiện tượng đa ối và dư ối là hiện tượng mà nước ối trong bào thai nhiều quá ngưỡng chuẩn. Đây có thể là dấu hiệu của việc mẹ bầu hoặc thai nhi đang gặp vấn đề về bệnh lý. Việc nước ối ở ngưỡng quá cao, không thể tự điều chỉnh thành một vòng tuần hoàn khép kín như bình thường, khiến em bé có thể gặp một số vấn đề.

Nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết dư ối và đa ối khác nhau thế nào, chính vì thế mà khi được chẩn đoán bệnh có thể cảm thấy hoang mang và lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu đa ối và dư ối là gì. Đối với các khối thai thông thường, nước ối sẽ chỉ có lượng khoảng 300-800ml. Khối thai sẽ được tính là dư ối khi lượng nước ối ở mức 800-1500ml. Nếu lượng nước ối vượt quá mức 2000ml, đồng nghĩa với việc thai đang bị đa ối.

Vậy làm sao để phát hiện mình có bị dư ối hay đa ối không? Tình trạng này sẽ được xác định bởi chỉ số AFI. Nếu chỉ số này vượt quá 25cm thì thai phụ đang bị đa ối, nếu từ 12-25cm thì mẹ bầu bị dư ối. Nên đăng ký dịch vụ khám thai định kỳ tại cơ sở y tế uy tín như bệnh viện Vinmec để theo dõi tình trạng sức khỏe mẹ và bé cũng như phát hiện tình trạng nước ối có bình thường hay không.

2. Nguyên nhân gây dư ối, đa ối 

2.1 Người mẹ mắc bệnh 

Bên cạnh việc tìm hiểu việc đa ối và dư ối có khác nhau không, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra các hiện tượng dư ối và đa ối này. Đầu tiên, nó có thể xuất phát từ người mẹ. Nếu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ bị dư ối hoặc đa ối lên tới 10%.

Ngoài ra các kháng thể bất thường ở người mẹ cũng có thể dẫn tới tình trạng dư ối, đa ối. Những mẹ sinh đôi hoặc đa thai cũng dễ gặp phải hiện tượng này. Tuy nhiên thông thường cũng chỉ tại các địa chỉ khám thai uy tín, trình độ cao mới phát hiện sớm được những vấn đề này.

2.2 Thai nhi mắc dị tật 

Khi thai nhi có các nhiễm sắc thể bất thường hoặc những khác thường trong bào thai khiến thai ngừng việc uống nước ối. Một số các dị tật thai nhi gây ra hiện tượng này có thể kể đến như các dị tật khiến làm giảm phản xạ nuốt của thai nhi: hẹp tá tràng, hẹp thực quản, rối loạn thần kinh cơ, khuyết tật ống thần kinh, thai vô sọ,… Những bất thường ở thận của thai nhi như: nang thận, hội chứng Bartter, rối loạn chức năng thận. Hay thai nhi mắc các bệnh khuyết tật cấu trúc đường tiêu hóa như tắc ống tiêu hóa, ống thực quản. Hay các nhiễm sắc thể thai nhi như hội chứng Edward (trisomy 18) và hội chứng Down (trisomy 20).

2.3 Biểu hiện của bệnh thiếu máu 

Đây có thể nguyên nhân từ việc thiếu máu của trẻ hay các bệnh truyền nhiễm. Bệnh tán huyết thứ phát và kháng thể kháng Rh gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng ở trẻ, điều này liên quan đến việc đa ối.

Dư ối và đa ối có thể đến từ các nguyên nhân bệnh lý của thai nhi

Dư ối và đa ối có thể đến từ các nguyên nhân bệnh lý của thai nhi (Nguồn: americanpregnancy.org)

3. Dư ối, đa ối có nguy hiểm không 

Đối với các mẹ mang thai gặp phải hiện tượng dư ối, đừng quá lo lắng. Hãy đăng ký các gói chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và bé từ các bác sĩ chuyên môn cao để được khám định kỳ, tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp. Đảm bảo chế độ sinh hoạt lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng nhưng không cấp quá nhiều nước sẽ giúp lượng nước ối trong thai giảm dần về ngưỡng bình thường.

Đối với các mẹ bị đa ối, sẽ đối mặt với mức độ nguy hiểm lớn hơn dư ối. Đa ối có thể gây ra hiện tượng vỡ màng ối sớm khiến mẹ sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hoặc, trầm trọng hơn nữa, thai có thể bị chết lưu hay mẹ bị xuất huyết máu.

Ngoài ra là nguy cơ của nhiều các biến chứng như: bong nhau thai, tăng trưởng của thai bị hạn chế, phát triển khung xương khó khăn, sa dây rốn, mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ nếu đa ối, em bé được sinh ra có thể có kích thước to hơn so với bình thường.

Điều này khá nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Bởi vậy mà nếu bạn được chẩn đoán đa ối thì hãy chú ý thăm khám bác sĩ thường xuyên và nhờ tư vấn của bác sĩ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

4. Điều trị dư ối, đa ối 

4.1 Dư ối 

Nếu tình trạng không quá nguy hiểm, thì mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi và sinh hoạt, ăn uống chế độ lành mạnh. Hạn chế uống nước còn khoảng 1,5 lít/ngày. Tránh ăn các loại hoa quả mọng nước như: cam, quýt, bưởi, … và rau chứa nhiều nước như các loại rau cải, tránh ăn thịt mỡ và các loại mỡ nói chung.

Bạn có thể uống các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu an toàn. Chú ý khi bị dư ối và đa ối không nên uống nước dừa, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ, bởi thực phẩm này gây tích nước ối trong bào thai khá nhiều. Ăn uống đúng cách và khoa học giúp bạn giảm lượng đường huyết. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên đến khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng của tử cung và nước ối.

Trường hợp dư ối do các triệu chứng bất thường từ thai nhi, mẹ bầu cần can thiệp kịp thời. Có thể uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để làm giảm sản xuất ối. Tuy nhiên, nếu sau 32 tuần của thai kỳ thì phương pháp uống thuốc này thường không được áp dụng bởi có thể gây nên nhiều các vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn. Hoặc nếu như tình trạng trở nên phức tạp hơn, có thể thai sẽ được kích thích sinh sớm.

4.2 Đa ối 

Khi nước ối trong bào thai tăng quá nhanh, có nguy cơ gây vỡ ối, bác sĩ sẽ tiến hành chọc ối để rút bớt phần dung dịch dư thừa. Kỹ thuật này cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và chuyên môn để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Bạn có thể cần điều trị bằng cách chọc ối để rút bớt dung dịch thừa khi bị đa ối

Bạn có thể cần điều trị bằng cách chọc ối để rút bớt dung dịch thừa khi bị đa ối (Nguồn: htgetrid.com)

Để phát hiện kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé, bạn cần thường xuyên tới bác sĩ để kiểm tra tình trạng thai nhi, đặc biệt chú ý lịch khám thai định kỳ. Từ đó biết được tỷ lệ sinh non hay thể trạng của thai nhi ra sao.

Đối với nguyên nhân từ việc mẹ mắc tiểu đường, bà bầu cần gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, trước khi ảnh hưởng quá nhiều tới việc tăng nước ối bào thai. Mặc dù đây là hiện tượng khá nguy hiểm nhưng các mẹ không nên quá lo lắng.

Điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh tệ hơn và ảnh hưởng tới phát triển thai nhi. Hãy thoải mái, tập trung làm theo đúng những gì bác sĩ hướng dẫn, bạn hoàn toàn có thể đẻ con khỏe mạnh bình thường.

Trên đây là các thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc đa ối và dư ối có khác nhau không. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm để đối mặt với tình trạng này hoặc chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch sinh con trong tương lai của mình.