Tết Trung Thu luôn là dịp đặc biệt để các gia đình cùng nhau trải qua những giây phút quây quần bên nhau. Vậy nguồn gốc Tết Trung Thu như thế nào? Sau đây là 4 truyện về sự tích Tết Trung Thu ở Việt Nam ý nghĩa dành tặng bé. Cùng khám phá nhé!
1. Sự tích Tết Trung Thu ở Việt Nam
Tết Trung thu được coi là một trong những lễ hội cổ truyền của Việt Nam. Tuy nhiên nguồn gốc của Tết Trung Thu thì không phải ai cũng biết. Có rất nhiều truyền thuyết về ngày Tết Trung Thu được lưu truyền ở Việt Nam. Trong đó có 4 sự tích Tết Trung Thu Việt Nam phổ biến nhất. Cụ thể:
1.1. Sự tích Tết Trung Thu 1
Sự tích ngày Tết Trung Thu đầu tiên này bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo sách cổ viết, ngày Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời vua Duệ Tôn nhà Đường. Nhân một ngày rằm tháng 8 âm lịch trăng tròn đẹp, nhà vua đang đi dạo vườn Thượng Uyển và gặp pháp sư Diệu Pháp Tiên.
Vị pháp sư này có phép thần thông đã giúp nhà vua lên cung trăng như ước nguyện. Vấn vương cảnh đẹp cung trăng cũng như những điệu múa tuyệt đẹp của các tiên nga, sau khi trở lại nhân gian, nhà vua đã yêu cầu các nghệ nhân sáng tác ra khúc Nghê Thường Vũ Y được xem trên cung trăng hôm nào.
Sau đó, cứ đến ngày rằm tháng 8, nhà vua cho phép người dân rước đèn, bày cỗ để ngắm trăng nhằm hoài niệm ngày đặc biệt được thưởng ngoạn cung trăng. Sau đó, ngày Tết Trung Thu dần dần lan sang thuộc địa và các nước láng giềng của Trung Hoa.
Sự tích đầu tiên về ngày Tết đầu tiên (Nguồn: diamondbayresort.vn)
1.2. Sự tích Tết Trung Thu 2
Sự tích Tết Trung Thu thứ 2 liên quan đến Hậu Nghệ – Hằng Nga. Truyện kể là, có một người đôi vợ chồng sống ở Thiên Đình tên là Hậu Nghệ và Hằng Nga. Hậu Nghệ bất tử còn Hằng Nga là tiên nữ cực kỳ xinh đẹp, phục vụ Tây Vương Mẫu.
Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đố kỵ ghen ghét lớn từ người khác vì sự bất tử và xinh đẹp. Do đó, Hậu Nghệ bị vu oan phạm tội thiên đình trước mặt Vua Nghiêu. Hai vợ chồng bị đuổi khỏi hoàng công, và bị ép phải sống cuộc sống thường dân ở dân gian. Nhờ tài năng của mình, Hậu Nghệ nhanh chóng trở thành một xạ thủ có tiếng.
Thời bấy giờ, có tới 10 mặt trời tồn tại cùng một lúc. Mỗi một ngày sẽ có 1 mặt trời chiếu rọi thay phiên nhau. Tuy nhiên, một ngày kia 10 mặt trời đột nhiên cùng xuất hiện một ngày. Nó thiêu cháy hết sinh linh. Trước hoàn cảnh khó khăn ấy,
Hậu Nghệ được Vua Nghiêu sai bắn 9 mặt trời. Với tài nghệ của mình, Hậu Nghệ hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng. Và để trả ơn Hậu Nghệ, Vua Nghiêu đã tặng cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và căn dặn rất rõ là khi nào ăn chay, cầu nguyện một năm mới được uống.
Nghe lời Vua Nghiêu, Hậu Nghệ đem thuốc về nhau và giấu trên nóc nhà. Nhân một ngày Hậu Nghệ được mời lên kinh thành chơi, Hằng Nga thấy viên thuốc và đã uống ngay lập tức. Và tức thì, Hằng Nga bay về trời trước mắt Hậu Nghệ vừa trở về nhà. Dù cố gắng đuổi theo, Hậu Nghệ không thể vượt qua thần Gió – kẻ cản trở chàng đuổi theo người vợ xinh đẹp. Hằng Nga bay một mạch lên mặt trăng và nôn viên thuốc ra, không thể trở lại nhân gian được nữa.
Hai người ngày đêm nhớ thương nhau. Hậu Nghệ xây lâu đài trong mặt trời, đặt tên là “Dương”. Còn Hằng Nga xây một lâu đài trên mặt trăng, đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm rằm tháng 8 âm lịch, Hằng Nga và Hậu Nghệ đoàn viên với nhau trong niềm hạnh phúc vô hạn. Truyền thuyết về ngày Tết Trung Thu này khá phổ biến vào thời Tây Hán những năm 206 – 24 Trước Công nguyên.
Sự tích Hằng Nga – Hậu Nghệ cho Tết Trung Thu (Nguồn: 3.bp.blogspot.com)
1.3. Sự tích Tết Trung Thu 3
Ngoài ra, còn có một sự tích về ngày Tết Trung Thu khác liên quan đến Hằng Nga và Hậu Nghệ. Truyện kể là, hai người đều là thần bất tử ở thiên đình. Một ngày nọ, con trai thứ 10 của Ngọc Hoàng phân thân tạo thành 10 mặt trời gây ra thảm kịch cho sinh linh dưới dân gian.
Trước tình hình này, Hậu Nghệ dùng tài bắn tên xuất thần của mình đã bắn rơi 9 mặt trời và tha chết cho mặt trời thứ 10 – bản thể cuối cùng của con trai Ngọc Hoàng. Và Ngọc Hoàng không chấp nhận việc này nên đày Hậu Nghệ, Hằng Nga xuống nhân gian làm người phàm.
Quá nuối tiếc cuộc sống bất tử, Hậu Nghệ bỏ nhà ra đi để tìm thứ thuốc trường sinh bất lão cho mình. Cuối cùng, chàng gặp được Tây Vương Mẫu và được cho linh dược. Bà căn dặn Hậu Nghệ chỉ nên uống một nửa viên thuốc. Đem thuốc về nhà, Hậu Nghệ cẩn thận bỏ trong chiếc lọ và dặn Hằng Nga không mở lọ ra.
Sau đó, chàng đi săn vài tháng. Sự tò mò khiến Hằng Nga đã lén Hậu Nghệ mở lọ. Nhìn thấy viên thuốc, Hằng Nga uống hết viên thuốc linh dược. Hậu quả là Hằng Nga bay về mặt trăng và không thể nào trở lại. Từ đó, Hậu Nghệ và Hằng Nga chia cách nhau kẻ ở dân gian và người ở mặt trăng, mãi mãi chia lìa.
Phiên bản khác của sự tích ngày Tết Trung Thu liên quan đến Hậu Nghệ, Hằng Nga (Nguồn: truyenxuatichcu.com)
1.4. Sự tích bánh Trung Thu
Sau khi tìm hiểu 3 sự tích ngày Tết Trung Thu, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự tích bánh Trung Thu. Bánh Trung Thu còn có tên gọi là Bánh Trăng, Bánh Hồ, bánh đoàn viên … Bánh Nguyệt là loại bánh có lịch sử lâu dài tại Trung Quốc.
Theo sử sách ghi chép, vào thời Ân, Chu tại vùng Triết Gian, có một loại bánh kỷ niệm vị Thái Sư Văn Trọng, được gọi là bánh Thái Sư – được coi là gốc gác của bánh Trung Thu ngày nay. Vào thời Tây Hán, một người tên Trương Thiên đi sang Tây Vực và mang về Trung Quốc hạt hồ đào, hạt mè, hạt dưa hấu để làm nguyên liệu bánh hồ đào dồi dào.
Đến thời Đường, có nhiều người hành nghề làm bánh. Vào một đêm Trung thu nọ, Đường Huyền Tông cùng Dương Quý Phi ăn bánh hồ đào và thưởng ngoạn đêm trăng. Nhà vua chê bánh hồ đào có tên không hay nên đã đặt cho bánh tên mới là bánh Nguyệt.
Đến thời Tống, tập tục ăn bánh Nguyệt (bánh Trung Thu) trở nên thịnh hành và phổ biến trong giới quý tộc. Và dần dần, loại bánh này trở thành phổ cập cùng các câu chuyện sự tích ngày Tết Trung Thu lưu truyền ở dân gian. Bánh trung thu ngày càng phong phú nhiều loại hơn, nhưng là bánh ngon thì phải đạt 8 tiêu chí chọn lựa bánh trung thu khi so sánh. Ngày nay, mua bánh Trung Thu là phong tục hết sức quen thuộc của người dân các nước, trong đó có Việt Nam.
Sự tích bánh trung thu (Nguồn: vietq.vn)
2. Ý nghĩa của Tết Trung Thu
Có thể thấy, qua các sự tích của Tết Trung Thu được kể trên đây, ngày Tết Trung Thu có ý nghĩa đoàn viên. Nó là dịp đặc biệt để các thành viên gia đình sum vầy, hàn huyên, thưởng thức bánh trung thu, rước đèn và phá cỗ đêm trăng cùng nhau. Ngoài ra, nó còn là dịp người lớn mua đồ chơi dân gian mang đậm văn hóa Việt cho trẻ con, cùng tạo ra những kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ cho các bé.
Không ngoại lệ, Tết Trung Thu sắp đến, các gia đình cần chuẩn bị bánh trung thu ngon dẻo mềm, chọn mua hoa quả tươi theo mùa vụ, lồng đèn và quà tặng cho bé dịp Tết Trung Thu trên Adayroi để có thể lựa chọn được những thức quà chất lượng tốt nhất với giá cả và chính sách bán hàng hấp dẫn nhất. Đặc biệt, khi mua tại Adayroi, bạn được hỗ trợ giao hàng tận nhà – vô cùng thuận tiện cho những người không có nhiều thời gian, quá bận rộn.
Trên đây là 4 truyện sự tích Tết Trung thu ý nghĩa được truyền miệng trong dân gian. Sắm mâm cỗ Trung Thu truyền thống tại Adayroi vui đón trăng rằm nhận ưu đãi đặc biệt nhé.
Ngoài ra, còn có một số sự tích khác về Tết Trung thu nữa.
Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả về nguồn gốc của Tết Trung thu.
Haha, bài viết này thật thú vị.
Bài viết rất hay và ý nghĩa, cảm ơn tác giả đã chia sẻ.
Tôi thích sự tích về chú Cuội và chị Hằng nhất.
Bài viết có nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp, cần chỉnh sửa lại.
Tác giả nên viết một bài khác về Tết Trung thu để sâu sắc hơn.