Phụ nữ có kinh nguyệt từ xưa đến nay Tuy vậy, hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome – PMS) được giới khoa học chú ý khá muộn. Năm 1931, nhà phân tâm học Karen Horney mô tả sự căng thẳng, khó chịu, trầm cảm và lo lắng gia tăng trong tuần trước khi có kinh nguyệt như một chứng bệnh.
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) bao gồm các triệu chứng như mệt mỏi, cảm thấy mất kiểm soát, cảm thấy vô dụng và tội lỗi, đau đầu, lo lắng, căng thẳng, đau nhức, khó chịu, thay đổi tâm trạng, tăng cân, thèm ăn, không hứng thú với các hoạt động thông thường, bị chuột rút, cảm thấy buồn hoặc trầm cảm, đau vú, khó ngủ và khó tập trung.
Hội chứng tiền kinh nguyệt khác với rối loạn rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD), hiếm gặp hơn (chỉ 3-5% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản gặp phải) và được liệt kê trong hướng dẫn chẩn đoán rối loạn tâm thần. Những người trải qua PMDD bị trầm cảm nặng thường đi kèm với ý nghĩ tự tử. Không giống như PMS có các triệu chứng tương ứng với khoảng thời gian hành kinh, tâm trạng chán nản trầm trọng của PMDĐ thường xuất hiện đột ngột.
PMDD là một dạng nặng của hội chứng tiền kinh nguyệt, biểu hiện thành các triệu chứng như trầm cảm nặng, tuyệt vọng, giận dữ, lo lắng, khó tập trung, tự trọng thấp… (Nguồn: cdn.upjourney.com)
Hormone sinh sản – estrogen, progesterone và testosterone – là những hormone có tác động mạnh mẽ đến não bộ. Chúng ảnh hưởng đến phần não chịu trách nhiệm cho suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của chúng ta. Số lượng của các hormone này dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy mối liên hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe tâm thần rất rõ ràng. Hiện nay, nhiều nhà khoa học đang tìm hiểu về lý do tại sao một số phụ nữ có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn những người khác.
Hóa chất não và PMS
Chưa có lý thuyết nào giải thích chính xác loại hormone kích hoạt các hóa chất cụ thể trong não hoặc tại sao chỉ một số phụ nữ trải qua PMDD hoặc PMS.
Tuy vậy, ở một nhóm phụ nữ, họ dễ bị thay đổi tâm trạng do những dao động nhỏ trong hormone sinh sản. Cụ thể, những thay đổi nhỏ về nồng độ estrogen và progesterone dẫn đến sự thay đổi trong hóa chất não trung tâm (GABA, serotonin và dopamine) sau đó ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi. Đồng thời, nhiều triệu chứng PMS vật lý như đau vú, đầy hơi, đau đầu và táo bón là tác động trực tiếp của hormone sinh sản. Vì vậy, cả tâm trí và cơ thể đều bị ảnh hưởng.
Estrogen dường như là một loại hormone “bảo vệ”, có thể cải thiện các triệu chứng loạn thần (như những bệnh thường gặp trong tâm thần phân liệt) cũng như trầm cảm. Estrogen ảnh hưởng trực tiếp đến các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dopamine để tạo ra những ảnh hưởng. Vì vậy, trầm cảm và các triệu chứng tâm thần khác ở phụ nữ có thể xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn khi estrogen thấp. Điều này xảy ra trong bốn đến bảy ngày trước khi có kinh nguyệt và trong thời kỳ chuyển sang mãn kinh.
Progesterone có thể có tác dụng ngược lại. Nhiều phụ nữ dùng thuốc tránh thai chỉ có progesterone hoặc kết hợp giữa progesterone và một số hoạt chất khác có thể bị trầm cảm.
Những triệu chứng nghiêm trọng hơn
Nghiên cứu gần đây cho thấy PMDD là kết quả của các chất hóa học thần kinh não phản ứng theo với những sự thay đổi bất thường của estrogen não, progesterone, testosterone và các hormone do tuyến yên tiết ra để xác định mức độ và biến động của các hormone sinh sản này.
Các nghiên cứu khác về nguyên nhân gây ra PMDD cho thấy rằng một sản phẩm phân hủy của progesterone được gọi là allopregnanolone (ALLO) – là một chất kích thích quan trọng của một thụ thể trên một phần của hệ thống GABA. Khi được kích thích, hệ thống GABA có thể làm giảm bớt lo lắng. Các loại thuốc Benzodiazepine như diazepam (Valium) kích thích hệ thống GABA và giúp làm dịu cơn kích động.
Theo cách này, ALLO hoạt động như một hormone “chống lo âu”. Cũng giống như estrogen, nồng độ progesterone (và mức độ chuyển hóa ALLO của nó) cũng thay đổi theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.
Phụ nữ bị PMDD thường bị kích động, lo lắng và trầm cảm trong giai đoạn tiền kinh nguyệt. Một lý thuyết mới hơn là hóa học não của họ không phản ứng bình thường với ALLO, vì vậy họ trở nên lo lắng. Điều này rất quan trọng để khám phá thêm và các loại thuốc mới có tác động đến ALLO đang được phát triển và thử nghiệm.
Giống như nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần chịu sự tương tác giữa các vấn đề tâm lý và xã hội cũng và các yếu tố nội tiết tố và thần kinh, PMDD rất phức tạp. Các phương pháp giáo dục cung cấp kiến thức, các mối quan hệ hỗ trợ, giảm thiểu căng thẳng trong công việc hoặc tăng cường sức khỏe thể chất có vẻ hữu ích, nhưng không giảm thiểu hoàn toàn PMDD. Nhìn chung, PMDD dường như được thúc đẩy về mặt sinh học.
Những phát hiện mới trong quá trình nghiên cứu rối loạn tiền kinh nguyệt (PDMM) mở ra nhiều hy vọng cho phụ nữ mắc phải hội chứng này (Nguồn: ssl.cf3.rackcdn.com)
Điều trị các chứng bệnh này như thế nào?
Hiểu được các kết nối giữa cơ thể và tâm trí trong cả PMS và PMDD là rất quan trọng để phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả cho phụ nữ bị trầm cảm nghiêm trọng và các vấn đề khác mỗi kỳ kinh nguyệt.
Các phương pháp điều trị cần xem xét tất cả các khía cạnh của cuộc sống của người phụ nữ bao gồm công việc, các mối quan hệ, chấn thương trong quá khứ, sức khỏe thể chất hiện tại và nhu cầu hàng ngày. Nhiều phụ nữ trải qua PMDD yêu cầu điều trị bằng hormone và các phương pháp khác như thuốc chống trầm cảm để giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ghi nhật ký về chu kỳ và tâm trạng của bản thân là một trong những phương pháp hữu ích cho phụ nữ mắc PMDD hoặc PMS. Thông qua hình thức này, họ có thể tĩnh tâm những quan sát sự kết nối hormone và tâm trạng bản thân. Điều quan trọng là phụ nữ bị PMS / PMDD nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế, những người sẽ hướng dẫn các phương pháp tư vấn và điều trị tâm lý cụ thể với họ.
Bài viết được dịch theo Why women get PMS and why some are more affected xuất bản ngày 19 tháng 11 năm 2022 trên trang medicalxpress.com.