Hiện nay có nhiều thiết bị điện sử dụng trong gia đình khiến bạn băn khoăn không biết nên chọn loại điện áp 110V hay 220V. Nếu bạn quan tâm vấn đề này, bài viết sau đây sẽ lý giải về việc dùng điện 110V có tiết kiệm điện không nhé.
1. Dùng điện 110v có tiết kiệm điện không
Theo nghiên cứu từ Viện Khoa Học và Công Nghệ Nhiệt Lạnh Đại học Bách khoa Hà Nội thì thiết bị dùng điện áp 110V thực tế không tiết kiệm điện hơn với loại dùng nguồn điện áp 220V. Việc sản phẩm điện 110v có tiết kiệm không hoàn toàn không phụ thuộc vào công suất tiêu thụ của thiết bị.
Nếu gia đình bạn chọn loại máy điều hòa có công suất hoạt động cao, vận hành muốn mượt mà thì điện áp 110V càng tốn điện. Bởi thiết bị sẽ phải hoạt động liên tục, mạnh mẽ để thực hiện chức năng làm mát. Từ đó kéo theo số điện tăng vù vù khiến việc tiết kiệm điện sẽ không đạt theo dự tính. Vậy là các bạn đã trả lời được dùng điện 110V có tiết kiệm điện không rồi.
Bên cạnh đó, chủ yếu ở khu vực các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam dùng điện áp 220V nhiều hơn. Vậy nên khi sử dụng thiết bị có 110V thì buộc người dùng phải đấu thêm bộ chuyển đổi nguồn. Bộ này cũng tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể để vận hành.
Bộ chuyển đổi nguồn điện từ 110V sang 220V (Nguồn: rongbay.com)
2. Ưu điểm của điện 110v so với 220V
2.1 Về mặt các thiết bị sử dụng
Tùy vào nhu cầu và đặc điểm của các khu vực khác nhau trên thế giới mà nhà sản xuất tạo ra các thiết bị sử dụng phù hợp với chuẩn điện áp. Thông thường, điện áp sử dụng khoảng 220-240V phổ biến ở các quốc gia Châu Âu, Châu Á, Châu Phi. Còn điện áp sử dụng từ 100-127V chủ yếu ở vùng lãnh thổ Bắc Mỹ, các nước Nam Mỹ, Đài Loan và Nhật Bản.
Bên cạnh đó, về tần số dòng điện chuyển đổi vòng xoay (được gọi là AC, đơn vị là Hz). Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều sử dụng dòng điện xoay chiều với tần số khoảng 50 – 60 Hz. Ở nước Mỹ, người ta sử dụng tần số xoay chiều là 120V và 60Hz trong khi điện áp chỉ 117V, khác biệt với các nước còn lại.
Hiện nay có một số thiết bị được sản xuất có cả 2 loại sử dụng điện áp 110V hoặc 220V: máy xay sinh tố công suất lớn nhiều chế độ hay máy lọc nước lõi lọc tiêu chuẩn, lioa, quạt điện, âm ly, đầu đĩa,,… Thiết bị sử dụng điện áp 110V như điều hòa máy lạnh chạy êm ái tiết kiệm điện hay nồi cơm điện đa năng, tỏa nhiệt đều. Thiết bị sử dụng điện áp lớn hơn từ 220V như tủ lạnh, máy sấy thực phẩm, bếp lẩu, máy sưởi, máy giặt,…Máy làm kem tươi dùng điện áp 220V.
Máy sấy thực phẩm sử dụng điện áp 220V (nguồn: thietbinhahangbacviet.com)
Nồi cơm điện của Nhật sử dụng dòng điện áp 110V (Nguồn: vn-live-01.slatic.net)
2.2 Về độ an toàn
Cả hai nguồn điện áp 110V và 220V đều mạnh, nguy hiểm, nếu người dùng không cẩn thận đều có khả năng nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy nếu so sánh giữa 2 điện áp trên thì điện áp 110V vẫn ít nguy hiểm hơn 220V. Theo thống kê số liệu thì thiết bị có điện áp 24V trở lên và dòng điện 10mA có thể gây thiệt mạng. Vậy nên, người dùng tuyệt đối không tùy tiện chạm vào dòng điện.
Cần cẩn thận khi sử dụng điện 110V và 220V (Nguồn: pcccanphuc.vn)
2.3. Về khía cạnh dây dẫn
Dòng điện xoay chiều được phân chia thành 2 loại là mạch điện 1 pha và mạch điện 3 pha. Trong đó mạch điện 1 pha AC được thiết kế có 2 dây nối trực tiếp với nguồn điện sử dụng. Ngày nay, các thiết bị sử dụng điện áp 220V trong các gia đình là dòng điện xoay chiều 1 pha và 2 dây. Đó là dây pha (dây nóng) và dây trung tính (dây nguội).
Khác hoàn toàn với mạch điện 1 chiều (gọi tắt là DC) có hướng dòng điện không thay đổi so với AC có thể xoay chiều, đa dạng hơn. Hướng cường độ dòng điện AC thay đổi mỗi giây theo tần số hoạt động.
Ngoài ra, cũng có những đường dây phân phối điện sử dụng cho nhiều thiết bị 4 dây. Bao gồm 3 dây dẫn điện (dây pha) và 1 dây trung tính (dây nguội). Đối với hệ thống điện 3 pha thì dùng 3 dạng sống 2/3 pi radian hoạt động lệch nhau về thời gian.
Các loại dây dẫn điện (Nguồn: codienhungphat.vn)
2.4. Điện 110v có tiết kiệm hơn 220v không
Từ kiểm nghiệm thực tế cho thấy các thiết bị sử dụng điện áp 110V cần dòng điện khỏe hơn so với điện áp 220V để hoạt động được ổn định và đáp ứng nhu cầu người dùng. Bên cạnh đó, đa phần các nước Châu Á như Việt Nam chẳng hạn, cơ sở hạ tầng phù hợp với điện áp 220V, ở mức vừa phải. Không phải đầu tư quá hiện đại, cũng tiết kiệm điện năng tránh lãng phí.
Với các nước bên Châu Mỹ, Nhật Bản thì lại ưa chuộng dòng điện 100V vì cơ sở hạ tầng vô cùng tiên tiến, thuộc hàng đầu thế giới. Người dân lại có mức sống cao, kinh tế phát triển. Vì thế nên người dân không cần phải lo lắng về các thiết bị không tải được hay tốn kém điện năng, chi phí tiền điện mà phải trả hàng tháng.
Thực tế việc sử dụng điện 110v có tiết kiệm hơn 220v không? Xét về hiệu quả kinh tế thì dòng điện dùng nguồn điện áp 220V sẽ tiết kiệm điện năng hơn so với nguồn điện áp 110V.
Điện áp 110V được đánh giá an toàn hơn nhưng cần có mạng lưới phân phối cao cấp mới đảm bảo được công suất tiêu thụ. Đòi hỏi phải có dây dẫn điện tốt nên chi phí chế tạo cao hơn. Ngược lại, điện áp 220V lại dễ truyền tải, hiệu suất hoạt động cao, mức hao hụt thấp hơn nhiều.
Dùng điện 110v có tiết kiệm điện không? Phân bố các khu vực sử dụng các loại điện áp khác nhau trên thế giới (Nguồn: standavietnam.net)
Thời gian đầu thì nhiều nước trên thế giới sử dụng điện áp 110V nhưng sau đó nhận ra mức độ tiêu hao và khá bất tiện hơn nên đã chuyển dần sang điện áp 220V. Bạn có thể nhìn vào hình ảnh phân phối điện áp của các khu vực để biết rõ hơn.
Về khía cạnh nền kinh tế vĩ mô thì điện áp còn là công cụ điều tiết các giao dịch hàng hóa vào trong nước. Tránh việc vận chuyển ồ ạt hàng hóa giá rẻ từ các nước khác tràn vào bên trong quốc gia. Như vậy, có thể nói việc chọn dùng loại điện áp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố về cả kỹ thuật, quy mô lưới điện, chính trị, kinh tế,…
Bài viết trên đã gửi tới bạn lời giải đáp cho câu hỏi dùng điện 110V có tiết kiệm điện không? Rõ ràng điện 110v tuy không tiết kiệm điện hơn 220V nhưng cũng tùy vào nhiều yếu tố khác mà các khu vực khác nhau sử dụng phù hợp. Giờ đây bạn đã biết mình nên mua và sử dụng thiết bị điện gia dụng tiện ích, hiện đại có điện áp nào rồi phải không.