Stress là hiện tượng thường gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt là trong xã hội đầy bon chen hiện nay. Tìm hiểu về các loại stress là điều mỗi chúng ta nên làm để biết bản thân có mức phải hội chứng này hay không và tìm phương hướng điều trị kịp thời.
1. Phân loại stress từ các tác động bên ngoài
1.1. Stress do lo lắng xung quanh
Hiện tượng stress do lo lắng xung quanh thực chất không phải là sự đồng cảm thông thường mà là một chứng bệnh mãn tính. Biểu hiện của bệnh thường là phản ứng căng thẳng quá mức trước những tin xấu không liên quan trực tiếp đến bản thân như có vụ cướp gần nhà hay nhà hàng xóm bị mất cắp.
Đây là một trong các loại stress khiến người bệnh khó lòng quản lý được tâm trạng cũng như cảm xúc nội tâm của mình. Cách tốt nhất để giữ tâm trạng an nhiên là bạn nên dành nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như hạn chế tối đa xem những tin tức tiêu cực mỗi ngày trên mạng xã hội.
Ngoài ra, trước khi nó trở thành một chứng bệnh nguy hiểm bạn nên tham khảo những bệnh viện điều trị rối loạn lo âu uy tín nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.
Stress ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động não bộ (Nguồn: mindful.org)
1.2. Stress từ công việc
Stress liên quan đến công việc gặp phải khá nhiều trong thời đại hiện nay. Căn bệnh tâm lý này ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như giảm năng suất làm việc của con người. Ngoài ra, stress công việc kéo dài rất có thể dẫn tới các chứng bệnh khác như ung thư phổi, trực tràng, dạ dày hay đại tràng.
Nếu được hỏi Stress có những loại nào và loại nào phổ biến nhất thì chắc chắn stress do công việc là “ứng cử viên” hàng đầu. Để giải tỏa những căng thẳng này, vào thời gian rảnh bạn có thể tham gia các khóa học yoga ổn định tâm lý hay các hoạt động thể dục, thể thao thư giãn khác.
Công việc căng thẳng dẫn tới stress (Nguồn: medicalnewstoday.com)
1.3. Stress nuôi dạy con
Stress do nuôi dạy con là một trong các loại stress mới được hiệp hội Tâm lý nước Mỹ ghi nhận. Dạng stress này thường xảy ra ở các bà mẹ lo lắng cho con cái không đạt những mốc phát triển trong đời hay sợ rằng những mối nguy hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến con. Các bậc phụ huynh sẽ không bao giờ dừng lo lắng cho con cái của họ. Tuy nhiên, nếu nỗi lo này xuất hiện quá nhiều và theo xu hướng tiêu cực thì có thể đây là một hội chứng tâm lý đáng lưu tâm.
1.4. Stress từ cuộc sống ở đô thị
Một nghiên cứu mới đây cho thấy nhịp sống đô thị đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chứng bệnh tâm lý như rối loạn lo âu hay các chứng bệnh trầm cảm. Âm thanh ồn ào, trải nghiệm khó chịu liên quan đến đời sống đô thị trực tiếp tác động đến vỏ não và hai vùng não với nhiệm vụ điều chỉnh cảm xúc. Rời xa đô thị, khám phá những tour du lịch vùng quê thanh bình là cách tốt nhất giúp bạn có khoảng thời gian thư thái sau những guồng quay mệt mỏi của thành phố hiện đại.
1.5. Stress do biến động thời thơ ấu
Những chấn động thuở ấu thơ mang đến những rối loạn về tâm lý có thể mang theo cả cuộc đời. Đây là một trong các loại stress khó điều trị nếu để lâu dài. Người bệnh cần chú ý đến bác sĩ thăm khám và điều trị sớm để hạn chế tốt nhất những hậu quả mà bệnh có thể mang lại.
Những tổn thương tâm lý thời thơ ấu (Nguồn: medibank.com.au)
1.6. Stress về tài chính, tiền bạc
Bạn đang phải dành dụm tiền để giải quyết các vấn đề hàng ngày hay kiếm tiền nuôi gia đình, dành tiền dưỡng già? Chắc hẳn đây cũng là nguyên nhân dẫn tới những giai đoạn bạn cảm thấy mệt mỏi, stress cực độ. Loại stress này càng để lâu càng nguy hiểm vì nó chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng bệnh trầm cảm. Stress liên quan đến vấn đề tiền bạc khá khó khắc phục. Cách tốt nhất là bạn nên tập thói quen chi tiêu hợp lý so với thu nhập để hạn chế bớt những gánh nặng tiền bạc hiện có.
1.7. Stress do thay đổi cuộc sống
Stress do thay đổi cuộc sống có thể là do sự mất mát người thân hay ly hôn, thương tật. Những biến cố lớn này đều là tác nhân gây stress, tác động trực tiếp lên tâm lý.
Stress do sự thay đổi thói quen sống (Nguồn: vnpress.net)
2. Phân loại stress dựa trên ảnh hưởng của bản thân
2.1. Stress tích cực (Eustress)
Đây là dạng stress hữu ích xuất hiện khi bạn có nhu cầu sử dụng sức mạnh thể chất. Nó giúp bạn chuẩn bị sức mạnh cơ bắp, sự tập trung tâm lý vào các tình huống quan trọng.
2.2. Stress tiêu cực (Distress)
Nỗi buồn khổ kéo dài là loại stress tiêu cực thường thấy. Nó ảnh hưởng nhiều đến tâm trí và cơ thể.
2.3. Stress về thể chất
Stress về thể chất là loại căng thẳng liên quan đến các hoạt động thường ngày. Ví dụ điển hình phải kể đến là những đối tượng ưa xê dịch. Việc thay đổi múi giờ thường xuyên khiến vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ của bạn bị ảnh hưởng gây những căng thẳng về thần kinh. Ngoài ra, dấu hiệu mệt mỏi về thể chất do đi bộ quá nhiều, hoạt động quá sức cũng khiến bạn dễ mắc phải những hội chứng tâm lý tạm thời.
Stress có thể do nhiều nguyên nhân (Nguồn: hellobacsi.com)
2.4. Stress về tâm lý
Stress về tâm lý là một trong các loại stress phổ biến nhất hiện nay. Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn gặp phải những biến cố lớn trong cuộc đời như mất người thân, cãi vã với người bạn đời hay những vấn đề to lớn khiến bạn mệt mỏi. Thông thường stress tâm lý rất dễ biến chứng bệnh trầm cảm và có thể dẫn tới nhiều hậu quả đau lòng nếu không xử lý kịp thời.
2.5. Stress căng thẳng do chấn thương
Căng thẳng do chấn thương là một dạng stress liên quan đến một số thay đổi của cơ thể. Vừa trải qua một cuộc phẫu thuật, tai nạn xe hơi hay những chứng bệnh hiểm nghèo là nguyên nhân gây ra loại bệnh tâm lý này.
2.6. Stress do vượt quá sức chịu đựng bản thân (Hyperstress)
Sự nín nhịn lâu ngày dẫn tới những căng thẳng tâm lý nghiêm trọng. Điều bạn cần nhất bây giờ là sự chia sẻ từ người thân, bạn bè hoặc sự tư vấn từ chuyên gia tâm lý.
2.7. Stress do quá chán nản nhàm chán (Hypostress)
Cuộc sống quá bình lặng, không có mục đích đôi khi là nguyên nhân dẫn tới stress. Mở rộng mối quan hệ, tham gia các hoạt động thiện nguyện là cách hay làm cho mỗi ngày trôi qua có nhiều màu sắc hơn.
Căng thẳng dẫn tới những hành động thiếu kiểm soát (Nguồn: gurgaonmoms.com)
3. Phân loại stress dựa trên thời gian phát triển căng thẳng
3.1 Stress cấp tính
Stress cấp tính là loại stress thường thấy sau khi chúng ta có sự thay đổi về thói quen. Nó diễn ra rất nhanh qua những triệu chứng như tim đập nhanh, đau cơ, đau lưng thường thấy.
3.2 Stress mãn tính
Stress mãn tính là sự thay đổi kéo dài trong lúc cơ thể chưa thích ứng kịp. Đây là một trong các loại stress khó điều trị nhất và cần sự kiên trì của bệnh nhân và gia đình. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có dưỡng chất tốt cho hệ thần kinh vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Những mối quan hệ tốt đẹp rất cần thiết trong lúc này (Nguồn: congdongnlp.com)
Có mấy loại stress là câu hỏi nhiều người quan tâm nhằm xác định chính xác loại bệnh tâm lý mà mình đang gặp phải. Mỗi loại stress lại có phương pháp điều trị khác nhau. Nhìn chung, cách đối phó với chứng bệnh tâm lý này vẫn luôn nằm trong tầm tay bạn. Chỉ cần bạn mở lòng và tìm ra phương pháp điều trị hợp lý mọi tật bệnh đều có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đăng ký điều trị tâm lý tại các trung tâm, bệnh viện tâm thần uy tín nếu cảm thấy các dấu hiệu bệnh đang ngày một trầm trọng.