Bạn vẫn cho rằng một người bị trầm cảm thường sẽ có triệu chứng như: buồn bã, khóc lóc và muốn chết, nếu vậy hãy suy nghĩ lại.
Những biểu hiện trên có thể là triệu chứng của rối loạn trầm cảm nhưng trầm cảm rất phức tạp và có rất nhiều loại trầm cảm. Nếu gần đây bạn cảm thấy bản thân thay đổi nhiều thói quen và điều này đang trở nên ngày càng nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm? Hãy xem bạn có những dấu hiệu dưới đây hay không nhé.
1. Cà phê không còn tác dụng
Nếu cảm thấy bản thân rất mệt mỏi và không biết làm thế nào để thoát khỏi điều này dù đã thử rất nhiều cách như uống thêm hoặc bỏ bớt lượng cà phê, đi ngủ sớm, không sử dụng điện thoại trước khi ngủ,… bạn vẫn cảm thấy rất mệt mỏi.
Không những vậy, có những lúc bạn cảm thấy như mình đang đẩy vật nặng qua cát, cả cơ thể đều mệt mỏi, kiệt sức đến từng tế bào nhưng các kết quả xét nghiệm đều bình thường, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Cà phê không còn tác dụng có thể là dấu hiệu của trầm cảm (Nguồn ảnh: Internet)
2. Thói quen ngủ trở nên kỳ lạ
Thông thường, bạn ngủ 8 tiếng một ngày. Nhưng gần đây, các thói quen ngủ thay đổi: thức dậy sớm hơn, chỉ ngủ 6 tiếng, hoặc cảm thấy rất khó ngủ, trở mình và xoay người nhiều lần trong đêm,… Thói quen ngủ thay đổi có thể là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Các vấn đề về giấc ngủ và trầm cảm luôn song hành với nhau nên đôi khi không thể khẳng định cái nào có trước, cái nào có sau.
3. Cảm thấy lơ lửng, bất động, thậm chí tê liệt cơ thể
Một trong những dấu hiệu của trầm cảm nhẹ cần cảnh giác đó là có thể làm chúng ta có cảm giác như đang bất động. Cảm giác đó có thể là không vui cũng không buồn mà luôn thấy lơ lửng, mông lung.
Nếu có bất kỳ sang chấn nào trong quá khứ, bạn có thể bắt đầu trải qua các triệu chứng phân ly khi chứng trầm cảm phát triển. Cảm giác này giống như bạn đang quan sát chính mình từ xa.
4. Bị nhiễm lạnh và cảm cúm thường xuyên
Một nhà khoa học tại Đại học Carnegie Mellon, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng căng thẳng tâm lý khiến chúng ta dễ bị cảm lạnh hơn và giảm khả năng kiểm soát phản ứng viêm của cơ thể.
Nếu đang sống trong một gia đình, nơi làm việc, hoặc nền văn hóa mà tại đây, bệnh trầm cảm được coi là không thể chấp nhận, các triệu chứng trầm cảm có thể biểu hiện qua tình trạng thể chất.
Nhiễm lạnh, cảm cúm thường xuyên có thể là một biểu hiện thể chất của trầm cảm (Nguồn ảnh: Internet)
Điều này giống như là chúng ta rất dễ bị cảm lạnh, cúm hoặc nhiều triệu chứng y khoa khác nhưng các xét nghiệm không lý giải được nguyên nhân hoặc đi khám nhưng không có lời giải thích rõ ràng. Một số người thậm chí bắt đầu bị chấn thương lặp đi lặp lại.
5. Thường ngắt lời mọi người
Hình ảnh tốt bụng của bạn đang bị “lung lay” vì một vài lần ngắt lời đồng nghiệp, liếc mắt lườm người quản lý, xa lánh một vài người thân quen,… Bạn nói rất mệt mỏi, nhưng bản thân không hiểu nguyên do và không chia sẻ với bất cứ ai. Đó là những cảm xúc bên trong. Bạn chỉ cảm thấy bực bội. Một cơn thịnh nộ đang ẩn giấu và phát triển.
6. Cuộc sống xã hội thay đổi 180 độ
Việc đánh giá sự thay đổi sẽ tùy thuộc vào cơ sở giao tiếp xã hội khi bạn cảm thấy cân bằng. Sự thay đổi có thể là đột nhiên thích ra ngoài mỗi đêm, hoặc đột nhiên từ chối một buổi hẹn đã được dự định trước để ở nhà và không làm gì.
Tất cả chúng ta đều cần phải gặp gỡ bạn bè, tạo dựng các mối quan hệ xã hội. Tuy vậy, đôi lúc, chúng ta sẽ cần có khoảng thời gian cho riêng mình. Sự thay đổi về giao tiếp xã hội thường được coi là bình thường, bởi vậy, chúng ta sẽ phải tự chú ý và kiểm tra chính bản thân mình.
Chẳng hạn, nếu đang đi ra ngoài nhiều hơn, bạn có cảm giác bồn chồn như thể sợ bị chậm lại và sợ phải đối mặt với một điều gì đó hay không? Hoặc nếu ở nhà nhiều hơn, bạn có cảm thấy ngày càng tê liệt trong vài tuần qua?
7. Nghiện công việc một cách cố ý
Trước đây bạn chỉ làm thêm giờ một chút nhưng bây giờ lại từ chối các sự kiện xã hội để trở thành người theo chủ nghĩa nghiện công việc và đồng ý làm mọi đầu việc phát sinh gấp.
Tự bạn cảm thấy một cảm giác an toàn mỗi khi nói với ai đó là “Không, tôi không thể. Tôi rất bận”, đồng thời cố gắng không chú ý đến cảm giác không thoải mái khi phải ngừng làm việc.
8. Ăn uống quá độ
Ăn vặt vượt tầm kiểm soát. Bạn không ăn theo từng suất ăn mà ăn một chiếc pizza thay vì chỉ ăn vài miếng nhỏ. Dù đã ăn ở ngoài nhưng vẫn ăn thêm lần nữa ở nhà hoặc mua đồ ăn dự trữ cho cả tuần ở quầy tạp hóa và cuối cùng ăn tất cả trong một ngày.
Sự thật là có một cảm giác tê liệt xuất hiện khi ăn nhiều và điều đó lại làm cho bạn cảm thấy tốt hơn.
9. Ngày càng vùi đầu vào các chương trình trên tivi
Bạn thường bắt đầu xem các chương trình sau khoảng nửa tiếng về nhà nhưng bây giờ, đột nhiên xem tới tận nửa đêm. Đôi lúc bạn tự hỏi, tại sao bản thân lại say sưa xem lại các chương trình từng xem. Bạn còn bắt đầu xem thứ mà mình không thích và lén lút xem các chương trình tivi tại nơi làm việc.
10. Có nhiều thứ kỳ lạ đang diễn ra
Không đơn thuần là dành nhiều thời gian cho các chương trình tivi, nhiều hơn, bạn bắt đầu rủ hàng xóm qua nhà cùng xem phim và làm tình. Tình dục ngẫu hứng có thể là một dấu hiệu trầm cảm nếu bạn đang lợi dụng nó để trốn tránh cảm xúc.
Khoảnh khắc bắt đầu “làm quá” một vài việc và trong sâu thẳm lòng biết bản thân đang làm vậy để tránh cảm giác khó chịu, đó là vòng xoáy trầm cảm.
Sử dụng rượu bia để tránh cảm giác khó chịu, đó có thể là vòng xoáy của trầm cảm (Nguồn ảnh: Internet)
Vì vậy, thói quen mất tập trung – một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang rơi vào trầm cảm có thể là:
● Chi tiêu quá mức
● Mua sắm trực tuyến hàng giờ đồng hồ
● Uống bia rượu quá nhiều
● Sử dụng nhiều loại thuốc
● Chơi điện tử hàng giờ liền
● Đọc tiểu thuyết lãng mạn hoặc giả tưởng quá mức
11. Thỉnh thoảng (hoặc nhiều lần) tự hỏi “tại cao mình phải quan tâm chứ!”
Thông thường bạn rất hay chải chuốt vẻ bề ngoài. Nhưng gần đây, bạn ra khỏi nhà trong cùng một bộ quần áo đã mặc hai ngày liên tiếp, không làm tóc, cạo râu. Hoặc nộp kế hoạch/đề án mà không kiểm tra lại nó như vẫn thường làm. Điều này giống như là sự quan tâm của bản thân về mọi thứ đang giảm dần theo ngày.
12. Làm các việc mạo hiểm trước đây không làm
Đó là xem phim tại nơi làm, nói dối hoặc ăn thực phẩm hết hạn khiến bản thân bị bệnh hoặc đi bộ qua khu vực nguy hiểm một mình vào ban đêm.
Bạn làm vài thứ khiến mình gặp rắc rối hoặc nguy hiểm mà không biết tại sao. Bạn chưa bao giờ nghĩ mình là người tự hủy hoại bản thân nhưng dường như không thể ngăn chặn thói quen mới. Có lẽ bởi vì những việc mạo hiểm này mang lại cảm giác bừng tỉnh và sống sót khi gần đây bản thân đang có cảm giác rất tê liệt.
Những điều này có vẻ như đã quá quen thuộc?
Nếu bắt đầu nhận ra rằng tất cả các hành vi bất thường của bản thân gần đây có thể là triệu chứng của bệnh trầm cảm. Chúng đã diễn ra hơn sáu tuần và dường như đang xấu đi. Vây hãy dành thời gian để tìm hiểu chính mình một cách nghiêm túc.
Hãy nói chuyện với người thân xem điều đó có giúp được gì không, tìm hiểu kỹ điều làm bạn khó chịu và thực hiện một vài thay đổi. Có thể những dấu hiệu này chỉ là sự căng thẳng quá mức và có nhiều cách để giải quyết.
Tuy nhiên, thật không may, hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến trầm cảm. Trầm cảm có thể là hệ quả của nhiều nguyên nhân kết hợp lại, bao gồm cả các trải nghiệm trong một thời gian dài. Chúng ta có thể cần những hỗ trợ thích hợp để cải thiện tình trạng bệnh, đặc biệt nếu cảm thấy xấu hổ, hoặc không thoải mái khi nói chuyện với bạn bè.
Bạn có thể thử một số liệu pháp như thiền định, tự chăm sóc bản thân, đọc sách và viết nhật ký, đăng ký lớp học yoga giúp giảm căng thẳng mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần,… Đây sẽ là những bước khởi đầu tốt.
Nếu điều kiện cho phép, bạn nên tìm đến những buổi tư vấn tâm lý chuyên nghiệp. Hãy nghiên cứu xem liệu bảo hiểm công ty hoặc chính sách của trường bạn theo học có hỗ trợ chi trả cho các buổi tư vấn tâm lý hay không. Nếu ngân sách bị hạn chế và không có chế độ hỗ trợ, bạn có thể tìm hiểu thông tin từ các nguồn tin cậy trên Internet với các tip như: cách chữa bệnh trầm cảm hiệu quả, an toàn hay làm sao thể thoát khỏi trầm cảm;…
Bài viết dịch theo 12 Depression Symptoms You Might Be Overlooking, tác giả Andrea Blundell được xuất bản ngày 11 tháng 6 năm 2022 trên trang harleytherapy.co.uk.