Khám phá ý nghĩa Tết Hàn Thực ở Việt Nam có gì khác so với Trung Quốc


Tại Việt Nam có vô vàn những ngày lễ Tết truyền thống lâu đời và Tết Hàn Thực cũng là một trong số đó với một tên gọi khác là Tết bánh trôi, bánh chay. Tuy được xem là nét giao thoa văn hóa độc đáo, nhưng ngày Tết này tại Việt Nam cũng mang vài điểm khác biệt. Cùng tìm hiểu đó là gì trong bài viết s

1. Tết Hàn Thực là ngày gì

Nếu bạn còn chưa biết Tết Hàn Thực là gì thì đây là ngày Tết được diễn ra vào ngày 3/3 AL hằng năm, còn được gọi với cái tên dân dã là Tết bánh trôi, bánh chay. Vào ngày Tết Hàn Thực, người Việt chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn và đồ lạnh do “hàn” là lạnh và“thực” là ăn và không dùng những thức ăn nóng vào dịp này.

Tết lễ Hàn Thực là ngày Tết chỉ ăn đồ nguội

Tết lễ Hàn Thực là ngày Tết chỉ ăn đồ nguội (Nguồn: baomoi.com)

2. Nguồn gốc của Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là ngày gì và được bắt đầu từ đâu? Nguồn gốc Tết Hàn Thực là một tích truyện trong lịch sử Trung Quốc. Truyện kể rằng, thái tử Trùng Nhĩ tức Vua nước Tấn sau này vì gặp loạn phải bỏ đất nước đi lưu vong. Lúc này, Giới Tử Thôi là một người hiền sĩ, đi theo giúp đỡ sách lược và mưu kế. Trong lúc lưu vong, khi lương thực đã cạn kiệt nên Giới Tử Thôi đã lén cắt thịt ở đùi của mình để nấu ăn cho thái tử. Trùng Nhĩ sau ăn xong biết được nên vô cùng cảm kích.

Giới Tử Thôi phò trợ Trùng Nhĩ trong 19 năm, trải qua biết bao gian khổ khó khăn. Về sau, khi đã lấy được ngai vàng trở về và làm vua của nước Tấn, Tấn Văn Công đã phong thưởng cực kỳ nhiều cho những thần tử có công lao trong khi ông lưu vong, nhưng nhà vua khi ấy lại quên đi công lao ngày nào của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không hề dám có chút oán giận, chỉ nghĩ đó là điều phải làm của kẻ bề tôi nên đã im lặng, quyết định ở ẩn tại núi Điền Sơn cùng mẹ.

Sau đó, vào một ngày tháng ba, Vua Tấn nhớ ra Giới Tử Thôi nên đã lập tức cho người tìm kiếm. Do Giới Tử Thôi kiên quyết nhất định không chịu rời khỏi núi đi ra để nhận ban thưởng. Vì thế Tấn Văn Công đã ra lệnh phải đốt rừng nhầm ép buộc Giới Tử Thôi phải ra. Thế nhưng mẹ con Giới Tử Thôi đều bị chết cháy.

Nhà vua vô cùng xót thương, đã cho người xây miếu thờ, ra lệnh người dân phải kiêng việc đốt lửa trong ba ngày (mồng 3 đến mồng 5 tháng 3 âm lịch), chỉ được ăn thức ăn nguội để tưởng nhớ. Từ đó Tết bánh trôi bánh chay đã được ra đời.

3. Ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực

Ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực diễn ra hằng năm là để người dân Trung Quốc tưởng nhớ đến vị hiền sĩ Giới Tử Thôi. Tuy nhiên ở Việt Nam, ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực không phải tưởng nhớ Giới Tử Thôi, và cũng không kiêng việc đốt lửa. Các nhà làm bánh trôi nước, bánh chay trong Tết Hàn Thực để thể hiện ý nghĩa nhớ về nguồn cội, mang tính dân tộc cực kỳ sâu sắc. Có sự tích lưu truyền rằng, bánh trôi nước, bánh chay có nguồn gốc từ thời vua Hùng với các tục làm loại bánh thơm ngon này là để nhắc đến sự tích của mẹ Âu Cơ khi sinh ra trăm trứng.

Tết truyền thống Hàn Thực mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc

Tết truyền thống Hàn Thực mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc (Nguồn: vietnamnet.vn)

4. Món ăn Tết Hàn Thực

Bánh trôi và bánh chay là hai loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết truyền thống Hàn Thực. Ngoài ra ở một số nơi, người dân còn nấu thêm xôi hoặc chè. Tại những vùng ngoại ô thành phố Hà Nội và ở Hát Môn, người dân còn làm thêm bánh nhót để dâng Phật và thờ cúng.

Dù rằng bánh trôi và bánh chay là những loại bánh rất dễ làm tuy nhiên để làm được ra viên bánh tròn trịa, thơm ngon, người làm ra những viên bánh cũng phải rất cầu kỳ trong việc lựa chọn kỹ lưỡng nguyên liệu. Gạo nếp làm bánh phải chọn mua gạo nếp hoa vàng đúng chuẩn được pha với tỷ lệ 8 phần gạo nếp cùng với 1 phần là gạo tẻ.

Bánh này được làm kết hợp giữa bột gạo nhào nặn kỹ lưỡng với nước, bên trong là nhân làm bằng loại đường phên già. Làm nhân đường bánh trôi loại ngon nhất phải từ đường phên màu đỏ thắm, rắn và rất giòn, thơm mát.

Bánh trôi được viên thành những viên tròn nhỏ vừa miệng kèm với nhân là một viên đường phên vuông nhỏ. Sau đó thả vào nước sôi, khi bắt đầu nổi lên thì vớt bánh ra cho vào nước sôi để nguội. Cuối cùng là vớt bánh ra và rắc thêm vài hạt vừng xát vỏ rang thơm.

Cũng được làm với nguyên liệu là bột giống như bột bánh trôi tuy nhiên kích thước của bánh chay thường to hơn, do phần nhân làm từ đậu hạt xanh nấu trộn với dừa nạo sợi và đường. Để làm nên viên bánh chay thơm ngon, bạn nên chọn giống đậu tiêu với hạt rất nhỏ, thơm dùng để làm nhân.

Nấu bánh chay bằng nguyên liệu đậu xanh

Nấu bánh chay bằng nguyên liệu đậu xanh (Nguồn: nguyenkim.com)

Bánh chay sẽ được múc ra bát, khuấy cùng một chút bột sắn dây được ướp với hoa bưởi rưới lên hoặc có thể rắc một chút vừng, hoặc dừa hay đỗ xanh để trang trí và thơm hơn.

Bánh quả nhót được chế biến từ bột nếp giống như hai loại bánh trên nhưng không có nhân ở bên trong. Tùy từng khu vực và tập quán mà sau khi luộc chín, mà sẽ xào bánh qua với mật ong hoặc dính thêm đậu ở bên ngoài bánh.

Hiện nay, ngoài cách làm các loại bánh truyền thống, mọi người còn sáng tạo ra nhiều những biến thể khác nhau của bánh trôi như hình chân mèo, bánh với phần bột trộn cùng lá dứa tạo màu xanh trông rất đẹp mắt và ngon miệng. Còn bánh chay có phần nhân làm từ đậu xanh thì có thể thay thế bằng bí đỏ hay đậu đỏ,… Thay vì đậu xanh.

Món bánh chay cho ngày Tết truyền thống bánh trôi bánh chay

Món bánh chay cho ngày Tết truyền thống bánh trôi bánh chay (Nguồn: doisongvietnam.vn)

Ngày Tết Hàn Thực đã sắp đến rồi, bạn hãy nhanh học cách làm món bánh trôi, bánh chay hay bánh quả nhót để dâng lên bàn cúng. Nếu muốn mua dụng cụ để làm bánh nhiều kiểu dáng bắt bắt mắt, tiện dụng, hãy truy cập Adayroi để sở hữu với mức giá khuyến mãi và nhận nhiều ưu đãi.

11 những suy nghĩ trên “Khám phá ý nghĩa Tết Hàn Thực ở Việt Nam có gì khác so với Trung Quốc

  1. Sarcastic Wit nói:

    Ồ, vậy là chúng ta đang kỷ niệm ngày một vị trung thần bị vua giết chết bằng cách ăn bánh? Thật là một cách tuyệt vời để tôn vinh sự hy sinh của họ.

  2. Comic Relief nói:

    Tôi tự hỏi liệu có ai làm bánh trôi hình Giới Tử Thôi không? Điều đó sẽ rất hài hước!

  3. Cultural Explorer nói:

    Tôi rất muốn trải nghiệm Tết Hàn thực ở cả Việt Nam và Trung Quốc để có thể tự mình cảm nhận sự khác biệt giữa hai nền văn hóa. Tôi tin rằng mỗi trải nghiệm sẽ mang lại những hiểu biết quý giá về ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày lễ này trong mỗi quốc gia.

  4. Curious Mind nói:

    Thật thú vị khi thấy cách mỗi nền văn hóa kỷ niệm Tết Hàn thực theo những cách khác nhau. Mặc dù có những điểm tương đồng, như việc tổ chức các nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, nhưng những phong tục và truyền thống cụ thể lại phản ánh những câu chuyện lịch sử và niềm tin riêng của mỗi quốc gia. Điều này nhắc nhở chúng ta về sự đa dạng và phong phú của các nền văn hóa trên thế giới.

  5. Thoughtful Observer nói:

    Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải tôn trọng những truyền thống và phong tục khác nhau được thực hành trong các nền văn hóa khác nhau. Tết Hàn thực là một ví dụ tuyệt vời về cách các lễ hội có thể đoàn kết mọi người và giữ gìn di sản văn hóa.

  6. Skeptical Soul nói:

    Tôi không chắc lắm về câu chuyện về Giới Tử Thôi. Nghe có vẻ hơi hoang đường. Tôi nghĩ rằng Tết Hàn thực có thể chỉ là một lễ hội theo mùa, không có nhiều ý nghĩa lịch sử đằng sau.

  7. History Buff nói:

    Theo như bài viết thì Tết Hàn thực ở Việt Nam có nguồn gốc từ thời nào vậy?

  8. Spring Breeze nói:

    Tất cả các nền văn hóa đều có những ngày lễ độc đáo để kỷ niệm tổ tiên, truyền thống và niềm tin của họ. Tết Hàn thực là một lễ hội như thế, nó được tổ chức tại Việt Nam và Trung Quốc, nhưng mỗi quốc gia lại có những nét riêng biệt. Ở Việt Nam, Tết Hàn Thực là ngày tưởng nhớ các anh hùng dân tộc đã hy sinh để bảo vệ đất nước. Ngày này thường được tổ chức vào đầu tháng 4 dương lịch, gắn liền với phong tục làm bánh trôi, bánh chay và thả diều. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Tết Hàn Thực lại gắn liền với truyền thuyết về Giới Tử Thôi, một vị trung thần đã bị vua giết hại. Vào ngày này, người dân Trung Quốc thường ăn bánh thanh đoàn và tổ chức các hoạt động tưởng nhớ Giới Tử Thôi.

  9. Open-Minded Traveler nói:

    Tôi thích cách Tết Hàn thực kết hợp giữa việc tưởng nhớ quá khứ và ăn mừng hiện tại. Nó là một lời nhắc nhở rằng chúng ta không bao giờ nên quên nguồn gốc của mình, ngay cả khi chúng ta tiếp tục phát triển và tiến bộ.

  10. Concerned Citizen nói:

    Tôi lo ngại rằng việc tổ chức Tết Hàn thực có thể góp phần vào việc lãng phí thực phẩm. Chúng ta nên tìm cách kỷ niệm ngày lễ này một cách có ý nghĩa và bền vững hơn.

  11. Analytical Mind nói:

    Bài viết này nêu bật sự đa dạng của các truyền thống Tết Hàn thực trên khắp các nền văn hóa. Tuy nhiên, tôi muốn tìm hiểu thêm về những điểm tương đồng giữa các nền văn hóa này. Liệu có những chủ đề hoặc biểu tượng chung nào được tìm thấy trong các lễ kỷ niệm Tết Hàn thực ở các quốc gia khác nhau không?

Bình luận đã được đóng lại.