Ngôi thai là gì, ý nghĩa, có những loại nào, các phương pháp sinh con

Chuyện sinh nở được ví như một lần đi vào cửa tử của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng có đầy đủ kiến thức để chủ động phòng tránh, ngăn mọi biến chứng. Vậy ngôi thai là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về ngôi thai như thế nào? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau.

1. Ý nghĩa của ngôi thai là gì?

Ngôi thai là gì? Ngôi thai dùng để chỉ phần trình diện được xem là thấp nhất của thai nhi nằm ngay dưới khung chậu mẹ bầu. Nó là phần ra đầu tiên khỏi cơ thể mẹ bầu. Tùy thuộc vào chuyển động của con mà ngôi thai sẽ ở vị trí khác nhau. Ngôi thai có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp sinh con của mẹ. Do đó, trong những ngày cuối trước khi sinh hoặc các tuần cuối thai kỳ, các mẹ bầu sẽ được khám và xác định ngôi thai kỹ lưỡng.

Ngôi thai là gì? Ý nghĩa của nó đối với mẹ bầu

Ngôi thai là gì? Ý nghĩa của nó đối với mẹ bầu (Nguồn: conlatatca.vn)

2. Có những kiểu ngôi thai nào? Phương pháp sinh con theo ngôi thai

2.1. Ngôi thai đầu

Ngôi thai đầu hay còn được gọi với cái tên ngôi thai thuận. Đây là tư thế mà đầu em bé nằm ở vị trí hướng ra âm hộ mẹ bầu, mông hướng vào ngực mẹ. Đây là vị trí ngôi thai được đánh giá là tương đối dễ dàng cho việc sinh nở cho mẹ bầu. Dựa trên mức độ ngửa hay cúi của đầu em bé, ngôi thai thuận chia làm 4 kiểu: ngôi chỏm, ngôi mặt, ngôi thóp trước, ngôi trán.

  • Ngôi chỏm là trường hợp thai nhi cúi ở vị trí tốt, các bác sĩ khám có thể sờ thấy thóp sau của thai nhi. Trường hợp này, mẹ bầu có thể được chỉ định sinh theo phương pháp tự nhiên.
  • Ngôi mặt là khi thai nhi nằm ở tư thế ngửa mặt hết cỡ, khi khám có thể sờ thấy cằm. Hầu như các trường hợp ngôi mặt đều được chỉ định sinh tự nhiên. Tuy nhiên, nếu cằm thai nhi hướng về lưng mẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu sinh mổ để đảm bảo an toàn.
  • Ngôi thóp trước là trường hợp thai nhi cúi không tốt, ngửa ra và khi khám thai trọn gói bác sĩ có thể sờ thấy được thóp trước của thai. Các bác sĩ sẽ yêu cầu sinh mổ đối với trường hợp ngôi thai này.
  • Ngôi trán là trường hợp thai nhi có mặt ngửa lưng chừng, khi khám bác sĩ sờ thấy cả mũi lẫn miệng của thai và không sờ được cằm. Trong trường hợp này, tương tự như ngôi thóp trước, thai phụ sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.

2.2. Ngôi thai mông

Khi tìm hiểu ngôi thai là gì, không thể bỏ qua ngôi thai mông hay còn gọi là ngôi thai ngược. Đây là trường hợp ngôi thai nằm ở vị trí nguy hiểm và được các bác sĩ đánh giá là khó sinh hơn hẳn so với ngôi thai thuận. Ngôi thai này là trường hợp thai nhi có đầu hướng vào phía ngực mẹ trong khi mông quay hướng ra khung chậu.

Khi sinh nở, thai nhi sẽ dễ dàng bị mắc lại, tiềm ẩn nguy hiểm cho cả mẹ và con nếu không chú ý. Do đó, các mẹ bầu lựa chọn thai sản trọn gói Vinmec lợi ích toàn diện luôn được các bác sĩ hết sức chú ý xem có phải trường hợp ngôi mông hay không.

Ngôi mông có 2 kiểu là ngôi mông đủ và ngôi mông thiếu. Ngôi mông đủ dùng để chỉ thai nhi có 2 chân và mông nằm ở vị trí trước eo trên. Khi sinh nở, thai nhi ở vị trí ngôi mông đủ sẽ cho phần mông ra trước. Thai nhi đùi gập và ngồi co gối. Trong trường hợp này, dựa trên sức khỏe của mẹ bầu cũng như khi chuyển dạ thai nhi xoay trở như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ hay sinh thường.

Ngôi mông thiếu gồm 3 trường hợp: kiểu đầu gối, kiểu bàn chân và kiểu mông. Kiểu mông là khi mông thai nhi khi chuyển dạ sẽ đi ra trước. Thai nhi duỗi thẳng chân. Đây cũng là trường hợp mẹ bầu vẫn có thể được chỉ định sinh thường. Kiểu đầu gối, kiểu bàn chân là trường hợp thai nhi sẽ cho chân ra trước. Đây là trường hợp các bác sĩ chắc chắn sẽ chỉ định sản phụ sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Khi thai nhi nằm ở ngôi mông, nếu có kèm theo các biểu hiện khác như sinh đôi, nặng trên 3kg, tử cung đã từng có vết mổ, vỡ ối… để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi, các bác sĩ sẽ tiến hành cho sản phụ sinh mổ.

Ngôi mông là ngôi thai như thế nào?

Ngôi mông là ngôi thai như thế nào? (Nguồn: hellobacsi.com)

2.3. Ngôi thai ngang 

Đây là trường hợp ngôi thai không hề nằm theo trục dọc như thông thường mà nằm ngang so với tử cung. Đầu, mông thai nhi nằm ngang nhau. Ngôi thai nằm ngang được đánh giá là bất thường. Sản phụ sẽ không thể đẻ tự nhiên trong trường hợp này. Do đó, để đảm bảo an toàn, các bác sĩ thường tiến hành cho mẹ bầu sinh mổ. Đối với trường hợp ngôi thai này, khi đủ tháng, mẹ nên chủ động lấy thai để tránh những biến chứng không mong muốn như sa tay, vỡ ối non, sa dây rau. Đăng ký gói sinh con và thai sản trọn gói an toàn, không đau để được các y bác sĩ hỗ trợ chu đáo trong từng giai đoạn thai kỳ, cho mẹ tròn con vuông.

2.4. Ngôi thai xiên

Tương tự như trường hợp ngôi ngang, ngôi thai xiên cũng là trường hợp ngôi thai bất thường, lưng thai nhi hướng về phía xương chậu. Khi khám, bác sĩ có thể sờ thấy một bên vai của thai nhi. Trường hợp ngôi thai nằm ở vị trí này, các sản phụ sẽ được chỉ định sinh mổ. Song song đó, mẹ cần chuẩn bị kỹ càng những điều cần thiết khi mang thai lần đầu được hướng dẫn chi tiết tại Blog Useful để có thể hạ sinh em bé an toàn và khỏe mạnh.

Ngôi thai ngang là gì? Mẹ phải lưu ý ra sao

Ngôi thai ngang là gì? Mẹ phải lưu ý ra sao (Nguồn: conlatatca.vn) 

Như vậy, nếu ngôi thai nằm ở vị trí không thuận lợi, các mẹ bầu cần hết sức bình tĩnh và thư giãn, giảm stress 3 tháng cuối mang thai để tránh vỡ ối non nguy hiểm cho em bé. Ngoài ra, các mẹ cũng cần đi khám và theo dõi sức khỏe thai sản định kỳ thường xuyên liên tục để phát hiện ra các tình huống xấu một cách kịp thời. Đối với các chị em mới mang thai lần đầu, đừng quá lo lắng. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp được kiến thức bổ ích về ngôi thai là gì cho quý bạn đọc.