ACEs là gì? Mối liên hệ với các vấn đề tâm lý và ảnh hưởng nguy hại

ACEs” viết tắt của cụm từ Adverse Childhood Experiences – những bất hạnh từ thuở nhỏ, bắt nguồn từ nghiên cứu mang tính đột phá được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật và Tổ chức chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente tại California vào năm 1995.ACE là gì?

ACE là gì?

Ảnh hưởng của ace như thế nào

Ảnh hưởng của ace như thế nào?

Hệ thống phản ứng căng thẳng ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ,  hệ thống đề kháng, hệ thống điều khiển trao đổi chất và hệ tuần hoàn của trẻ

Chúng ta có thể làm giảm những tác động của ACE 

1. ACEs là gì?

“ACEs” viết tắt của cụm từ Adverse Childhood Experiences – những bất hạnh từ thuở nhỏ, bắt nguồn từ nghiên cứu mang tính đột phá được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật và Tổ chức chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente tại California vào năm 1995. Trong nghiên cứu này, cụm từ “ACEs” được dùng để chỉ ba hình thái đặc biệt của những bất hạnh mà trẻ gặp phải trong cuộc sống gia đình – các hình thức lạm dụng về thể xác và tinh thần như bị bỏ mặc, bạo lực gia đình. Kết quả mấu chốt được rút ra từ những nghiên cứu sử dụng đến dữ liệu ACEs ban đầu cho hay:

(1) ACEs khá phổ biến, đặc biệt là trong tầng lớp trung lưu: hơn 2/3 dân số nói rằng đã từng gặp phải một ACE, và gần ¼ dân số gặp phải ACEs từ ba lần trở lên.

(2) Có sự tương đồng rõ ràng giữa việc trải qua càng nhiều ACEs trong quá khứ thì nguy cơ gặp phải những trắc trở trong cuộc sống về sau càng cao, ví dụ như rủi ro mắc phải các chứng bệnh tiểu đường, bệnh tim, béo phì, trầm cảm, nghiện thuốc lá, giảm sút kết quả học tập, thất nghiệp, chết sớm,…

Hệ thống phản ứng căng thẳng ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ,  hệ thống đề kháng, hệ thống điều khiển trao đổi chất và hệ tuần hoàn của trẻ

Hệ thống phản ứng căng thẳng ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ,  hệ thống đề kháng, hệ thống điều khiển trao đổi chất và hệ tuần hoàn của trẻ (Nguồn: drmohammadpoor.com)

2. ACEs liên hệ với tình trạng căng thẳng gây nguy hại như thế nào?

Các nghiên cứu về ACEs cho thấy có mối liên hệ giữa những bất hạnh từ thuở nhỏ và sự tồi tệ trong cuộc sống về sau. Tình trạng căng thẳng gây nguy hại giải thích việc làm thế nào ACEs khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và kích hoạt những phản ứng sinh học dẫn đến những sự tồi tệ đó.

Vào đầu những năm 2000, Hội đồng Khoa học Quốc gia về Phát triển Trẻ em đưa ra thuật ngữ “tình trạng căng thẳng gây nguy hại” để miêu tả những hiểu biết mang tính khoa học và chuyên sâu về ảnh hưởng từ sự hoạt động quá mức của hệ thống phản ứng căng thẳng lên sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ, cũng như ảnh hưởng lên hệ thống đề kháng, hệ thống điều khiển trao đổi chất và hệ tuần hoàn.

Khi diễn ra trong thời gian dài – và đặc biệt là không có sự hỗ trợ từ phía người lớn để giảm thiểu tác động – trải nghiệm này sẽ kích hoạt, làm trầm trọng và kéo dài hoạt động của hệ thống phản ứng căng thẳng, khiến cơ thể dần dần bị tàn phá, giống như việc khởi động lại động cơ ô tô sau nhiều ngày, nhiều tuần không sử dụng.

Quan trọng hơn, Hiệp hội cũng mở rộng định nghĩa cho những bất hạnh vượt ngoài phạm trù vốn là trọng tâm của nghiên cứu ACEs ban đầu, nhằm bao hàm cả những nguyên nhân mang tính hệ thống và cộng đồng như bạo lực trong cộng đồng, phân biệt chủng tộc, nghèo đói.

Nguyên do bởi phản ứng tình trạng căng thẳng của cơ thể không thể phân biệt được giữa những mối đe dọa từ bên trong và từ bên ngoài gia đình, mà chỉ nhận biết khi nào có nguy hiểm, và cần được cảnh báo.

3. Tổn thương là gì, mối quan hệ với ACEs và tình trạng căng thẳng gây nguy hại?

Trong khi có rất nhiều định nghĩa về tổn thương, ví dụ như trong tâm lý học, tổn thương có nghĩa là trải qua những bất hạnh tồi tệ hay sự phản ứng mang tính tình cảm và tâm lý chống lại những bất hạnh đó.

Chăm sóc, thấu hiểu những tổn thương là loại hình dịch vụ thực hiện điều trị các vấn đề trong hành vi do ACEs, hoặc các bất hạnh tồi tệ khác gây ra, trái ngược lại với các phương pháp giải quyết mang tính hời hợt, hay sử dụng đến trừng phạt.

Chăm sóc, thấu hiểu tổn thương là cách điều trị các vấn đề do ACEs gây ra

Chăm sóc, thấu hiểu tổn thương là cách điều trị các vấn đề do ACEs gây ra (Nguồn: nwlc.org)

4. Làm thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng của ACEs?

Dù đã trải qua những bất hạnh tồi tệ (hoặc nhiều hơn), bạn vẫn có thể vượt qua những tổn thương trong quá khứ. Nhờ vào hệ thống phản ứng tiềm ẩn chống lại ACEs và những tổn hại có thể xảy đến mà con người có thể phục hồi lại các chấn thương do tình trạng căng thẳng gây nguy hại tạo thành.

– Phương pháp sau cùng, chuyên sâu nhất của hệ thống là thực hiện biện pháp can thiệp trị liệu, điều trị tâm lý chuyên sâu bao gồm điều trị nội trú cho đến các bài tập định kỳ chuyên về sức khỏe tâm thần, được thiết kế để khôi phục lại những tổn thương nghiêm trọng.

– Chăm sóc, thấu hiểu những tổn thương ít chuyên sâu hơn lại ảnh hưởng đến cách mà những người tham gia điều trị trong các lĩnh vực như công tác xã hội, y tế, giáo dục, làm việc với những người trải qua tình trạng căng thẳng gây nguy hại; đồng thời phản ánh những hiểu biết về các tổn thương đã xảy ra, và cần được cân nhắc đến.

Ngoài ra còn có nhiều biện pháp ít chuyên sâu hơn giúp mỗi người có thể giảm thiểu tác động từ tình trạng căng thẳng – từ ngồi thiền, các bài tập hít thở, cho đến tập thể dục hay hỗ trợ xã hội, cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách tiếp xúc với thiên nhiên.

– Sàng lọc ACEs dựa trên tham chiếu là một cách tiếp cận đang dần trở nên phổ biến. Trong đó, các cá nhân được chấm theo thang điểm ACEs dựa trên bảng khảo sát ngắn về tiền sử đối mặt với ACEs. Phương pháp này có thể tính được mức độ rủi ro mang tính chung nhất về xác suất xảy ra trên quy mô dân số, nhưng không thể dự báo chính xác xác suất xảy đến của mỗi cá nhân.

Nói cách khác, điểm ACEs cao là công cụ sàng lọc ban đầu để xác định những đối tượng có thể tham gia dịch vụ điều trị, nhưng nó không chỉ rõ nguy cơ cụ thể là bao nhiêu, và cần phải làm những gì.

– Cách tiếp cận ACEs lý tưởng là để trẻ không cần phải sử dụng đến mọi loại hình dịch vụ điều trị: bằng cách giải quyết các tác nhân gây ra tình trạng căng thẳng trong cuộc sống, nắm bắt nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần trẻ em từ môi trường sống, như do không thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản về thực phẩm, nhà ở, tã lót, hay là từ những nguyên nhân mang tính nghiêm trọng hơn như lạm dụng thuốc, bệnh tâm thần, bạo lực, tình trạng tội phạm trong cộng đồng, phân biệt chủng tộc, nghèo đói. Sự hỗ trợ từ phía các bậc làm cha, làm mẹ, hoặc người chăm sóc cũng giúp trẻ giảm thiểu các tác động từ tình trạng căng thẳng, đồng thời bản thân trẻ và người lớn có thể xây dựng được những kỹ năng sống cần thiết ví dụ như thiết lập kế hoạch, tập trung, tự giám sát để làm tăng khả năng phục hồi. Ba nguyên tắc cơ bản giảm căng thẳng, xây dựng mối quan hệ tương hỗ, cải thiện các kỹ năng sống là cách điều trị tốt nhất trong ngăn chặn những ảnh hưởng từ ACEs.

Bài viết dịch theo ACEs and Toxic Stress_ Frequently Asked Questions được xuất bản trên Developingchild.harvard.edu.