Kinh nghiệm đi đền Hùng: Đường đi, Địa điểm tham quan, Mâm cúng lễ vật


Đền Hùng là khu di tích lịch sử có giá trị văn hóa sâu sắc đối với người dân Việt Nam, đến đây du khách không chỉ được đi lễ mà còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc đẹp, cảnh quang hữu tình,… Nếu có kế hoạch đi đền Hùng thì hay nhanh tham khảo những kinh nghiệm thăm quan sau nhé!

1. Đền Hùng nằm ở đâu

Trước khi lên kế hoạch ghé thăm đền Hùng bạn cần tìm hiểu về vị trí địa lý, địa điểm của thắng cảnh, tìm hiểu đường đi đến khu di tích để có một chuyến đi trọn vẹn.

1.1. Đền Hùng ở đâu

Đền Hùng là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia thuộc địa phận thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi gìn giữ và thờ các vua Hùng có công dựng nước là nguồn cội của dân tộc Việt Nam. Phú Thọ là vùng đất trù phú, cảnh quan thiên nhiên tươi tốt, sông núi và thiên nhiên giao hòa, phù hợp để an cư và lạc nghiệp. Đây là địa điểm được nhiều người lựa chọn khi du lịch tại vùng miền phía bắc việt Nam. Đến đền Hùng du khách sẽ được thăm thú quần thể đền thờ, chùa chiền các khu thờ phụng của các vua Hùng và tôn thất, ngoài ra thiên nhiên và kiến trúc nơi đây cũng vô cùng tuyệt đẹp.

Cổng vào Đền Hùng

Cổng vào Đền Hùng (Nguồn: umctravel.vn )

1.2. Đường đi đền Hùng nào nhanh, an toàn nhất

Nếu du khách khởi hành từ Hà Nội thì có thể chọn di chuyển bằng xe khách hoặc tàu hỏa. Hà Nội cách Phú Thọ khoảng 80km, du khách nếu đi xe khách có thể đến bến xe Mỹ Đình, tại đây có rất nhiều chuyến xe tuyến Hà Nội Mỹ Đình nên có thể linh động chọn chuyến xe phù hợp. Trường hợp nếu đi tàu hỏa thì có thể mua vé từ ga Hà Nội đến ga Việt Trì, di chuyển cũng chỉ mất khoảng 1 đến 1 tiếng rưỡi.

Trường hợp du khách ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam muốn di chuyển ra đền Hùng thì cần qua ít nhất hai chặng di chuyển. Đầu tiên du khách nên đi máy bay ra Hà Nội, cũng có thể đi xe khách tuy nhiên khá mất thời gian. Từ Hà Nội du khách có thể đi xe khách hoặc tàu hỏa đến Phú Thọ và di chuyển đến đền Hùng. Tùy địa điểm xuất phát mà du khách có thể chọn tuyến đường và phương tiện di chuyển phù hợp. Ngoài ra còn có thể book tour du lịch trọn gói giá tốt để được hỗ về phương tiện di chuyển.

2. Tháng mấy du lịch đền Hùng thì thích hợp nhất

Thời điểm đẹp nhất thường được nhiều người chọn để đi lễ đền ở miền Bắc là những tháng đầu năm. Lúc này thời tiết dịu nhẹ, mát mẻ nên du khách sẽ không cảm thấy mệt mỏi khi đi lễ hay tham quan. Tuy nhiên thời gian cao điểm nhất mà du khách thường đổ về đền Hùng là dịp giỗ tổ Hùng Vương 10/3 (Âm lịch), du khách ghé thăm đền Hùng dịp rất đông.

Do vậy nếu bạn không thích chen chúc, ồn ào thì nên tránh đến Đền Hùng vào dịp giỗ Tổ, thời điểm này vừa đông mà các địa điểm lưu trú cũng thường hết phòng. Nếu chỉ muốn đến Đền HÙng để thăm thú và chiêm ngưỡng cảnh quan thì bất cứ thời điểm nào trong năm đều có thể đến.

3. Đi Đền Hùng cần chuẩn bị gì

Nếu đã có cơ hội đến Đền Hùng bạn nên chuẩn bị một số thứ để đi lễ và ghé thăm các khu nhà thờ các vị vua Hùng.

Đền Hùng mùa lễ

Đền Hùng mùa lễ (Nguồn:tonythanaphon.weebly.com )

3.1. Văn khấn giỗ Tổ Hùng Vương

Thông thường khi khấn giỗ tổ vua Hùng người dân địa phương ở đây sẽ có một bài khấn để du khách có thể học theo và khấn cho đúng lễ nghi, cụ thể:

“Nam mô a di đà Phật! (3 Lần )

Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền. Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.

Con tên là…địa chỉ…

Nhân ngày Giỗ tổ con xin gửi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.

Kính xin độ trì phù hộ, Mọi chuyện tốt lành bình an.

Bách bệnh giảm trừ tiêu tan, điều lành mang đến vẹn toàn.

Điều dữ mang đi, yên ổn. Đi đến nơi, về đến chốn, tai qua nạn khỏi tháng ngày.

Cầu được ước thấy, gặp may, mọi điều hanh thông, thuận lợi.

Con cái học hành tấn tới, ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha. Thi đỗ lớp gần, trường xa, mát mặt gia đình làng nước.

Tình duyên gặp người kiếp trước, Ý trung nhân… xứng muôn phần. Tình xa duyên thắm như gần, suốt đời yêu thương nhất mực.

Đi làm thăng quan tiến chức, buôn bán một vốn bốn lời. Hạnh phúc thanh thản một đời, Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng.

Đức Thánh Trần cõi người hiền, muôn đời độ trì phù hộ!

Nam mô a di đà Phật! (Cúi lạy 3 cái ).”

Trên đây là bài khấn của người dân địa phương, rường hợp bạn không giỏi khấn lễ thì chỉ cần thành tâm cúi lạy trước bàn thờ của các vị vua Hùng cũng đã thể hiện được thành tâm của bản thân.

3.2. Mâm lễ vật

Cũng như chuẩn bị mâm lễ đi chùa cầu đầu năm, thông thường khi đi đền Hùng mọi người sẽ cần chuẩn bị mâm lễ để dâng lên các vua Hùng, vậy mâm lễ dâng lên cần chuẩn bị những gì? Điều quan trọng nhất khi đi lễ đền Hùng không phải là mâm lễ bạn dâng lên mà chủ yếu là dựa vào sự thành tâm của người đi lễ, do vậy bạn không cần quá quan trọng mâm lễ. Bạn có thể chuẩn bị mâm lễ gồm bánh chưng và bánh dày trong truyền thuyết hoặc có thể dâng lễ gồm hoa quả tươi mẫu mã đẹp mắt hay xôi gà đều được.

3.3. Trang phục và các vật được phép mang

Đền Hùng là khu di tích lịch sử của dân tộc, đây cũng là nơi thờ tự tổ tiên, các bậc đã có công dựng nước, là khu vực tôn nghiêm cao quý nên du khách khi đến chùa cần chú ý trang phục, cũng như cách hành lễ. Cần nghiêm trang, ăn mặc lịch sự, gọn gàng. Khi đi lễ đền Hùng cần có tác phong nghiêm chỉnh, không gây ồn ào, mất trật tự. Du khách không được quay phim và chụp ảnh ở chánh điện, nơi thờ tự.

Thăm Đền Hùng mùa lễ hội

Thăm Đền Hùng mùa lễ hội (Nguồn: anhnghethuattphcm.com)

4. Các địa điểm đi Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ

Đến đền Hùng du khách không chỉ nên đi dâng lễ vì cảnh quang và kiến trúc tại đây còn rất độc đáo. Nên nếu có cơ hội đến Phú Thọ, ghé thăm đền Hùng du khách nên khám phá các cảnh quang nơi đây.

4.1. Các địa điểm tham quan ở Đền Hùng

Cổng đền: Bước chân lên Đền Hùng bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp trước cổng Đền, cổng được xây kiểu vòm cuốn với hai tầng và 8 mái lợp giả ngói, trên cổng được chạm trổ rồng phương rất công phu và đẹp mắt.

Bên cạnh đó giữa cột trụ và cổng đắp còn được tạc nổi hình ảnh hai võ sĩ cầm giáo và cầm rìu chiến vô cùng dũng mãnh. Chỉ cần nhìn ngắm cổng đền bạn có thể thấy được vẻ đẹp của kiến trúc, tinh thần mà người xưa muốn truyền tải vào cửa đền.

Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng: Đến Đền Hùng thì du khách nhất định phải ghé thăm hệ thống các các khu di tích như đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng. Đây là những ngôi đền thờ những các vị anh linh có công dựng nước, những ngôi đền này có kiến trúc rất độc đáo và trang trọng.

Mỗi ngôi đền đều được xây dựng và thiết kế theo một kiến trúc vô cùng đẹp mắt và sang trọng, do vậy đến thăm hệ thống các ngôi đền này du khách không chỉ biết thêm về lịch sử nguồn cội mà còn được nhìn ngắn những kiến trúc đẹp mắt.

Quang cảnh đền Trung

Quang cảnh đền Trung (Nguồn: viettri.gov.vn)

Lăng vua Hùng: Tương truyền đây là lăng của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm theo hướng Đông Nam, có kiến trúc hình vuông, xung quanh được điêu khắc hình rồng mạnh mẽ và uy nghiêm tạo nên một tuyệt ác vô cùng trang nghiêm và cổ kính. Lăng của vua Hùng được thiết kế vô cùng độc đáo với hệ thống lăng mộ vô cùng chặt chẽ. Đi đền Hùng nhất định phải ghé thăm phần lăng mộ của vua Hùng để một lần chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo nơi đây.

Thăm quan đền đài trong đền Hùng

Thăm quan đền đài trong đền Hùng (Nguồn: wikimedia.org)

Đền mẫu Âu Cơ: Tọa lạc trên núi ốc Sơn, đền mẫu Âu Cơ được xây dựng theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui được làm từ gỗ lim, tường được ốp bằng gạch bát và mái được lợp bằng ngói mũi hài. Đền có diện tích 137m2, không gian rộng rãi và thoáng mát, kiến trúc của khu đình này vô cùng đẹp và lạ.

Đầm Ao Châu Về vườn quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ khám phá những cảnh thiên nhiên kỳ bí và nguyên sơ.

Suối Tiên Ngoài ra nhiều người còn thích khám phá ngược thời tiết với một trong các địa điểm du lịch mùa đông ở Việt Nam đẹp khó cưỡng tại Phú Thọ như suối khoáng nước nóng Thanh Thủy.

4.2. Các địa điểm du lịch Việt Trì

Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân: Đền Quốc tổ Lạc Long Quân được tọa lạc tại đồi Sim, gần núi Nghĩa Lĩnh, nơi đây có địa thế đẹp, phong cảnh hữu tình. Đền Quốc tổ Lạc Long Quân hiện thân cho sự linh thiêng huyền diệu. Đền có kiến trúc và các họa tiết điêu khắc mô phỏng theo hoa văn trên trống đồng Đông Sơn rất sinh động, độc đáo. Kiến trúc đẹp mắt, điêu khắc ấn tượng giúp ngôi đền tôn thêm sự uy nghiêm, linh thiêng.

Thiên cổ miếu: Đền Thiên Cổ uy nghiêm tọa lạc trên một quả đồi nhỏ thuộc địa phận của kinh đô Văn Lang xưa. Đền thờ vợ chồng giáo Vũ Thê Lang, người có công dạy học hai công chúa Tiên Dung – Ngọc Hoa con của vua Hùng thứ 18. Đến nay phần mộ của hai vợ chồng vẫn được giữ gìn và bảo vệ ở trong ngôi đền.

Đền Tam Giang – Chùa Đại Bi: Khu di tích lịch sử văn hóa này nằm trên địa phận phường Bạch Hạc, tp.Việt Trì. Ngôi đền này tọa lạc bên cạnh tả ngạn nơi giao nhau của ba dòng sông: sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Đền Tam Giang, chùa Đại Bi là một trong những thắng cảnh đẹp của vùng đất Phú Thọ, du khách đến lễ bái và tham quan đền Hùng nhất định nên một lần ghé thăm.

Thiên cổ miếu

Thiên cổ miếu (Nguồn: dulichphutho.com.vn)

5. Đặc sản đền Hùng không thể bỏ qua

Đi Đền Hùng không chỉ nên chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, thăm thú các thắng cảnh mà tại đây ẩm thực cũng vô cùng đặc sắc và tuyệt vời.

5.1. Bánh tai Phú Thọ

Bánh tai Phú Thọ là món ăn đặc sản gia truyền của người dân Phú Thọ. Bánh tai được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn, có hình như chiếc tai. Bánh tai Phú Thọ là món ăn dân dã, dễ tìm thấy trong các hàng quán, bánh sẽ ngon nhát khi ăn nóng. Bánh mềm dẻo, bùi và thơm nồng, hương vị của bánh sẽ từ từ hòa quyện trong khoang miệng khi thưởng thức.

5.2. Thịt chua Thanh Sơn

Vùng đất cổ Phú Thọ nổi tiếng văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú trong đó thịt chua Thanh Sơn là món ăn tuyệt vời mà bạn nên một lần thưởng thức khi du lịch Phú Thọ. Thịt chua ở đây có mùi vị bùi bùi, ăn sần sật, vị chua của vị thính và thị đã lên men hòa quyện với vị chát ngọt của các loại lá cây vô cùng đặc sắc và thơm ngon. Thăm quan đền Hùng, du lịch Phú Thọ và được thưởng thức món thịt chua nổi tiếng nơi đây bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn mọi tinh hoa của vùng đất này.

5.3. Cọ ỏm

Phú Thọ nổi tiếng với trái cọ, khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 thì cọ già và có thể hai để nấu ăn được. Quả cọ già thường được luộc với nước, khi luộc trái cọ phải đun nhỏ lửa để cọ chín mềm và ngọt bùi. Cọ om ăn béo bùi, ngọt thanh và rất ngon. Nếu có cơ hội đến Phú Thọ du lịch du khách nên một lần thưởng thức món cọ ỏm tuyệt vời này.

5.4. Chè Phú Thọ

Mảnh đất Phú Thọ trù phú và tươi tốt với những đồi chè xanh tươi đã góp phần mang đến cho vùng đất này một đặc sản tuyệt vời đó chè Phú Thọ. Khác với các loại chè ở các địa phương khác, chè Phú Thọ mang hương vị đặc trưng riêng, đắng ngọt, nước chè xanh và rất thơm. Đến Phú Thọ thì nhất định phải mua trà đặc sản trứ danh về làm quà, chè ở đây rất tuyệt.

6. Tour du lịch hấp dẫn đến Đền Hùng ngày 10/3 âm lịch

Phú Thọ là mảnh đất hội tụ quá nhiều tinh hoa văn hóa của dân tộc, đến đây du khách sẽ được tìm về cội nguồn, lắng lòng với những không gian văn hóa mang đậm tinh hoa văn hóa dân tộc. Nếu bạn không có kinh nghiệm đi đền Hùng , ngại chuẩn bị và lên kế hoạch thì chọn các tour tham quan đền Hùng cũng là một gợi ý tuyệt vời.

Vào Adayroi.com du khách sẽ dễ dàng tìm chọn được các tour du lịch Đền Hùng đến từ các đơn vị lữ hành uy tín. Sử dụng tour tham quan đền Hùng tại Adayroi.com du khách để được phía đơn vị lữ hành lên lịch trình chi tiết, đưa đón, chuẩn bị nơi ăn chốn nghỉ, hướng dẫn tham quan tỉ mỉ và an toàn. Chỉ cần truy cập vào Adayroi.com, bấm tìm kiếm tour tham quan Đền Hùng – Phú Thọ trên thanh công cụ. Dò tìm chọn tour du lịch với lịch trình và chi phí phù hợp và chọn đặt trực tiếp trên website, chỉ với một vài thao tác đơn giản là đã có thể có một chuyến tham quan đền Hùng tuyệt vời rồi.

Đi đền Hùng không những giúp du khách hiểu hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc thời các vua Hùng dựng nước mà qua đó du khách còn khám phá, chiêm nghiệm được nhiều nét đẹp văn hóa của vùng đất Phú Thọ. Hy vọng với những chia sẻ trên đây du khách sẽ có một chuyến tham quan Đền Hùng ý nghĩa và trọn vẹn.

10 những suy nghĩ trên “Kinh nghiệm đi đền Hùng: Đường đi, Địa điểm tham quan, Mâm cúng lễ vật

  1. Gà Con Vàng nói:

    Đúng là đi đền Hùng là một trải nghiệm đáng nhớ, nhưng tôi không khỏi thắc mắc tại sao tác giả lại không đề cập đến vấn đề đông đúc vào những ngày lễ?

  2. Thỏ Xinh Xinh nói:

    Bài viết này có vẻ thiếu chuyên nghiệp với nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp. Thật khó để đọc và tiếp thu thông tin.

  3. Gấu Trúc Trắng nói:

    Tôi không đồng ý với tác giả về cách chọn địa điểm tham quan. Tôi cho rằng đền Thượng nên là điểm tham quan đầu tiên, sau đó mới đến các điểm khác.

  4. Hồ Ly Đỏ nói:

    Bài viết này cung cấp thông tin toàn diện về việc đi đền Hùng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đường đi có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm trong năm và điều kiện giao thông. Do đó, nên kiểm tra trước với các nguồn chính thức để có thông tin cập nhật nhất.

  5. Cá Heo Biển nói:

    Thông tin về mâm cúng lễ vật rất hữu ích. Tuy nhiên, có thể cung cấp thêm thông tin về ý nghĩa của từng lễ vật được không?

  6. Chó Đốm Nhỏ nói:

    Có vẻ như tác giả đã bỏ sót thông tin quan trọng về thời gian mở cửa của đền Hùng. Thật đáng tiếc khi không được biết thông tin này.

  7. Rùa Biển Chậm nói:

    Tôi muốn biết thêm thông tin về lịch sử và văn hóa của đền Hùng. Có thể cung cấp thêm một số tài liệu tham khảo không?

  8. Voi Con To nói:

    Đi đền Hùng mà không thử món bánh chưng đền Hùng thì quả là một thiếu sót lớn. Tác giả nên đề cập đến món ăn đặc sản này.

  9. Sóc Nhảy Nhót nói:

    Tôi đã đi đền Hùng nhiều lần và thấy rằng thông tin trong bài viết này khá chính xác. Tuy nhiên, tôi muốn thêm rằng nên chuẩn bị sẵn sàng cho thời tiết nắng nóng vào mùa hè.

  10. Mèo Con Nhỏ nói:

    Bài viết này quá dài dòng và khó đọc. Có thể tóm tắt lại thành các điểm chính không?

Bình luận đã được đóng lại.