Tầng sinh môn là gì, rạch có đau không, khâu thẩm mỹ ở đâu tốt nhất

Sinh con là thiên chức vĩ đại của người phụ nữ, nếu ai sinh thường hầu hết sẽ phải trải qua cảm giác rạch tầng sinh môn, đây là cách để em bé ra đời. Cùng Blog Useful tìm hiểu chi tiết về bộ phận này, vai trò của nó trong cuộc sống của phái đẹp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tầng sinh môn là gì?

1.1. Tầng sinh môn nằm ở đâu?

Bộ phận này là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo, thuộc hệ thống sinh lý trong cơ thể người phụ nữ. Nó có vai trò lớn trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi thai nhi lớn lên. Chiều dài khoảng 3-5cm, bộ phận này nằm khuất bên dưới, bị che bởi phần trên hai đùi.

1.2. Cấu tạo

Bộ phận này gồm các phần mềm cân, cơ, dây chằng bịt lỗ ở dưới khung chậu, cấu tạo có 3 tầng là tầng sâu, tầng giữa và tầng nông. Tại mỗi tầng có các cơ và được bao bọc bằng một lớp cân riêng.

  • Tầng sâu gồm cơ ngồi cụt và cơ nâng hậu môn được bọc bởi 2 lá cân của tầng sinh môn sâu.
  • Tầng giữa gồm cơ thắt niệu đạp, cơ ngang sâu đều nằm phía trước và bọc bằng hai lá cân của tầng giữa.
  • Tầng nông gồm 5 cơ là cơ hàng hang, cơ ngang nông, cơ ngồi hang, cơ thắt hậu môn và cơ khít hậu môn.

1.3. Chức năng 

Bộ phận này là một phần của bộ phận sinh dục có chức năng nâng đỡ, bảo vệ các cơ quan trong vùng chậu, rất quan trong cho cơ thể như âm đạo, tử cung, bàng quang, trực tràng… là cửa giao hợp có thể tiếp nhận tinh trùng vào tử cung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục ở phái nữ.

Trong quá trình sinh đẻ, bộ phận này giúp em bé sinh ra dễ dàng, an toàn hơn do nó giãn nở đưa thai nhi ra ngoài.

2. Tại sao phải rạch tầng sinh môn?

Những phụ nữ sinh con đầu lòng có bộ phận này vững chắc, giãn nở không đủ để thai nhi lọt ra ngoài hoặc trọng lượng thai quá to, cơ co bóp tử cung không đủ mạnh nên quá trình đẻ khó khăn, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ rạch tầng sinh môn. Điều này giúp thai nhi chào đời nhanh hơn, tránh bé bị ngạt, sản phụ cố rặn quá làm rách bộ phận này. Khi khâu vết rách sẽ khó đạt độ thẩm mĩ như chủ động rạch.

Để em bé chào đời thì bộ phận này cần rạch

Để em bé chào đời thì bộ phận này cần rạch (Nguồn: huggies.com.vn)

3. Rạch tầng sinh môn có đau không?

Trước khi rạch, sản phụ đều được tiêm thuốc tê tại chỗ vùng đáy chậu, nếu sản phụ đã dùng phương pháp đẻ không bằng việc gây tê ngoài màng cứng thì không cần gây tê ở đáy chậu nữa vì vị trí này đã được làm tê rồi. Một số trường hợp, kỹ thuật rạch tầng này được thực hiện khi sản phụ xuất hiện cơn co bóp tử cung và rặn đẻ tới đỉnh điểm.

Cơn co bóp tử cung thường được so sánh như bị gãy 20 chiếc xương sườn cùng lúc nên nhiều mẹ bầu không cảm nhận được hết cảm giác khi dụng cụ y tế cắt tầng này. Một số sản phụ đã can thiệp thuốc tê tại chỗ từ trước thì khi rạch không cảm thấy đau nhiều. Họ chỉ thấy nhói lên một chút thoáng qua vì bác sĩ thực hiện vết cắt rất gọn, nhanh.

Rạch tầng sinh môn có đau không? - Câu hỏi của nhiều phụ nữ

Rạch tầng sinh môn có đau không? – Câu hỏi của nhiều phụ nữ (Nguồn: marie-sage-femme.fr)

4. Khâu tầng sinh môn có tiêm thuốc tê không?

Đáp án là có, trong tất cả các trương hợp đều tiêm thuốc gây tê khi khâu để các bà mẹ yên tâm không cảm thấy quá đau. Một số trường hợp sau khi đã khâu bộ phận này, thuốc tê bị hết tác dụng, sản phụ tỉnh táo lại nên có cảm giác đau rõ rệt hoặc đường chỉ bị khâu quá chặt khiến cho cơ đau trở nên mạnh hơn.

Rất nhiều người bị đau kéo dài vì lí do nhiễm trùng, khi đó bạn hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám uy tín có bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra vết khâu tìm biện pháp xử lý. Không nên tuỳ ý sử dụng các loại kem giảm đau, thuốc giảm đau vì có thể có tác dụng xấu khiến vùng nhiễm trùng lan rộng hơn, để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bình thường, các sản phụ sẽ mất khoảng 2-3 tuần để vết khâu lành liền lại, thời gian hồi phục hoàn toàn chức năng tốt nhất là hơn 1 tháng. Cho nên chị em nên đợi hơn 1 tháng sau sinh thường mới quan hệ tình dục trở lại tránh ảnh hưởng xấu tới vết khâu. Những lưu ý khi chăm sóc vết khâu bộ phận này:

  • Đi lại nhẹ nhàng thời gian đầu để máu lưu thông tốt và vết thương không bị sưng đỏ vì sau khi hết thuốc tê thì vùng bị khâu sẽ đau.
  • Không nên hoạt động mạnh, lên xuống cầu thang nhiều, tránh các loại giày dép có gót cao.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ, đúng cách với nước sạch, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo dễ khiến chỉ vết khâu bục ra.
  • Chọn trang phục mềm mại, rộng rãi, thoáng mát.
  • Sau khi đi vệ sinh tiểu tiện, đại tiện cần rửa lại bằng nước sạch.
  • Bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất sau sinh, tránh ăn đồ cay nóng, uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Dành nhiều thời gian ở nhà nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc.

Sau khi khâu cần nghỉ ngơi, thư giãn

Sau khi khâu cần nghỉ ngơi, thư giãn (Nguồn: dwbxi9io9o7ce.cloudfront.net)

5. Làm sao để không bị rạch tầng sinh môn?

Đây là một trải nghiệm không thể nào quên với sản phụ khi vượt cạn. Khi sinh có cần phải rạch bộ phận này hay không, rạch ít hay nhiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố chỉ các bác sĩ, hộ sinh trực tiếp đỡ đẻ, thăm khám mới thực hiện được. Một số gợi ý cho các bà bầu sắp đón chào thành viên mới với phần đáy xương chậu còn nguyên vẹn như:

  • Tăng cường các chất béo có lợi trong bữa ăn như dầu cá, mầm lúa mì, bơ, dầu thực vật… giúp da cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi.
  • Mát xa bộ phận này mỗi ngày vừa tốt cho sức khoẻ vùng kín vừa tăng độ đàn hồi. Nên thực hiện khoảng 5 phút hàng ngày trước dự sinh khoảng 6-8 tuần.
  • Tập Kegel để các mẹ cải thiện khả năng sinh nở, giúp tăng cảm giác khi gần gũi chồng, nhanh chóng lấy lại phong độ sự tự tin sau khi sinh con.
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục, đi bộ vận động nhẹ nhàng vào cuối thai kì để thai dễ lọt xuống vùng sàn chậu, đây là tư thế lý tưởng giúp bé thuận lợi chào đời.

6. Khâu tầng sinh môn thẩm mỹ là gì?

Ảnh hưởng của thời gian, sinh nở, tuổi tác khiến bộ phận sinh dục phái nữ xuống cấp nên khâu tầng sinh môn thẩm mỹ sẽ giúp bạn tìm lại sự tự tin, cải thiện màu sắc, hình dạng vùng này, nâng cao chức năng sinh lý cho nữ giới. Đây là giải pháp hiệu quả hoàn hảo giúp phái đẹp giữ lửa hạnh phúc gia đình sau sinh.

Tại Useful có gói liệu pháp trẻ hoá se khít làm hồng tầng sinh môn Shira Spa sẽ giúp bạn nâng cao sức khoẻ sinh lý, tình dục, hạn chế tốt nhất nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Quy trình dịch vụ như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ
  • Trị liệu viên sẽ đưa các thiết bị đầu dò vào âm đạo, điều chỉnh mức độ sóng âm phù hợp để tác động tới phần niêm mạc, nhờ đó các cơ phần âm đạo được se khít hiệu quả nhanh chóng. Đồng thời, cổ tử cung sẽ co bóp trở nên mềm lại hơn. Khách hàng thoải mái thực hiện dịch vụ này mà không có cảm giác khó chịu. Sau khi trị liệu, chị em có thể sinh hoạt mọi thứ như bình thường.

Khách hàng sẽ được trải nghiệm phong cách nữ hoàng khi thực hiện liệu pháp này với sự phục vụ tận tình, chu đáo của đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Mọi thông tin liên quan tới gói dịch vụ chất lượng cao này đều được cung cấp cụ thể để khách hàng yên tâm trị liệu, đem lại sự hài lòng cao. Hiện tại, voucher đang giảm giá cực lớn tại Useful chỉ còn 600.000 đồng.

Tầng sinh môn là một bộ phận cực kì quan trọng đối với phái nữ, góp phần giữ vững hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản nên các chị em cần hiểu rõ vai trò của nó, cần phải quan tâm, chăm sóc cho bộ phận này nhiều hơn nữa.