Gai xương gót chân là một bệnh lý xương khớp ảnh hưởng khá nhiều tới quá trình vận động cũng như chất lượng cuộc sống. Loại bệnh này có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề này.
1. Gai xương gót chân là bệnh gì?
Bệnh gai xương gót chân hay còn có tên gọi là viêm cân mạc gan bàn chân, là một trong những bệnh cơ xương khớp thường gặp hiện nay. Đây là bệnh gây nên bởi tình trạng viêm một nhóm mô liên kết dày có vai trò hỗ trợ các cấu trúc phần gan bàn chân, từ đó gây ảnh hưởng đến gót chân. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này, vì vậy người bệnh nên tới các cơ sở y tế thăm khám cẩn thận để xác định được nguyên nhân và tình trạng bệnh một cách rõ ràng hơn.
Tình trạng gai xương vùng gót chân gây đau nhức cho người bệnh (Nguồn: alobacsi.vn)
2. Dấu hiệu bị gai xương gót chân
Người bị bệnh gai xương ở gót chân thường có triệu chứng đau nhức phần gót hay nhói buốt phần gan bàn chân do gai xương tác động vào tổ chức phần mềm dưới da. Đặc biệt, các cơn đau sẽ tăng dần khi vận động hay đi lại. Tuy nhiên, ở những người bị viêm mô đệm xung quanh thì sẽ xuất hiện tình trạng đau ngay cả khi nghỉ ngơi.
Các cơn đau sẽ nghiêm trọng nhất vào lúc buổi sáng mới thức dậy, khi đi trên bề mặt cứng hay mang vác vật nặng. Thông qua các hình ảnh chụp X-quang bàn chân có thể thấy được hình gai xương mọc ra ở phần xương gót chân.
3. Tại sao bị gai xương ở gót chân?
Bệnh gai xương gót chân hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và đôi khi cũng không rõ ràng, nhất là đối với người già. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh xương khớp này mà bạn nên tham khảo:
- Ít vận động hoặc thường xuyên tác động lên một bàn chân trong thời gian dài với các hoạt động như đi bộ, chạy hoặc đứng,….
- Thường xuyên mang giày cao gót không có hoặc ít lót đệm
- Do trọng lượng cơ thể quá lớn, thừa cân, béo phì tạo nên áp lực cho phần gan bàn chân.
- Bị căng gan bàn chân một cách đột ngột khi đi nhón chân hoặc bước cầu thang.
- Do ảnh hưởng của một số bệnh lý xương khớp như căng gân Achilles, gây ảnh hưởng đến mắt cá nhân và gan bàn chân.
Để biết được tại sao đau gót chân, nguyên nhân nào gây nên tình trạng bệnh, bạn nên thực hiện các dịch vụ thăm khám xương khớp chuyên biệt, từ đó có được phương hướng điều trị phù hợp nhất.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh viêm cân mạc gan bàn chân (Nguồn: xuongkhopscc.com)
4. Bệnh gai gót chân có nguy hiểm không?
Cũng có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc về vấn đề này. Và theo như ý kiến của nhiều chuyên gia y tế cho rằng thực ra bệnh gai xương gót chân không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống thường ngày. Khi tình trạng bệnh nghiêm trọng, người bệnh sẽ rất khó khăn trong đi lại, thậm chí là không thể đi được. Ngoài ra, người bệnh còn dễ đối mặt với các tình trạng bệnh như viêm nhiễm xương, u xương gót, áp xe phần mềm, gai khớp gối hay gãy xương,….
5. Bệnh gai gót chân có chữa được không?
5.1. Điều trị gai xương ở gót chân bằng tây y
Đây được coi là phương pháp điều trị bệnh nhanh gọn và mang đến hiệu quả nhanh cho người bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh để bác sĩ lựa chọn cho bệnh nhân dùng thuốc, phẫu thuật hay áp dụng vật lý trị liệu. Người bệnh có thể tham khảo để nhận được sư tư vấn của bác sĩ về những cách điều trị bệnh xương khớp hiệu quả nhất.
5.1.1. Sử dụng thuốc
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị căn bệnh xương khớp này. Có thể kể đến một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc tiêm, các loại vitamin,… Người bệnh nên thăm khám và điều trị bệnh theo đơn thuốc được chỉ định của bác sĩ để có được hiệu quả cao nhất.
Điều trị bệnh bằng các loại thuốc Tây y (Nguồn: daucovaigay.vn)
5.1.2. Dùng phương pháp vật lý trị liệu
Việc áp dụng các gói vật lý trị liệu với nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp được coi là phương pháp điều trị bệnh khá phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ chú trọng đến các kỹ thuật kéo giãn, tác động qua nhiệt, điện,… để từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh. Một số kỹ thuật vật lý trị liệu điều trị bệnh xương gai gót chân như: nhiệt lạnh, nhiệt nóng, hồng ngoại, sóng ngắn trị liệu, kỹ thuật mô mềm,…
5.1.3. Phẫu thuật gai xương gót chân
Đối với một số trường hợp bệnh nhân bị đau nhiều, đau kéo dài hoặc phần chân có nguy cơ bị biến dạng ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể,… bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật sẽ trực tiếp loại bỏ gai xương để người bệnh có thể đi lại dễ dàng hơn. Hai phương pháp phẫu thuật phổ biến là phẫu thuật cắt bỏ gai xương và mổ nội soi cắt gai, đốt viêm mô.
5.2. Chữa gai xương gót chân bằng đông y
So với phương pháp trên, chữa gai xương vùng gót chân bằng Đông y được đánh giá là tiết kiệm, an toàn nhưng hiệu quả đạt được sẽ lâu hơn.
5.2.1. Dùng bài thuốc đông y
Có rất nhiều bài thuốc Đông y mà người bệnh có thể tham khảo như thuốc ngâm chân, đắp chân,… được tạo nên từ các nguyên liệu thảo dược an toàn. Các bài thuốc này cần thực hiện đều đặn mỗi ngày để có được hiệu quả.
5.2.2. Châm cứu
Châm cứu là phương pháp giúp cải thiện tình trạng khí huyết, giảm các cơn đau xương khớp khá hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo và tìm hiểu những địa chỉ cũng như thầy thuốc có kinh nghiệm về châm cứu, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.
5.2.3. Bấm huyệt
Đối với phương pháp bấm huyệt, người bệnh sẽ cảm nhận được sự thoải mái và các cơn đau sẽ suy giảm nhanh chóng, ngay sau khi bấm huyệt. Kiên trì áp dụng kết hợp với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thì bệnh sẽ mau chóng thuyên giảm.
Chữa đau gót chân do gai xương từ các bài thuốc Đông y (Nguồn: thuocngamchan.net)
6. Gai gót chân có nên đi bộ không?
Đối với bệnh nhân bị gai xương gót chân, việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Theo nghiên cứu, khi di chuyển, vận động, khối lượng mà gót chân phải gánh sẽ gấp 20 lần trọng lượng cơ thể. Chính vì vậy để các cơn đau thuyên giảm và tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn, người bệnh nên hạn chế đi bộ, chỉ vận động và di chuyển nhẹ nhàng để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.
7. Lưu ý dành cho người bị gai xương ở gót chân
Ngoài việc thực hiện các thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ, đặc biệt là khám chuyên khoa xương khớp, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cũng nên chú ý một vài vấn đề sau để tình trạng bệnh được cải thiện một cách tốt hơn.
- Lựa chọn các loại giày đế mềm mại, êm ái, vừa chân, không sử dụng các đôi giày quá chật, dễ gây chèn ép và áp lực cho chân.
- Thường xuyên massage vùng bàn chân kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu trị đau nhức cơ xương khớp để đôi chân được dẻo dai, linh hoạt.
- Khi điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, sẽ cần đến sự can thiệp của máy móc và có xâm lấn. Vậy nên người bệnh nên lựa chọn một cơ sở y tế chất lượng, uy tín có chuyên khoa xương khớp để quá trình phẫu thuật thành công nhất.
Lựa chọn giày đế mềm để chân được thoải mái hơn (Nguồn: visuckhoeviet.net)
Có thể thấy, bệnh gai xương gót chân là bệnh không khá nguy hiểm và có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Hãy lưu ý những thông tin trên đây để việc điều trị diễn ra tốt nhất cũng như cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả.