Sự tích bánh Trung Thu giải thích cho phong tục trong ngày trăng rằm


Sự tích bánh Trung Thu là câu chuyện mà các bà, các mẹ thường kể lại cho con cháu mỗi dịp ngày Tết thiếu nhi đến gần. Những chiếc bánh Trung Thu vàng óng, thơm thơm và một tách trà nóng, gia đình quây quần cùng nhau ngắm trăng là một mảng ký ức tuổi thơ mà bất kỳ ai cũng thổn thức khi nhớ lại.

1. Sự tích bánh Trung Thu

Nguồn gốc bánh Trung Thu từ đâu? Thực chất đây là món ăn lưu truyền trong dân gian của người Trung Hoa. Bánh Trung Thu là biểu tượng của phúc lành và đoàn tụ.. Có vô vàn câu chuyện lý thú được lưu truyền lại trong dân gian xoay quanh chiếc bánh đoàn viên này. Bánh có lịch sử rất lâu đời, nhiều tài liệu đã ghi chép rằng bánh này có từ thời Ân ở vùng Triết Giang. Thời điểm đó bánh có tên gọi là bánh Thái Sư. Sau đến thời Tây Hán, Trung Quốc có thêm sự xuất hiện của hạt mè, hạt hồ đào và dưa hấu dùng để làm nguyên liệu làm bánh. Từ đó cũng khởi nguồn tên bánh là bánh Hồ Đào.

Sự tích bánh Trung Thu trong ngày hôm đêm rằm

Sự tích bánh Trung Thu trong ngày hôm đêm rằm (Nguồn: quatangvang.net)

Đến thời nhà Đường, dân gian xuất hiện những người hành nghề làm bánh. Trường An có những tiệm bánh nổi tiếng. Tương truyền vào một đêm Trung Thu nọ, Đường Huyền Tông cùng Dương Quý Phi ăn bánh Hồ Đào thưởng ngoạn đêm trăng, nhà vua chê rằng tên bánh nghe không vừa tai nên đặt tên lại là bánh Nguyệt, ý chỉ đêm trăng rằm thơ mộng.

Đến thời nhà Tống, tập tục cúng lễ và ăn bánh Nguyệt thịnh hình trong giới quý tộc. Vì sao Việt Nam có truyền thống làm bánh Trung Thu? Có lẽ đây là thức quà mang đậm văn hóa Việt nói riêng và văn hóa người Á đông nói chung. Cho đến ngày nay, bánh Trung Thu là món quà thiết yếu trong dịp lễ này.

2. Ý nghĩa của bánh trung thu

2.1. Hình tròn đoàn viên, gắn kết

Tết Trung Thu là tết sum vầy của mọi gia đình. Đó là thời điểm tuyệt vời cả gia đình quây quần với những chiếc bánh Trung Thu đậm đà, bình trà thơm và cùng nhau ngắm trăng hàn huyên chuyện ngày xưa cũ. Vô vàn trò chơi dân gian bổ ích cho trẻ em cùng các hoạt động lý thú khác cũng được tổ chức trong dịp này. Có thể thấy nguyên liệu làm bánh, màu sắc có nhiều thay đổi nhưng hình dạng tròn tựa như trăng rằm vẫn được giữ nguyên. Hình tròn tượng trưng cho sự đủ đầy, đoàn viên là ý nghĩa quan trọng trong ngày Trung Thu.

2.2. Nhân bánh ngọt ngào, vui vẻ

Bánh Trung Thu có rất nhiều màu sắc, hương vị. Từ bánh nướng với vỏ vàng óng ánh truyền thống, bánh dẻo trắng trong nhân thơm phức hương hoa bưởi bánh Trung Thu hiện đại được phối màu đặc sắc đủ mọi loại nhân. Với óc sáng tạo của các nghệ nhân làm bánh, bánh Trung Thu ngày càng có nhiều lựa chọn hơn.

Bánh dẻo làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với nước đường kèm chút hương hoa bưởi thơm ngát. Đúc bánh trong một khuôn gỗ hình tròn, nhân bánh đơn giản chỉ là hạt sen hay đậu xanh xay nhuyễn. Bánh dẻo mang hương thơm nhẹ nhàng, vị ngọt ngào đặc biệt dễ chịu. Hình tròn đoàn viên, vẻ trắng trong tinh khôi của bánh khiến người ta liên tưởng đến tình cảm vợ chồng khăng khít.

Bánh nướng có vỏ bánh làm từ bột mì lên men với trứng gà và nướng lên thơm phức. Nguyên liệu cần làm từ trứng gà quê sạch để đảm bảo độ ngon cho vỏ bánh. Nhân bánh đa dạng hơn với đậu xanh no tròn, hạt sen, gà quay lạp xưởng và trứng muối. Chọn mua thực phẩm làm bánh chất lượng, đảm bảo vệ sinh là yếu tố không nhỏ tạo nên độ ngon và bảo quản được lâu hơn.

2.3. Thể hiện tình yêu thương khi trao tặng bánh trung thu cho nhau

Theo truyền thống, mỗi dịp rằm tháng 8 đến các thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thiết sẽ trao nhau những hộp bánh Trung Thu đậm chất truyền thống thay cho lời chúc mọi sự viên mãn, an lành trong suốt một năm.

Bánh Trung Thu hình tròn tượng trưng cho đoàn viên

Bánh Trung Thu hình tròn tượng trưng cho đoàn viên (Nguồn: luonlohanoi.com)

Sự tích bánh Trung Thu và cái Tết đoàn viên là câu chuyện kể đi kể lại qua biết bao nhiêu thế hệ. Đừng quên đặt mua online bánh Trung Thu ngon đậm đà truyền thống Việt về tặng người thân, bạn bè vào dịp lễ quan trọng này bạn nhé. Chúc bạn và gia đình một ngày Tết đoàn viên thật an lành.