Siêu âm thai 34 tuần tuổi sẽ giúp các mẹ có được những nhận định chuẩn xác về sự phát triển của trẻ như thế nào. Chính vì thế mẹ nên đi siêu âm theo đúng định kỳ. Bài viết sau sẽ giúp mẹ hiểu tầm quan trọng của việc siêu âm trong giai đoạn này và những điều cần lưu ý.
1. Khám thai 34 tuần tuổi gồm những gì
Khi thai nhi đã được 34 tuần tuổi, người mẹ mang thai sẽ được kiểm tra những vấn đề quan trọng như cân nặng, nhịp tim, huyết áp và các hiện tượng thường gặp như phù chân, nổi mề đay…
1.1 Chỉ số siêu âm thai nhi tuần 34
Khi siêu âm thai 34 tuần tuổi, bé sẽ nặng khoảng 2,4kg. Lúc này bé sẽ lớn rất nhanh và hấp thụ nhiều hơn dinh dưỡng từ người mẹ. Nếu bé thấp hơn chỉ số cân nặng này nhiều thì bạn nên cân đối về chế độ ăn uống của mình bằng những món ăn chứa nhiều dinh dưỡng cũng như các loại sữa mát dành riêng cho mẹ bầu để thai nhi được phát triển hoàn thiện.
Bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác nhau giúp cho sự phát triển của bé (Nguồn: beyeume.vn)
Chiều cao: Giai đoạn này trung bình thai nhi sẽ dài khoảng 46cm. Chiều cao của bé sẽ phát triển nhanh nên bạn tiếp tục bổ sung canxi cho bé như vậy xương sẽ chắc khỏe hơn.
Vòng bụng của mẹ: bé càng phát triển về trọng lượng thì vòng bụng của người mẹ sẽ càng lớn. Do bụng lớn hơn việc di chuyển và hoạt động của bạn sẽ vất vả hơn trước.
Các chỉ số siêu âm thai 34 tuần khác: Bạn theo dõi các chỉ số sau, nếu thai nhi đạt được chỉ số như sau thì con bạn vẫn đang phát triển bình thường trong bụng mẹ: BPD: 79mm-91mm; trung bình 85mm ; FL: 60mm-72mm; trung bình 65mm; AC: 277mm – 326mm, trung bình 302mm; HC: 297mm – 33mm, trung bình là 315mm , EFW: 1973g – 2781g, trung bình 237g7…
Chỉ số siêu âm thai nhi tuần 34 (Nguồn: conlatatca.vn)
1.2 Hình ảnh siêu âm thai tuần 34
Hình ảnh siêu âm thai 34 tuần thấy một số bộ phận của em bé sẽ được hoàn thiện như gan để sản xuất các chất thải. Đa số thể chất của bé đã được hoàn thiện, phần xương của bé sẽ cứng cáp hơn. Đặc biệt lúc này các nơ ron thần kinh trong não đã được phát triển, hỗ trợ các giác quan phát triển, đồng thời mắt bé đã co giãn hơn và hình dung được các hình thù.
Trong thời gian này thai nhi đã bắt đầu dịch chuyển xuống khu vực xương chậu làm cho bụng bạn thấp hơn so với tuần trước.
Hoạt động của bé: Lúc này em bé có kích thước lớn nhanh, kích thước khá lớn nên sẽ cảm thấy tử cung của mẹ chật chội hơn. Chính điều này làm cho bé khó chịu và luôn có những hành động duỗi tay, chân. Đồng thời em bé đã cảm nhận được những hành động bên ngoài và cũng giao tiếp lại bằng các đạp bụng hưởng ứng nhất là khi cảm nhận được âm thanh, ánh sáng…
Hình ảnh thai nhi vào tuần thứ 34 (Nguồn: sieuamthai.vn)
1.3. Các vấn đề hay gặp khi thai 34 tuần tuổi
Lúc này thai nhi đã rất lớn nên người mẹ sẽ gặp những vấn đề thường thấy của mẹ mang thai trong những tuần cuối của thai kỳ:
Đầu tiên là cảm giác mệt mỏi và nặng nề: Trong thời gian, này bạn sẽ có cảm giác buồn ngủ hơn những ngày bình thường do cơ thể nặng nề, hoạt động và di chuyển khó khăn hơn. Tuy vậy bạn lại rất khó để ngủ một giấc ngon lành thậm chí có thể bị mất ngủ, vì không được thoải mái khi nằm do bụng nặng hơn, khó thở hay nửa đêm con đạp và bạn tỉnh giấc. Do vậy bạn sẽ cảm giác mệt mỏi trong người và mong chờ ngày con ra đời. Các mẹ có thể thử qua những cách giảm stress hiệu quả và đơn giản cho bà bầu để có được sức khỏe tốt tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Đi vệ sinh thường xuyên: Đây là một dấu hiệu dễ gặp của người mẹ mang thai, bởi thai nhi càng lớn trong bụng thì áp lực từ tử cung lên bàng quang càng mạnh, nên việc đi vệ sinh khá khó khăn. Mỗi lần đi chỉ ra rất ít, mà cơ thể lại phải bổ sung nhiều nước chính vì thế chúng ta thấy phụ nữ mang thai đi vệ sinh nhiều hơn người bình thường. Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là hormone HGG thay đổi, nó làm tăng lượng máu ở thận và vùng xương chậu, lúc này bàng quang sẽ đầy nhanh hơn,cảm giác buồn tiểu sẽ nhiều hơn bình thường.
Giảm huyết áp tạm thời: 120/80 mmHg là huyết áp của một người bình thường. Nếu huyết áp của bạn chỉ đạt mức 100/60 mmHg hoặc thấp hơn thì lúc này huyết áp đang bị tụt và gây nguy hại cho sức khỏe.
Trước tiên là xuất hiện những cơn đau đầu, chóng mặt rất nguy hiểm. Lúc này bạn nên bổ sung các thực phẩm có chất sắt để bổ máu cho bà bầu và thực phẩm chứa vitamin C. Đồng thời các mẹ nên ăn mặn hơn và đo huyết áp thường xuyên.
Thường xuyên kiểm tra huyết áp và bổ sung các thực phẩm chứa sắt, vitamin C cho mẹ bầu (Nguồn: baomoi.com)
Bị ngứa có vết sưng trên bụng: Có một số bà mẹ trong những tuần cuối của thai kỳ thường bị nổi mề đay, ngứa ở vùng bụng. Theo các bác sĩ đánh giá mặc dù đây là triệu chứng không nguy hiểm đến thai nhi, nhưng nó tạo cảm giác khó chịu cho người mẹ.
Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS): Đây là nỗi lo của tất cả bà mẹ khi mang thai. Nếu bị nhiễm cầu khuẩn B sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi. Lúc này thai nhi có sức đề kháng rất yếu nên sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng máu, viêm phổi và viêm não. Chính vì vậy người mẹ phải lưu ý vệ sinh âm đạo và chú ý ăn uống sạch sẽ.
Khả năng sinh non: Gần cuối thai kỳ, bà mẹ nên chú ý nếu cơn đau không dừng và trở nên thường xuyên, ngày càng dồn dập và khó chịu hơn thì có thể bạn đang có dấu hiệu chuyển dạ. Từ tuần thứ 20 đến tuần 37 cơn gò chuyển dạ có ập đến bất cứ lúc nào. Do đó nếu gặp 4 cơn gò liên tục trong 1 giờ đồng hồ thì bạn nên đến bệnh viện để gặp bác sĩ.
Bụng gò nhiều: Trong giai đoạn thai nhi 34 tuần bạn có thể gặp những cơn co thắt tử cung và vùng bụng được gọi với tên khoa học là Braxton-Hicks. Lúc này bụng bạn sẽ phình lên, cảm giác như bé đang nghịch trong đó vậy.
Các vấn đề hay gặp khi thai 34 tuần tuổi mẹ bầu cần nắm để có thể giải quyết kịp thời (Nguồn: baomoi.com)
2. Dịch vụ thai sản tại Vinmec cho thai nhi tuần 34
Nếu bạn lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm chất lượng về thai sản của bệnh viện Vinmec hiện nay, mẹ bầu sẽ được trọn gói kiểm tra những thông số cần thiết cho thai nhi và mẹ. Đồng thời được tư vấn chế độ ăn sao cho phù hợp, bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của mẹ và cung cấp cho bé để bé được phát triển toàn diện.
2.1. Khám thai tổng quát (các chỉ số của bé và mẹ)
Đầu tiên là các chỉ số của bé: Cân nặng thai nhi (EFW), đây là mối quan tâm của các bà mẹ, càng những tuần cuối mẹ bầu càng quan tâm cân nặng của con sát sao. Lo lắng thai nhi không đủ cân nặng, ra đời sẽ yếu hơn những trẻ em khác.
Tiếp theo là chu vi bụng của bé (AC): chu vi bụng đạt trung bình thì chứng tỏ nội tạng và những bộ phận bên trong cơ thể của thai nhi được đầy đủ, bình thường.
Chỉ số tiếp là chu vi đầu: Não là cơ quan trung ương của con người, chứa nhiều dây nơron thần kinh. Nếu chu vi đầu nhỏ hơn hoặc lớn hơn chỉ số thông thường thì sẽ rất nguy hại, do đó kiểm tra chu vi đầu của em bé rất quan trọng.
Bên cạnh những chỉ số đó, bạn nên để ý đường kính lưỡng đỉnh (BPD) và chiều dài xương đùi (FL) cho bé.
Kiểm tra chỉ số cho bé bạn cũng không thể quên các kiểm tra sức khỏe cho mẹ bầu. Bởi lúc này mẹ và con đang có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Sức khỏe của mẹ không đảm bảo thì thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Trước hết là nhịp tim của mẹ. Do phải chịu áp lực rất lớn từ cơ thể và tâm lý nên nhịp tim mẹ bầu không được ổn định. Nếu nhịp tim của bạn trên 100 lần/phút thì đó là nhanh hơn bình thường. Cần thư giãn cơ thể, giữ tinh thần thoải mái hơn sẽ giúp cho nhịp tim được bình thường.
Bên cạnh đó huyết áp mẹ bầu trong thời kỳ cuối của thai nhi thường cũng không ổn định. Có thể bị thấp hơn hoặc cao hơn bình thường. Vấn đề này bạn sẽ được bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất đồng thời cũng chú ý chế độ ăn uống sao cho hợp lý, ăn nhiều các chất cần thiết để hỗ trợ ổn định huyết áp.
Khám thai tổng quát và siêu âm thai 34 tuần tuổi (Nguồn: baosonhospital.com)
2.2. Siêu âm thai 4D
Nhiều mẹ vẫn chưa hình dung được siêu âm 4D là như thế nào vì đây là công nghệ mới. Tại Vinmec bạn sẽ được siêu âm 4D, có thể thấy hình ảnh động của thai nhi bên trong bụng qua 4 chiều, rất hiện đại và rõ nét.
2.3. Kiểm tra nước tiểu
Kiểm tra nước tiểu trong giai đoạn thai kỳ cũng có thể phát hiện được một số triệu chứng bệnh dễ gặp trong thai kỳ. Đầu tiên là dấu hiệu dư thừa glucose trong nước tiểu. Bệnh này gây nguy hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, để phòng tránh bạn nên để ý chế độ ăn uống và vận động nhẹ.
Tiếp theo là triệu chứng dư đạm trong nước tiểu. Nó có thể dễ bị nhiễm trùng hoặc cao huyết áp, nguy hiểm hơn là có thể bị tiền sản giật cao.
Kiểm tra nước tiểu mẹ bầu trong giai đoạn mang thai là cần thiết (Nguồn: nhathuoclongchau.com)
2.4. Tư vấn dinh dưỡng, dự trù các trường hợp bất thường
Trong thời kỳ này bạn nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhất là bổ sung nhiều sắt, canxi và các chất xơ cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ nên sử dụng sữa và vitamin dành riêng cho bà bầu để có thể cung cấp giá trị dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé.
Đồng thời vào thời gian này dễ gặp các triệu chứng bất thường như đau bụng dai dẳng, nhức đầu giữ dội, rối loạn thị giác… nếu gặp các triệu chứng này bạn nên đến gặp các sĩ để tư vấn.
Tư vấn dinh dưỡng, dự trù trường hợp bất thường (Nguồn: laodong.vn)
3. Những lưu ý mẹ nên thực hiện khi thai 34 tuần tuổi
3.1. Xác định bệnh viện sẽ sinh
Để chọn được bệnh viện uy tín có dịch vụ thai sản chất lượng, bạn sẽ phải dựa trên những tiêu chí như thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoáng mát và đội ngũ bác sĩ phải giỏi, có kinh nghiệm khám bệnh hàng đầu.
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec chính là lựa chọn hoàn hảo của bạn. Bên cạnh những yếu tố trên Vinmec còn có những dịch vụ thai sản trọn gói ưu đãi tốt nhất cho các mẹ bầu, thủ tục gọn gàng, không phải chờ đợi đội ngũ y tá túc trực 24/24 luôn khiến bạn an tâm gửi gắm sức khỏe của bạn và thiên thần.
Bệnh viện Vinmec với chất lượng Quốc tế và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm (Nguồn: lozimom.com)
3.2. Chế độ dinh dưỡng
Thời gian này em bé cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết để phát triển do đó thực đơn hàng ngày 3 tháng cuối thai kỳ của bạn phải cung cấp đầy đủ sắt, protein, canxi, omega 3, vitamin… có nhiều trong các loại rau củ quả tươi sạch VinEco hay thực phẩm thịt tươi sạch giàu dinh dưỡng.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho giai đoạn mang thai (Nguồn: agarwood.org.vn)
3.3. Kiểm tra kỹ các cơn gò của bé
Sát ngày sinh bạn thường gặp những cơn gò tử cung. Đôi lúc cảm thấy bụng dưới của mình nhói lên nhưng một lúc cơn đau lại thôi.
Lưu ý mẹ nên thực hiện khi thai được 34 tuần tuổi (Nguồn: conlatatca.vn)
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn các mẹ đã hiểu tầm quan trọng của việc siêu âm thai 34 tuần tuổi. Nhờ thế mà mẹ có những chuẩn bị tốt nhất để chờ đợi đón thiên thần nhỏ về với gia đình mình. Vinmec – bệnh viện đẳng cấp 5 sao chuyên nghiệp là nơi các mẹ và gia đình có thể yên tâm trao gửi niềm tin về một thai kỳ luôn khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông bạn nhé!