Cũng như ô nhiễm không khí ngoài trời, ô nhiễm không khí trong nhà có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và những người thân. Đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, người có bệnh.
1. Ô nhiễm không khí trong nhà có nguy hiểm không?
Đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng ô nhiễm không khí thì chuyên gia khẳng định ô nhiễm không khí này vô cùng nguy hiểm. Số liệu đo đạc và thống kê cho thấy, ô nhiễm không khí ở trong nhà có thể cao hơn rất nhiều so với ngoài trời. Các chỉ số này cao gấp 8 lần. Bạn có thể hiểu tình trạng ô nhiễm này là tình trạng các chất ô nhiễm bao gồm cả tính chất vật lý cũng như hóa học, sinh học hiện diện trong bầu không khí ngôi nhà của bạn. Thay vì tồn tại tự nhiên thì ngược lại hiện diện với chỉ số lớn hơn các chỉ số không khí ngoài trời của hệ sinh thái. Lúc đó, ô nhiễm không khí trong nhà của bạn đã được xác định tồn tại.
Không khí trong nhà cũng dễ bị ô nhiễm (Nguồn: trendnet.is)
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà
Nguyên nhân của tình trạng này cũng đã được các chuyên gia phân tích tìm hiểu và đưa ra nhiều thông tin. Vậy tại sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm như không khí ngoài trời?
2.1. Bụi từ môi trường, chất thải sinh hoạt
Môi trường sống xung quanh có những nguồn phát sinh bụi như: phương tiện di chuyển, công trình xây dựng, quét dọn, sửa chữa, nhà máy công nghiệp, xưởng sản xuất, …. đều là những nguồn phát sinh ra bụi bẩn. Những chất thải sinh hoạt hàng ngày của gia đình cũng góp phần là nguyên nhân sinh ra bụi gây ô nhiễm không khí ngay trong nhà của bạn.
2.2. Độ ẩm và nhiệt độ
Sự thay đổi về độ ẩm, nhiệt độ… khiến không khí xuất hiện mốc, mạt bụi, các chất nguy hại, các khí thải nguy hại. Sự thay đổi này là nguyên nhân khiến ô nhiễm không khí diễn ra thêm nặng nề.
2.3. Khói thuốc lá
Khói thuốc lá đã được cảnh báo là vô cùng độc hại. Đây được xem là một trong các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà. Việc thải khói thuốc trong môi trường sống, trong không gian trong nhà khiến không khí bị ô nhiễm.
2.4. Hóa chất gia dụng hàng ngày
Những chất như: sơn, dầu, chất diệt côn trùng, chất tẩy rửa… tuy được dùng để thực hiện các nhu cầu khác nhau nhưng lại góp phần tạo nên tình trạng ô nhiễm đáng báo động cho không gian sống của bạn.
2.6. Thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt hàng ngày như dùng hệ thống lò sưởi, lò nướng, hệ thống làm lạnh, làm mát, hoặc ngay cả sử dụng nệm, ra trải giường… cũng đều là nguyên nhân phát sinh ra nguồn bụi, nguồn ô nhiễm cho không gian sống của chính bạn.
2.7. Thú cưng vật nuôi, sâu bọ và côn trùng
Đây là nơi phát tán những chất dị nguyên hay những bệnh lây truyền qua động vật vô cùng nguy hiểm. Nhiều trường hợp nặng hơn còn bị dị ứng vật nuôi trong nhà nghiêm trọng.
3. Hậu quả ô nhiễm không khí trong nhà
Đánh giá hậu quả của tình trạng không gian sống trong nhà bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng có thể nhận thấy có khá nhiều điều đáng lưu ý. Ngoài việc, chất lượng cuộc sống giảm sút từng ngày. Sức khỏe không đảm bảo. Đã có nhiều trường hợp nghiêm trọng do mắc phải những căn bệnh lý về hô hấp. Hậu quả nặng nề nhất của tình trạng này là có khả năng gây tỷ lệ tử vong cao cho người sống trong không gian bị ô nhiễm. Đây cũng được xác định là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm bệnh ung thư ồ ạt như hiện tại.
4. Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí trong nhà
Cùng với việc ngăn ngừa hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời, bạn cũng có thể bắt tay thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm cho chính không khí nơi bạn sinh sống.
4.1. Tạo sự thông thoáng đối lưu trong nhà
Nên chọn và thiết kế không gian sống có sự thông thoáng, đối lưu, luân chuyển không khí. Điều này để không gian sống của bạn luôn thoáng đãng. Bạn không cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Nếu có sửa chữa quét dọn thì khí thải cũng có sự luân chuyển không dồn ứ một chỗ.
4.1. Thường xuyên hút bụi
Đừng coi thường bụi bẩn, mạt bụi. Với kích thước siêu nhỏ siêu mịn, bụi tồn tại không phải mắt thường nào cũng có thể nhìn thấy được. Do đó, hút bụi nên là việc cần làm thường xuyên. Bạn không chỉ tổ chức hút bụi trong nhà mà cần hút bụi tại những nơi khác có sự tồn tại của bụi nhiều như: ghế sofa, gầm giường, gầm tủ, gầm bàn, ngách tường,… Đặc biệt, nệm ngủ là nơi chứa bụi rất nhiều mà ít được hút sạch. Cần định kỳ hút bụi ở những vật dụng này để đảm bảo.
4.2. Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thường xuyên
Rác thải, bụi bẩn không được dọn dẹp thường xuyên là nguy cơ khiến không gian sống của bạn bị ô nhiễm và phát sinh những căn bệnh nguy hiểm. Bạn cần tổ chức dọn dẹp vệ sinh nhà cửa để sống trong môi trường sạch, gọn gàng, ngăn nắp. Không còn là nơi phát sinh các nguồn gây ô nhiễm nữa.
4.3. Sử dụng máy lọc không khí
Để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay, bạn còn có thể sử dụng máy lọc không khí để hỗ trợ. Với thiết bị này, không khí trong nhà của bạn được lọc sạch hiệu quả. Ngay cả những nguồn gây bệnh như nấm mốc, vi khuẩn cũng được lọc. Vậy nên sở hữu một chiếc máy lọc không khí chất lượng tốt sẽ giúp bạn lấy lại nguồn không khí đảm bảo, tốt cho sinh hoạt và sức khỏe. Bạn có thể tham khảo các loại máy của các thương hiệu lớn như máy lọc không khí Sharp với công nghệ tiên tiến hay các dòng sản phẩm của Panasonic cũng là lựa chọn không tồi.
Sử dụng máy lọc không khí. (Nguồn: compservice.in.ua)
4.4. Bỏ bớt những vật dụng không cần thiết
Đừng mang tâm lý tiếc của khi bạn không có cơ hội dùng lại những vật dụng không cần thiết. Những vật dụng này không chỉ gây chiếm không gian mà thay vào đó còn lưu giữ bụi, phát sinh những vấn đề khác như rò rỉ nước, phát sinh rác… Tất cả đều góp phần làm giảm chất lượng không khí sống của chính bạn hàng ngày. Đặc biệt những không gian sống nhỏ, việc lưu trữ quá nhiều đồ đạc không dùng là nơi tiềm ẩn nguồn vi khuẩn nấm mốc gây hại.
4.5. Trồng cây xanh lọc bụi trong nhà
Cây xanh có chức năng lọc không khí an toàn và tự nhiên mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng. Bạn nên trang bị cho không gian sống của mình. Có khá nhiều cây xanh trồng được trong nhà như cây lưỡi hổ xinh xắn để bàn, cây trầu không leo, … Ngoài tác dụng lọc bụi mang lại bầu không khí trong lành thì cây xanh còn có tác dụng trang trí, tạo không gian xanh mát đẹp mắt.
4.6. Hạn chế hút thuốc, dùng các hóa chất có hại trong nhà
Bằng hành động thiết thực của mình, bạn còn có thể giảm và hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí ngay trong ngôi nhà của mình bằng cách: hạn chế hoặc bỏ hút thuốc, hạn chế sử dụng các hoá chất trong nhà hoặc chuyển dùng các loại khác không có hoá chất để thay thế…
Ô nhiễm không khí trong nhà gây nguy hại trực tiếp cho chất lượng sống của bạn. Vì vậy, hãy cùng chủ động cải thiện để bảo vệ bản thân và gia đình bằng việc thiết thực nhất đó chính là trang bị máy lọc không khí với công nghệ hiện đại ngay hôm nay.