9 kinh nghiệm lưu trữ máu cuống rốn từ 1-17 năm hiệu quả, tiết kiệm

Máu cuống rốn chứa rất nhiều tế bào gốc có khả năng chữa trị những loại bệnh nguy hiểm. Hãy tìm hiểu kinh nghiệm lưu trữ máu cuống rốn qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

1. Xác định nhu cầu lưu trữ máu cuống rốn trước thai kỳ

Máu cuống rốn có chứa rất nhiều các loại tế bào gốc khác nhau, điều này sẽ giúp chữa trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Lưu trữ máu cuống rốn mang lại nhiều lợi ích điều trị bệnh tuyệt vời, đây chính là một ý tưởng tốt cho các gia đình có di truyền bị ung thư, bạch cầu, thalassemia, bệnh hồng cầu hình liềm, và một số loại bệnh khác… Không chỉ sử dụng được cho người được lấy máu mà các tế bào này còn có thể áp dụng cấy ghép cho các thành viên cùng huyết thống thống trong gia đình.

Việc lưu trữ máu từ cuống rốn cần cân nhắc về thời gian lưu trữ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nên thực hiện đối với các bé chào đời đủ tháng, ít nhất là 36 tuần tuổi và đạt được mức cân nặng tối thiểu là 2.5kg. Sau khi lấy mẫu máu, trẻ nhỏ cần được tiếp tục theo dõi trong khoảng thời gian 6 tháng liên tục để đưa ra quyết định xem liệu các tế bào đó có thể sử dụng được hay không.

Một trong những kinh nghiệm lưu trữ máu cuống rốn mà bố mẹ không nên bỏ qua đó chính là lên kế hoạch cụ thể. Nếu có nhu cầu thì mẹ nên thực hiện khám thai sản thường xuyên, đều đặn để kiểm tra máu xem có vấn đề gì không trước khi mang thai hoặc  Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm hiểu trước các cơ sở lưu trữ máu uy tín, chất lượng, trình tự và thủ tục cần làm bao gồm những gì…

Để lưu trữ máu, bạn có thể tìm đến các ngân hàng máu tư nhân hoặc quyên góp cho một ngân hàng công. Hầu hết các ngân hàng lưu trữ tư nhân hiện nay đều có tính cước phí trong khi đó nếu hiến cho ngân hàng công thì máu đó có thể được sử dụng cho bất kỳ ai cần đến hoặc dùng với mục đích nghiên cứu. Ngân hàng lưu trữ công không tính phí với người gửi.

Nhu cầu sử dụng máu cuống rốn

Nhu cầu sử dụng máu cuống rốn (Nguồn: noitoisong.com)

2. Ai nên và không nên lấy máu cuống rốn

2.1. Ai nên lấy máu cuống rốn

Bởi vì không ai có thể biết trước được trong tương lai chúng ta có thể mắc phải những bệnh gì, vì vậy lưu trữ máu lấy từ cuống rốn là biện pháp bảo hiểm sinh học tốt nhất cho bé của mình. Những người nên lấy máu cuống rốn là bất kỳ ai có nhu cầu, các cặp vợ chồng đã có tiền sử bị bệnh hoặc có di truyền một số bệnh lý nguy hiểm đã từng được điều trị bằng máu cuống rốn. Các bé sinh đủ tháng, đủ cân, không có vấn đề gì về sức khỏe.

2.2. Ai không đủ điều kiện lấy máu cuống rốn

Để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tốt nhất cho bé sau này thì các mẹ cần đảm bảo bản thân không bị tiểu đường, cao huyết áp, ung thư. Bên cạnh đó, lúc sinh em bé, mẹ không bị ốm sốt… thì mới đủ điều kiện để thực hiện lưu trữ máu từ cuống rốn có tác dụng điều trị các bệnh tốt hơn.

3. Tỷ lệ điều trị bằng máu cuống rốn là bao nhiêu?

Hầu hết các ca ghép tế bào tương thích từ người khác có tỷ lệ thành công đạt 70%. Sau đó họ có thể tái hòa nhập cuộc sống một cách bình thường. Tuy nhiên 30% còn lại có thể dẫn đến tử vong do những biến chứng không mong muốn sau khi ghép. Tuy nhiên tỷ lệ điều trị bằng tế bào máu lấy từ bộ phận cuống rốn lại được đánh giá rất cao, tỷ lệ thành công đạt 95%.

4. Trước khi lấy máu cuống rốn cần làm gì?

Để đảm bảo được máu cuống rốn sau khi lấy có thể sử dụng, lưu trữ được thì trước đó bạn cần phải tiến hành một thủ tục. Một số bước mà bạn cần phải thực hiện bao gồm: Xét nghiệm máu; Kiểm tra sức khỏe; Tư vấn từ bác sĩ; Tham khảo chi phí; Lựa chọn bệnh viện

Trước khi lấy máu cuống rốn cho bé cần thực hiện theo các hướng dẫn

Trước khi lấy máu cuống rốn cho bé cần thực hiện theo các hướng dẫn (Nguồn:  baomoi.com)

5. Nên chọn ngân hàng lưu trữ máu cuống rốn nào tốt nhất

Để các tế bào được lưu trữ có chất lượng đảm bảo nhất thì bạn nên chọn ngân hàng lưu trữ máu uy tín. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng bao gồm: Danh tiếng, kiểm định, công nghệ, chất lượng dịch vụ nhanh chóng đơn giản. Tại Việt Nam hiện nay đang có 7 bệnh viện đủ điều kiện lưu trữ máu lấy ra cuống rốn mà bạn có thể lựa chọn. Trong số đó bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec được review tốt từ nhiều khách hàng đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn nhất.

6. Thủ tục lưu trữ máu cuống rốn cần những gì

Tế bào gốc máu của cuống rốn là của để dành tương lai. Thủ tục lưu trữ máu cũng không quá phức tạp. Khi các thai phụ đã được 30 tuần tuổi thì có thể tiến hành đăng ký để được tư vấn hoàn thành hồ sơ. Để hoàn thành thủ tục đăng ký, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; Phiếu siêu âm thai gần nhất; Sổ khám thai; Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nhóm máu ABO/Rh (nếu có); Phiếu cung cấp thông tin thời gian và bệnh viện dự sinh.

Bên cạnh đó thai phụ sẽ cần phải thực hiện một số xét nghiệm tại bệnh viện mà bạn đã đăng ký. Sau khi có kết quả đánh giá, bạn sẽ được yêu cầu ký kết hợp đồng để thực hiện việc lưu trữ máu này.

Thủ tục lưu trữ máu từ cuống rốn

Thủ tục lưu trữ máu từ cuống rốn (Nguồn: thanhnien.vn)

7. Tham khảo chi phí lấy máu cuống rốn là bao nhiêu

Có rất nhiều gói dịch vụ lưu trữ mà khách hàng có thể lựa chọn. Bạn có thể sử dụng gói 1 năm;  5 năm; 10 năm; 17 năm… Tuỳ thuộc theo nhu cầu của từng người mà có những lựa chọn phù hợp. Mức phí lưu trữ trung bình tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec cho gói lưu trữ cuống rốn 17 năm đang dao động vào khoảng từ 55 – 110 triệu đồng. Gói phí này đã bao gồm chi phí: thu thập, xử lý, xét nghiệm, lưu trữ, vận chuyển,…

Quy trình lưu trữ máu từ cuống rốn

Quy trình lưu trữ máu từ cuống rốn (Nguồn: phunuvietnam.vn)

8. Quy trình lấy máu cuống rốn như thế nào

Có không ít các mẹ chưa có kinh nghiệm lưu trữ máu cuống rốn thường thắc mắc về quy trình thực hiện như thế nào. Một số bước chính khi thực hiện việc này bao gồm: Tìm hiểu về dịch vụ máu cuống rốn; Thu thập thông tin; Ký hợp đồng lưu trữ máu; Thu thập máu cuống rốn; Vận chuyển máu lấy từ cuống rốn đến ngân hàng máu; Xét nghiệm và xử lý máu cuống rốn; Lưu trữ mẫu máu cuống rốn đảm bảo và quản lý hồ sơ; Rã đông nếu có nhu cầu sử dụng….

9. Có các phương pháp lấy máu cuống rốn nào

Hiện nay đang có 2 phương pháp chính được áp dụng để lấy máu cuống rốn. Phương pháp đầu tiên được áp dụng đó là khi bánh nhau chưa xổ hết ra khỏi tử cung, máu sẽ được lấy luôn từ dây rốn. Phương pháp thứ 2 áp dụng khi bánh nhau đã xổ, bác sĩ sẽ tiến hành treo bánh nhau lên và lấy máu. Quy trình này chỉ được phép thực hiện trong khoảng 10 phút. Nếu không máu sẽ bị đông và không sử dụng được nữa.

Những phương pháp nào được áp dụng để lấy lưu trữ máu của cuống rốn

Những phương pháp nào được áp dụng để lấy lưu trữ máu của cuống rốn (Nguồn: odautot.com)

Hiện nay ở Việt Nam có 7 bệnh viện có thể giúp bạn thực hiện việc lưu trữ máu lấy từ cuống rốn. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng tốt nhất bạn nên chọn dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn MCR tại Vinmec. Công nghệ lưu trữ được đánh giá là tốt nhất hiện nay. Quy trình lưu trữ khép kín theo đúng tiêu chuẩn và thủ tục nhanh chóng, thuận tiện… vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng mà hệ thống bệnh viện quốc tế Vinmec mang đến.

Bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc tìm hiểu một số kinh nghiệm lưu trữ máu cuống rốn để áp dụng khi cần thiết. Hy vọng bạn đã có những phút giây bổ tích cùng các thông tin được Blog Useful tổng hợp ở bài viết trên đây. Click mua gói lưu trữ cuống rốn vì sức khỏe của bé, gia đình bạn với ưu đãi hấp dẫn tại Useful nhé.