1. Nguyên nhân gây đột quỵ
1.1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
1.1.1. Đột quỵ huyết khối
Huyết khối hay còn gọi là cục máu đông là quá trình máu tập trung đến những mạch máu rách và giúp ngừng chảy máu khi cơ thể bị thương. Đột quỵ huyết khối dễ xảy ra với người bị huyết áp cao và béo phì.
1.1.2. Đột quỵ tim
Nguyên nhân gây đột quỵ liên quan đến các bệnh lý tim mạch khá phổ biến. Đột quỵ tim thường đi kèm những triệu chứng dễ thấy là đau tức ngực dữ dội, mắt hoa, đi loạng choạng và mất thăng bằng.
Dấu hiệu của bệnh đột quỵ là gì? (Nguồn: genvita.vn)
1.2. Đột quỵ xuất huyết (Xuất huyết não)
Đột quỵ do xuất huyết não chiếm đến 85% ca đột quỵ. Bệnh nhân bị xuất huyết não rất dễ tử vong hoặc tàn phế nếu không được cấp cứu kịp thời.
1.2.1. Nguyên nhân của xuất huyết não
Nguyên nhân của xuất huyết não thường là do huyết áp cao không kiểm soát được hoặc điều trị quá liều thuốc chống đông máu hay phình động mạch.
1.2.2. Các loại xuất huyết não điển hình
Hai loại xuất huyết não điển hình là xuất huyết nội sọ và xuất huyết dưới khoang nhện. Đây là dạng chảy máu não nguy hiểm thường khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu, yếu nửa người và nặng hơn là mất ý thức.
1.3. Thiếu máu não thoáng qua
Nguyên nhân gây đột quỵ có thể là do hiện tượng thiếu máu não thoáng qua. Hiện tượng này không chỉ gặp ở người già mà còn là nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi khá phổ biến. Đây là một dạng thiếu hụt máu khiến một phần não bộ không được cung cấp đủ máu trong vài phút hay còn gọi là dạng đột quỵ nhẹ. Dạng đột quỵ khi tắm đêm cũng thường xảy ra nên bạn cần chú ý thay đổi thói quen tắm đêm phòng tránh rủi ro.
Thiếu máu não thoáng qua (Nguồn: pinterest.com)
2. Dấu hiệu đột quỵ
2.1. Khó khăn với việc nói và hiểu
Người bị đột quỵ thường khó phát âm, nói bị dính chữ và ngọng bất thường. Bạn chỉ cần thực hiện phép thử với những câu nói đơn giản hoặc yêu cầu bệnh nhân nhắc lại câu vừa nói. Nếu bệnh nhân không hiểu và không thể nhắc lại thì có thể đây là những dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ.
2.2. Có những dấu hiệu của liệt
Cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời và đột nhiên cảm thấy mất sức là dấu hiệu của đột quỵ. Bạn có thể thấy tê cứng mặt, cánh tay hay chân và cười méo do liệt nửa mặt.
2.3. Khó nhìn vào một hoặc ai đó
Thị lực của người đột quỵ sẽ giảm đi nhiều đi kèm chân tay rã rời khiến người mất thăng bằng.
2.4. Đau đầu
Cơn đau đầu kéo đến đột ngột có thể gây triệu chứng buồn nôn. Đau đầu thường đến rất nhanh và dữ dội.
2.5. Gặp khó khăn khi đi bộ
Chân tay mất cảm giác đột ngột khiến người mắc chứng đột quỵ khó khăn khi đi lại. Người bị đột quỵ đa phần sẽ có những dấu hiệu trên. Tuy vậy, tùy từng thể trạng sức khỏe của mỗi cá nhân mà dấu hiệu sẽ có phần khác nhau. Những dấu hiệu này thường đến và đi cũng rất nhanh. Bạn nên chú ý lắng nghe cơ thể và chủ động tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt tránh gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
3. Khám nguy cơ đột quỵ ở đâu?
3.1. Chương Trình Tầm Soát Đột Quỵ – FV Hospital
Chương trình tầm soát đột quỵ bệnh viện FV Hospital với sự thăm khám và điều trị chuyên sâu của đội ngũ y bác sĩ có tên tuổi. Đối tượng áp dụng của gói khám này là khách hàng từ 45 tuổi trở lên có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Giá tham khảo: 15.200.000 đồng.
3.2. Tầm soát đột quỵ – Bệnh viện Vinmec
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tin cậy cho mọi người với các gói tầm soát đột quỵ chất lượng. Đây là gói khám dành cho mọi khách hàng quan tâm đến sức khỏe. Đến với Vinmec, bạn không chỉ được tận hưởng dịch vụ khám chữa bệnh hiện đại mà còn được bác sĩ tư vấn nguyên nhân và cách phòng tránh đột quỵ tốt nhất. Giá tham khảo: 3.000.000 đồng.
3.3. Gói Tầm Soát Đột Quỵ Tiêu Chuẩn – Bệnh Viện City
Khám nguy cơ đột quỵ ở đâu? Bệnh viện City hiện là địa chỉ bệnh viện uy tín hàng đầu trong việc điều trị bệnh nhân đột quỵ. Với đội ngũ bác sĩ giàu tâm huyết, mục tiêu của bệnh viện là nhằm giảm tỷ lệ thương tật tử vong cho đối tượng đột quỵ nói riêng và bệnh lý tim mạch nói chung. Gói tầm soát đột quỵ tiêu chuẩn bệnh viện City được mọi người lựa chọn nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh hiện có giá chỉ khoảng 3.300.000 đồng.
Khám bác sĩ và tìm phương hướng điều trị sớm (Nguồn: suckhoedoisong.vn)
4. Cách phòng tránh đột quỵ
4.1. Kiểm soát huyết áp cao
Nguyên nhân gây đột quỵ thường thấy nhất là do huyết áp cơ thể tăng quá nhanh. Giữ huyết áp tại mức lý tưởng là cách tốt nhất ngăn ngừa đột quỵ. Để giữ mức huyết áp dưới 135/85 mmHg, bạn sẽ phải giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày, tránh ăn thức ăn nhanh, thực phẩm giàu cholesterol và bổ sung rau củ quả tươi ngon, giàu dinh dưỡng mỗi ngày. Ngoài ra, mỗi gia đình nên sắm máy đo huyết áp chủ động kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là gia đình có người già.
4.2. Tập thể dục, kiểm soát căng thẳng
Tập thể dục là phương pháp hay giúp giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe hiệu quả. Người mắc chứng đột quỵ nên tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hay chọn mua các dụng cụ thể thao cường độ nhẹ tập luyện trong thời gian rảnh. Các chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo mỗi người nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nếu sức khỏe không cho phép bạn có thể chia nhỏ buổi tập ra khoảng 15 phút/ lần và tập khoảng 3 lần mỗi ngày.
4.3. Giảm lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống
Giảm cholesterol qua chế độ ăn uống mỗi ngày là phương pháp an toàn nhất giúp bạn tránh xa những cơn đột quỵ gây nguy hiểm đến tính mạng. Bổ sung các món ăn giảm cholesterol trong máu, hàm lượng chất béo có lợi, hạn chế muối, tăng năng lượng từ ngũ cốc là điều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng đối với người có nguy cơ đột quỵ.
4.4. Bỏ thuốc lá
Thuốc lá nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu và gây ra nhiều bệnh lý nguy hại đến sức khỏe. Bạn nên từ bỏ thói quen xấu này bằng cách sử dụng những sản phẩm cai thuốc lá như miếng dán, viên ngậm…
4.5. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Người mắc chứng bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết thiếu kiểm soát. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là những cơn đột quỵ bất ngờ có thể dẫn tới tử vong. Việc kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như bệnh lý tiểu đường là điều cần thiết giúp bạn hạn chế những rủi ro xảy ra.
4.6. Duy trì cân nặng hoặc giảm cân
Giữ chỉ số cơ thể ở mức lý tưởng sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro về bệnh tật, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ não. Tập thể dục đều đặn và chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
4.7. Duy trì chế độ ăn nhiều trái cây
Hạn chế thịt, tăng khẩu phần trái cây tươi ngon, theo mùa sẽ giúp bạn có một chế độ ăn lành mạnh. Chú ý bổ sung các loại trái cây tốt cho tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ bạn nhé.
4.8. Ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn Địa Trung Hải hiện là một trong những chế độ ăn kiêng “hot” nhất năm 2022. Chế độ ăn này rất tốt cho tim nhờ sử dụng chủ yếu nhóm thức ăn rau, đậu, ngũ cốc, cá và trái cây. Ngoài ra, kiểu ăn kiêng này chấp nhận calo từ chất béo không bão hòa như dầu oliu và cho phép sử dụng một lượng rượu vang vừa đủ mỗi ngày.
4.9. Tập thể dục thường xuyên
Nguyên nhân gây đột quỵ một phần là do cơ thể không có nhiều hoạt động thể chất. Tập luyện thể thao đúng cách và thường xuyên sẽ giúp bạn giảm thiểu yếu tố nguy cơ này.
4.10. Uống rượu đều độ hoặc không uống
Uống rượu bia điều độ mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy vậy, hầu hết mọi người đều thường xuyên uống quá độ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có đột quỵ. Ngoài ra, thay vì dùng rượu bia nồng độ cao bạn có thể chuyển sang rượu vang đỏ và uống lượng vừa đủ giúp bảo vệ tim và não bộ.
4.11. Điều trị ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA)
Đột quỵ có thể xảy ra ngay trong lúc ngủ và là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị gấp. Hội chứng ngưng thở tắc nghẽn xảy ra khi não bộ có vấn đề không chỉ huy được bộ phận kiểm soát thở.
4.12. Không sử dụng ma túy và các chất kích thích
Ma túy và chất kích thích là nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu ở nam giới. Duy trì những thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu ngay hôm nay giúp bạn có sức khỏe tốt nhất.
Chế độ ăn Địa Trung Hải (Nguồn: cafef.vn)
Đột quỵ đang có xu hướng gia tăng chóng mặt tại Việt Nam và trên toàn thế giới do những thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trung bình cứ khoảng 3 phút sẽ có ghi nhận về một ca tử vong do bệnh đột quỵ. Nguyên nhân gây đột quỵ là gì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời.
Hy vọng những thông tin kể trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý nguy hiểm này và tìm cách phòng tránh đúng cách nhất. Vì thế đăng ký khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm là cách tốt nhất giúp bạn loại bỏ yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và có phương hướng phòng tránh, điều trị bệnh hợp lý. Đặc biệt những đối tượng mắc bệnh lý về đái tháo đường, mỡ máu hay tim mạch càng cần khám định kỳ thường xuyên để kiểm soát tình trạng sức khỏe tránh các chỉ số vượt mức cho phép.