Tết Trung Thu là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt, là dịp để mọi người trong gia đình có dịp quây quần bên nhau. Dù là xưa cũ hay trong hiện tại thì Tết Trung Thu đều mang những nét đẹp đặc trưng riêng. Cùng tìm về Tết Trung Thu xưa để gợi nhớ về ngày ấu thơ chính mình nhé.
1. Tết trung thu ngày xưa có gì?
Ngày xưa, Trung Thu đơn thuần chỉ là ngày tết dành cho thiếu nhi mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng háo hức. Trung Thu xưa không rộn ràng các dãy hàng treo đèn pháo đỏ rực, không dày đặc bánh Trung Thu khắp các con phố,..nhưng lại ấm áp và thanh bình đến lạ.
Cứ mỗi độ tháng 8 về đứa trẻ nào cũng đếm từng ngày để chờ đón Trung Thu, những câu chuyện về chủ đề này được lũ trẻ bàn tán rôm rả. Thế rồi, sau bao ngày chờ đợi thì Tết Trung Thu cũng về! Lũ trẻ rủ nhau đi rước đèn quanh xóm, rồi cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian vui nhộn như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây,… Rồi lại cùng nhau ngân nga những bài hát đồng dao đến tận đêm khuya dưới ánh trăng vàng sáng rực.
Trung Thu là ngày hội phá cỗ, ông bà cha mẹ chuẩn bị bày biện mâm cỗ Trung Thu tươm tất tại nhà để cả gia đình có dịp quây quần bên nhau, người lớn kể cho trẻ nhỏ những câu chuyện cổ tích về chị Hằng, chú Cuội mà hồi đó đứa trẻ nào cũng tin lắm! Với những thế hệ 7X, 8X thời đó thì Tết Trung Thu quả thực là một ký ức tuổi thơ thật đẹp để ta luôn nhớ về.
Tập tục Trung Thu truyền thống xưa (Nguồn: youtube.com)
1.1. Bánh trung thu Việt xưa
Quà bánh Trung Thu xưa cũng khác nay nhiều lắm. Nguyên liệu làm bánh rất đơn giản hơn nữa cũng chỉ gói gọn với bánh nướng, bánh dẻo chứ không có nhiều vị như ngày nay. Bánh Trung Thu truyền thống với nhân bánh thập cẩm hoặc có thêm bánh dẻo chay.
Tuy không đa dạng nhưng hương vị cổ truyền này vẫn làm say đắm nhiều thế hệ cho tới tận ngày nay. Dù trong quá khứ hay trong hiện tại thì bánh Trung Thu vẫn là một biểu tượng văn hóa mang ý nghĩa của sự no ấm, hạnh phúc tròn đầy và đoàn viên hội ngộ.
Bánh vuông tượng trưng cho đất, bánh tròn tượng trưng cho trời, trong ngày Tết Trung Thu xưa mỗi gia đình đều tự làm bánh Trung Thu ngon đẹp, độc lạ hoặc mua về cặp bánh này để thờ cúng ông bà tổ tiên và trời đất.
1.2. Đèn trung thu ngày xưa
Trung Thu Xưa là hình ảnh về những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn cá chép,… Được làm từ tre, nứa vô cùng đơn giản nhưng lại sáng rực giữa đêm rằm. Trung Thu ngày đó trẻ em mỗi người đều được cha mẹ tự làm hoặc mua tặng cho một chiếc đèn ông sao để cùng bạn bè đi vòng quanh xóm.
Đèn ông sao là một trong những biểu tượng không thể thiếu trong ngày tết Trung Thu Việt Nam, đèn có hình ngôi sao năm cánh được trang trí bằng giấy bóng kính rực rỡ màu sắc. Đèn ông sao mang nhiều ý nghĩa khác nhau vừa tượng trưng cho ngôi sao năm cánh trên lá cờ Việt Nam lại vừa mang ý nghĩa giáo dục trẻ nhỏ hãy giữ cho tâm hồn trong sáng và làm thật nhiều việc tốt thì chiếc đèn ngôi sao sẽ soi sáng mọi chuyện.
1.3. Đồ chơi trung thu xưa
Đồ chơi Trung Thu ngày xưa không có siêu nhân, không có tàu điện hay những món đồ chơi xa xỉ, hiện đại. Thay vào đó là hình ảnh của chiếc đèn ông sao, đèn lồng xếp giấy, đèn cù, đèn kéo quân, trống ếch, tò he…Những món đồ chơi Trung Thu xưa đơn giản, mộc mạc nhưng lại mang nhiều ý nghĩa và còn rất lành mạnh với các bé.
1.4. Những trò chơi dân gian
Trong ngày Tết Trung Thu xưa trẻ em thường cùng nhau tổ chức các trò chơi dân gian thú vị. Một số trò chơi dân gian phổ biến như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, kéo co, múa sư tử,.. Những trò chơi vừa sôi động, vừa hấp dẫn này đã trở thành một trong những nét văn hóa không thể thiếu mỗi dịp Trung Thu về.
Đèn ông sao, đèn cù,…là những chiếc đèn gắn liền với thời thơ ấu của nhiều người (Nguồn: redsvn.net)
2. Chùm ảnh đep về tết trung thu xưa gợi nhớ kỷ niệm thuở ấu thơ
Cửa hàng bán đồ Trung Thu xưa với những món đồ cơ bản, không đa dạng như ngày nay (Nguồn: xmedia.nguoiduatin.vn)
Đồ chơi trẻ em xưa với những món đồ chơi đơn giản (Nguồn: xmedia.nguoiduatin.vn)
Mâm cỗ Trung Thu xưa được được bày đầy đủ với nhiều loại hoa quả, bánh kẹo (Nguồn: xmedia.nguoiduatin.vn)
Nét mặt hồn nhiên, tươi vui của các em bé trong ngày Tết Trung Thu xưa (Nguồn: xmedia.nguoiduatin.vn)
Trò chơi múa lân trong ngày Tết Trung Thu thời xưa (Nguồn: xmedia.nguoiduatin.vn)
3. Tết trung thu nay có gì khác với trung thu xưa
Cuộc sống hiện đại với bao bộn bề lo toan khiến ngày Tết Trung Thu cũng có nhiều thay đổi. Ngày nay Trung Thu không chỉ là tết thiếu nhi được mong chờ mà trở thành ngày lễ như bao ngày đặc biệt để người lớn đi chơi, để cha mẹ chuẩn bị quà biếu Trung Thu cho thầy cô, sếp và đối tác,…Cũng giống như ngày xưa, ngày nay người ta vẫn đón Trung Thu trong sự rộn ràng, vui nhộn. Tuy nhiên, những hình ảnh quây quần bên gia đình cùng nhau phá cỗ không còn nhiều thay vào đó các bạn trẻ lựa chọn cách đón Trung Thu trên những con phố tấp nập, lên bar, club hoặc liên hoan cùng bạn bè tại các cửa hàng ăn uống.
Đồ chơi Trung Thu ngày nay khác biệt hoàn toàn so với ngày xưa. Không còn những chiếc đèn cù, đèn cá chép,… Giản dị mà thay vào đó là những món đồ chơi điện tử hiện đại với nhiều chức năng phát nhạc, phát sáng,.. Bắt mắt.
Bánh Trung Thu ngày nay có hình thức cũng bắt mắt hơn rất nhiều với đủ các hương vị khác nhau với nhân đậu xanh, trứng muối, sen nhuyễn,…khiến nhiều người quên đi hương vị bánh Trung Thu thập cẩm truyền thống. Các khu chợ Trung Thu cũng ngập tràn đồ chơi, lồng đèn, pháo sáng,…tấp nập và là địa điểm được các bạn trẻ lựa chọn để vui chơi, chụp hình.
Tết Trung Thu ngày nay mọi người tấp nập lên phố đi chơi, chụp hình thay vì quây quần bên gia đình (Nguồn: kenh14cdn.com)
Phố lồng đèn rộn ràng trong mùa trung thu (Nguồn:tgdd.vn)
Ký ức về ngày Tết Trung Thu trong mỗi người là khác nhau, bạn nghĩ gì về Tết Trung Thu xưa và nay? Khi một năm nữa lại về và những ngày tết Trung Thu sắp đến, hãy cùng vén tay áo chuẩn bị mâm cỗ cho ngày Tết đoàn viên ý nghĩa, hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé.
Ha ha ha, thật buồn cười khi đọc tác giả cố gắng so sánh Tết Trung Thu ngày nay với ngày xưa. Ai mà chẳng biết thời thế đã thay đổi rồi. Thay vì than thở về quá khứ, chúng ta nên tập trung vào việc tạo ra những kỷ niệm mới và tận hưởng lễ hội theo cách của riêng chúng ta.
Tôi không đồng ý với một số quan điểm được nêu trong bài viết này. Tôi nghĩ rằng nhiều truyền thống Tết Trung Thu xưa vẫn còn được gìn giữ và thực hành cho đến ngày nay. Tuy nhiên, tôi đồng ý rằng một số khía cạnh của lễ hội đã thay đổi theo thời gian.
Tết Trung Thu là một lễ hội truyền thống quan trọng ở Việt Nam. Bài viết này tóm tắt một cách ngắn gọn những điểm khác biệt chính giữa cách chúng ta tổ chức lễ hội ngày nay so với quá khứ. Tôi thấy nó khá hữu ích để hiểu về sự tiến hóa của truyền thống văn hóa của chúng ta.
Bài viết này thật tệ hại. Nó chứa đầy những thông tin không chính xác và lỗi ngữ pháp. Tôi không khuyên bạn nên đọc nó.
Thật nực cười khi nghĩ rằng Tết Trung Thu ngày nay chẳng còn gì giống với ngày xưa. Những truyền thống cơ bản nhất vẫn còn đó, chỉ là cách chúng ta tổ chức và kỷ niệm có chút khác biệt.
Tôi rất thích bài viết này! Nó gợi lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp về những lễ hội Trung Thu thời thơ ấu của mình. Tôi thực sự đánh giá cao nỗ lực của tác giả trong việc bảo tồn di sản văn hóa của chúng ta.
Bài viết này đúng là một mớ hỗn độn. Nó không chỉ đầy lỗi ngữ pháp mà còn thiếu trọng tâm. Tôi không thể hiểu được tác giả đang cố gắng truyền đạt điều gì.
Bài viết chia sẻ những thông tin hữu ích về sự khác biệt giữa Tết Trung Thu xưa và nay. Tôi đặc biệt ấn tượng với những chi tiết về các trò chơi dân gian truyền thống và ý nghĩa của chúng. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng bài viết có thể được cải thiện bằng cách thêm hình ảnh hoặc video minh họa để làm cho nội dung trực quan hơn.