Cách thức điều trị giảm thiểu tình trạng căng thẳng ở trẻ nhỏ

Các nghiên cứu về tình trạng căng thẳng gây nguy hại ACEs cho thấy có mối liên hệ giữa những bất hạnh từ thuở nhỏ và sự tồi tệ trong cuộc sống về sau.

Sàng lọc: Xác định các trẻ có nguy cơ cao

Sàng lọc các trẻ có nguy cơ lâm vào tình trạng căng thẳng ở mức nguy hại là vô cùng phức tạp, trên cả phương diện khoa học, lô-gíc, và tài chính. Tuy nhiên, điều này vẫn buộc phải được thực hiện – bác sĩ Carol Cohen, Thành viên AAP, Giám đốc Nhi khoa về phát triển hành vi, Trường Đại học Y Yale, cho biết.

“Khoa học rất hấp dẫn, nhưng cũng rất rõ ràng.” Weitzman nói. “Vì thế cần có sự kết nối với những điều mà chúng ta đã biết, và những điều mà chúng ta phải làm.”

căng thẳng thường gặp và cách để khắc phục

Weitzman cùng các đồng sự đã phác thảo một kế hoạch chi tiết để xây dựng sự kết nối đó. Họ đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp các bác sĩ nhi khoa biết cách để đo lường một cách chuẩn mực trong xác định các yếu tố gia đình và cộng động khiến trẻ có nguy cơ cao lâm vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng, ví dụ như trầm cảm ở người mẹ, bạo lực gia đình, bạo lực trong cộng đồng, khan hiếm thực phẩm…

Trẻ cũng được sàng lọc theo các dấu hiệu về sự sai lệch trong cảm xúc và nhận thức xã hội, ví dụ như kích động hành vi, hay xa lánh cộng đồng,… khi các bác sĩ nhi khoa kiểm tra sự trì trệ trong phát triển ở trẻ, chẳng hạn như sự yếu kém trong khả năng nói và khả năng vận động. Bác sĩ nhi khoa cũng có thể yêu cầu các bậc phụ huynh hoàn thành bảng câu hỏi theo từng mục, như sử dụng đồ uống có cồn, hay trẻ không được đáp ứng đủ về nhu cầu thực phẩm.

Để thực hiện những thay đổi này, Weitzman cho biết, hệ thống bác sĩ nhi khoa cần được thay đổi một cách toàn diện, bao gồm từ việc cải thiện hệ thống đào tạo, thanh toán, cho đến đưa ra các lựa chọn trong phương pháp điều trị, và chăm sóc kết hợp.

Điều trị: Trị liệu các tổn thương do tình trạng căng thẳng nghiêm trọng tạo ra

Thực hiện những biện pháp can thiệp sớm nhằm xác định rõ nguyên nhân gây ra các vấn đề ở trẻ, đồng thời bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương do tình trạng căng thẳng nghiêm trọng là vô cùng quan trọng để đạt được kết quả điều trị tốt – bác sĩ Mary Margaret Gleason, Trường Đại học Y Tulane, Thành viên AAP, bác sĩ Nhi khoa và bác sĩ Tâm thần trẻ em, cho biết. Bà cùng các cộng sự hiện đang thực hiện nghiên cứu về các khuyến nghị của AAP trong việc đưa ra các lựa chọn điều trị và chăm sóc kết hợp.

May mắn thay, bác sĩ Gleason bổ sung, đã có bằng chứng chỉ ra rằng một số phương pháp trị liệu có thể áp dụng được. Ví dụ như, kết quả từ Liệu pháp Tương tác giữa Cha mẹ và Con cái cho thấy đã có sự sụt giảm về các hành vi gây rối ở trẻ, các bậc phụ huynh cải thiện được những kỹ năng ứng xử cũng như tương tác tốt hơn với con cái của mình. Một phương pháp khác, phương pháp Tâm lý trị liệu dành cho Cha mẹ-Con cái, cũng cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc điều trị các trẻ đã phải trải qua chấn thương tâm lý, như bị ngược đãi, lạm dụng tình dục, người thân qua đời.

Tuy vậy, nhiều gia đình lại gặp phải khó khăn trong việc điều trị, một phần là bởi có quá ít các chuyên gia được đào tạo để thực hiện liệu pháp dựa trên bằng chứng dành cho trẻ nhỏ. Một số gia đình còn phải đối mặt với rào cản khác như: chi phí, đi lại, tạm dừng công việc để tham gia điều trị cho trẻ, hay phải thực hiện những hành động cực kỳ khó về mặt cảm xúc. “Chúng tôi có những bằng chứng rõ ràng rằng các biện pháp can thiệp mà chúng tôi thực hiện đạt được hiệu quả cao,” Bác sĩ Gleason nói, “tuy nhiên, phần lớn trẻ mắc bệnh lại không thể tiếp cận được những biện pháp này.”

Khi thực hiện các phương pháp điều trị khác nhau, việc chăm sóc kết hợp được chuyển đến tay các bác sĩ nhi khoa chăm sóc chính. Họ sẽ giới thiệu các đơn vị cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần, lên kế hoạch các buổi gặp mặt và cùng tham dự, đồng thời thực hiện hỗ trợ để duy trì việc chăm sóc. Sau cùng, các bác sĩ trưởng khoa nhi phải đảm bảo rằng trẻ có thể hòa nhập thực sự cả về cảm xúc, thái độ, cũng như nhận thức xã hội, từ đó có được cảm giác hạnh phúc khi được sống cùng với gia đình.

“Tôi mong rằng việc nghiên cứu cơ chế hoạt động và các vấn đề về cảm xúc, hành vi ở trẻ nhỏ sẽ trở thành phần cốt lõi trong hệ thống chăm sóc nhi khoa thường xuyên. Đồng thời, nó sẽ được nhìn nhận mức độ quan trọng ngang ngửa so với các bài kiểm tra thể chất, là yếu tố nội bộ cấu thành nên hệ thống chăm sóc nhi khoa,” bác sĩ Weitzman nhận xét. “Đây chính là phương hướng giúp chúng tôi có thể xây dựng một hình thái mới trong hệ thống nhi khoa. Tuy điều này diễn ra khá chậm, nhưng lại vô cùng thú vị.”

Tác giả bài viết: Carol Gerwin, phóng viên tự do, và biên tập viên chuyên về mảng giáo dục và phát triển trẻ em, hiện sinh sống tại Newton, Mass.

Bài viết dịch theo Listening to a Baby’s Brain_ Changing the Pediatric Checkup to Reduce Toxic Stress  được xuất bản trên Developingchild.harvard.edu