17 kinh nghiệm đẻ mổ ở bệnh viện không đau nhanh phục hồi sức khỏe

Hiện tại, phương pháp sinh mổ được đánh giá là có mức độ an toàn cao và tỷ lệ tử vong thấp. Vậy các mẹ bầu có nên áp dụng cách thức sinh nở này hay không? Hãy cùng Blog Useful tham khảo những kinh nghiệm đẻ mổ có trong bài viết sau.

1. Đẻ mổ có tốt cho mẹ và bé không?

Phương pháp sinh mổ sẽ được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp sản phụ và thai nhi xuất hiện các biến chứng rủi ro. Các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm gây tê cột sống hoặc màng cứng để người mẹ vẫn có thể theo dõi được toàn bộ quá trình sinh con nhưng không cảm nhận được sự đau đớn nào trong suốt quá trình thực hiện ca phẫu thuật.

Trong một số các trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định sản phụ phải được gây mê toàn thân để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Theo kinh nghiệm đẻ mổ của nhiều chuyên gia, việc thực hiện phương pháp này tuy rút ngắn được thời gian các mẹ bầu sinh con nhưng lại gây ra các vết sẹo, suy giảm sức khỏe và đòi hỏi sản phụ phải được nghỉ ngơi lâu dài.

Đồng thời khi thực hiện phương pháp mổ đẻ, thai nhi không được tiếp xúc qua với những loại vi khuẩn có lợi trong âm đạo của mẹ nên thường có sức đề kháng yếu sau khi chào đời. Vì vậy, các chuyên gia y khoa trên thế giới vẫn khuyên các chị em phụ nữ đang mang thai hạn chế lựa chọn phương pháp sinh mổ nếu như không muốn gặp phải bất kỳ biến chứng xấu nào.

Phương pháp đẻ mổ sẽ được áp dụng nếu sản phụ và thai nhi có những chuyển biến xấu trong quá trình trở dạ

Phương pháp đẻ mổ sẽ được áp dụng nếu sản phụ và thai nhi có những chuyển biến xấu trong quá trình trở dạ (Nguồn: singlemum.vn)

2. Bác sĩ chỉ định đẻ mổ khi nào?

2.1. Các lý do xuất phát từ em bé

Nếu trong trường hợp em bé trong bụng gặp phải các biến chứng bất thường như trong tư thế sinh ngang, sinh ngược, bị kẹt sâu vào vùng xương chậu hoặc có dấu hiệu mệt mỏi, suy tim trong quá trình người mẹ chuyển dạ bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp đẻ mổ. Ngoài ra, nếu sản phụ mang thai ba, bốn hoặc nhiều hơn cũng sẽ được thực hiện phương pháp này.

2.2. Các nguyên nhân từ mẹ cần đẻ mổ

Nếu sản phụ bị tiền sản giật, nhau tiền đạo, mắc các bệnh truyền nhiễm (HIV, AIDS, lậu, giang mai…), viêm gan B hay mắc các bệnh viêm nhiễm âm đạo sẽ được áp dụng thực hiện phương pháp đẻ mổ. Hoặc người mẹ đã từng sinh mổ lần đầu, từng thực hiện phẫu thuật tử cung, tăng vọt huyết áp, tiền sản giật, sản giật hoặc kiệt sức trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp mổ lấy thai nhi.

3. Quy trình sinh mổ diễn ra như thế nào?

Trước khi tiến hành thực hiện phương pháp sinh mổ, sản phụ sẽ được các y tá thực hiện làm sạch vùng khoang bụng giúp phòng ngừa các loại vi khuẩn gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Sản phụ sẽ được các bác sĩ tiêm một lượng thuốc gây mê vào tủy sống, ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân.

Sau đó, bác sĩ sẽ gắn ống truyền nước biển vào cơ thể sản phụ để không bị mất nước và một ống nhựa thông với niệu đạo để dẫn nước tiểu vào túi đứng. Bác sĩ sẽ dùng dao y tế thực hiện một đường cắt ở dưới cổ tử cung và ngang đường bikini. Thai nhi sẽ được nâng đầu ra khỏi vết cắt với sự hỗ trợ của kẹp y tế chuyên dụng, phần nước ối ở mũi, miệng của bé sẽ tự động thoát ra ngoài.

Sau khi em bé được đưa ra ngoài, sản phụ sẽ được tiêm oxytocin để khiến phần tử cung co lại và góp phần hạn chế chảy máu trong. Về phần em bé sau khi được đưa ra ngoài sẽ được các y tá sẽ tiến hành cắt dây rốn, vệ sinh toàn diện và nhanh chóng đặt bé vào lòng của mẹ hoặc cha để cảm nhận được hơi ấm.

4. Bà bầu nên chuẩn bị gì khi sinh mổ?

Phương pháp sinh mổ hứa hẹn sẽ mang lại nhiều ưu điểm về mặt thời gian hơn so với cách thức sinh nở thông thường. Vậy sinh mổ cần chuẩn bị những gì?

4.1. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết

Theo kinh nghiệm đẻ mổ của nhiều các bà mẹ bỉm sữa, sản phụ trước khi tới các trung tâm y tế để thực hiện sinh mổ cần chuẩn bị các loại giấy tờ tùy thân cần thiết như sổ khám thai, chứng minh thư nhân dân, bảo hiểm y tế, hộ khẩu và các giấy tờ kết quả xét nghiệm, siêu âm trong các đợt khám thai định kỳ đã thực hiện trước. Sản phụ và gia đình cần chuẩn bị đầy đủ một vài bản photo và bản gốc để dùng trong những trường hợp cần thiết.

4.2. Chuẩn bị cho các xét nghiệm, khám trước sinh

Trước khi thực hiện sinh mổ, sản phụ cần lưu ý thực hiện đăng ký các gói dịch vụ khám sức khỏe toàn diện và xét nghiệm thai sản định kỳ mỗi tháng một lần, nhất là đối với những bà mẹ dự định sinh mổ lần 2. Theo kinh nghiệm sinh mổ lần 2 của các chị em phụ nữ đã từng thực hiện, các vết sẹo mổ lần đầu và thể trạng của sản phụ sẽ phải được theo dõi kỹ lưỡng tránh gặp phải các biến chứng xấu gây ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé.

4.3. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu có ý định thực hiện sinh mổ bạn cần tham khảo và trao đổi thêm với bác sĩ trong các buổi khám định kỳ về các bước thực hiện quy trình hoặc sức khỏe của thai nhi hay bản thân. Hoặc bạn và người thân có thể tham gia vào các lớp tiền sản để được các chuyên viên y tế hướng dẫn chi tiết các kinh nghiệm đẻ mổ và cách chăm sóc sau khi áp dụng phương pháp này.

Sản phụ cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng trước khi đến bệnh viện để sinh mổ

Sản phụ cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng trước khi đến bệnh viện để sinh mổ (Nguồn: poh.vn)

4.4. Giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh

Các chị em phụ nữ đang mang bầu cần biết rằng theo các tổ chức y khoa hàng đầu trên thế giới đã thống kê có tới hơn 40% sản phụ thực hiện sinh mổ thành công. Mức độ này được đánh giá cao tại khắp các tỉnh thành lớn tại Việt Nam, nên các mẹ bầu hãy giữ tâm lý thật thoải mái và bình tĩnh trước khi tiến hành sinh mổ nhé.

4.5. Chuẩn bị các đồ đạc đi sinh cho mẹ và bé

Mẹ bầu thực hiện sinh mổ cần chuẩn bị những vật dụng cá nhân cần thiết giống như khi sinh đẻ thường bao gồm: Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, quần áo, quần lót, máy hút sữa và băng vệ sinh. Ngoài ra, cần chuẩn bị 4 – 5 cuộn băng rốn, bao tay, bao chân, mũ trùm đầu, khăn lau sữa, rơ lưỡi, bông tai, bình sữa, chậu nhỏ, một ly nước chuyên dụng và chọn mua nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh.

4.6. Chi phí đẻ mổ là bao nhiêu?

Trước khoảng thời gian thực hiện sinh nở khoảng 2 tháng, sản phụ và người thân cần thống nhất quyết định sinh mổ ở bệnh viện nào tốt để dự trù kinh phí. Bởi mỗi một bệnh viện sẽ có mức phí thực hiện sinh mổ khác nhau. Tuy nhiên thông thường theo kinh nghiệm đẻ mổ của nhiều chị em phụ nữ, sản phụ chỉ cần chuẩn bị từ 5 – 20 triệu đồng là đã bao gồm các khoản phụ phí như xét nghiệm, thuốc men và phí thực hiện. Ngoài ra, chi phí đẻ mổ sẽ còn phụ thuộc vào việc sản phụ đăng ký nằm phòng dịch vụ hay phòng thường. Nếu đăng ký dịch vụ tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec thì mức phí sẽ cao hơn đôi chút nhưng bạn và gia đình hoàn toàn yên tâm về chất lượng, uy tín cũng như an toàn đảm bảo.

4.7. Có nên chọn gói sinh nở trọn gói phù hợp?

Hiện nay, có rất nhiều chị em phụ nữ mang bầu tân tiến lựa chọn đăng ký gói chăm sóc mẹ bầu sinh nở trọn gói uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình sinh con diễn ra thuận lợi. Các gói sinh nở trọn gói hiện nay tại Việt Nam đều được cung cấp bởi các trung tâm y tế hàng đầu, được trang bị dụng cụ y tế đạt chuẩn, trang thiết bị hiện đại.

Sản phụ sẽ được chăm sóc toàn diện từ quá trình mang thai ở những tháng đầu tiên cho đến khi việc sinh nở diễn ra thuận lợi khi sử dụng các gói dịch vụ chăm sóc bà bầu trọn gói. Đội ngũ nhân viên, y tá và bác sĩ tại các trung tâm cung cấp các gói dịch vụ chăm sóc toàn diện sau sinh và trước sinh đều được đào tạo ở những cơ sở đầu ngành trong nước hay quốc tế với trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, thân thiện và chăm sóc bệnh nhân chu đáo.

Hầu hết, những kinh nghiệm sinh mổ không đau của các chị em phụ nữ trên mạng xã hội hay mạng internet là đều đã đăng ký trước các gói dịch vụ thai sản trọn gói.

Việc sinh mổ có thể để lại những vết sẹo lớn trên vùng da bụng của người mẹ

Việc sinh mổ có thể để lại những vết sẹo lớn trên vùng da bụng của người mẹ (Nguồn: poh.vn)

5. Sinh mổ có thể chọn ngày sinh không?

Theo các chuyên gia y khoa hàng đầu trên thế giới đã có nhiều kinh nghiệm đẻ mổ thì sản phụ tuyệt đối không nên chọn ngày sinh sớm bởi nếu trẻ bị sinh non sẽ dễ mắc phải 6 biến chứng sau sinh mổ thường gặp dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Về phần sản phụ do phần tử cung chưa có được đủ thời gian thích nghi nên khả năng phục hồi kém, dễ dẫn tới tình trạng chảy máu nhiều, rách đoạn hoặc rách tử cung sau khi thực hiện mổ đẻ. Khuyến cáo các mẹ bầu đừng nên tin theo những kinh nghiệm sinh mổ chọn ngày trên mạng internet, các công tin đó đều không có căn cứ hay được kiểm định chính xác.

6. Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu sau sinh mổ nhanh hồi phục

Có rất nhiều các mẹ bầu không nắm rõ được sinh mổ nằm hồi sức bao lâu và cần phải được chăm sóc toàn diện như thế nào gây ra những biến chứng lớn ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhìn chung, sau khi thực hiện sinh mổ chị em phụ nữ cần phải được bổ sung sinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi điều độ và vệ sinh vết mổ mỗi ngày:

6.1. Chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ

Việc thực hiện sinh mổ không ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa nên các mẹ bầu vẫn có thể ăn uống sau khi sinh con. Theo kinh nghiệm sinh mổ lần 1 và lần 2 của nhiều bà mẹ trên thế giới thì trong vòng 6 giờ đầu, sản phụ nên bổ sung các loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp hay nước đường.

Nên ăn các loại thức ăn chín, nóng, tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn để lạnh hay nguội bởi rất dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Sau 6 giờ đầu, sản phụ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein (Trứng, thịt, cá sữa, đậu hũ, ngũ cốc…), canxi (Tôm, cua, tép, cá, mực…) để nâng cao sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục thể lực và có nhiều sữa cho con bú.

Sản phụ cần bổ sung nhiều dưỡng chất sau khi sinh mổ để có sữa cho con bú

Sản phụ cần bổ sung nhiều dưỡng chất sau khi sinh mổ để có sữa cho con bú. (Nguồn: vn.theasianparent.com)

6.2. Vệ sinh vết mổ mỗi ngày

Theo kinh nghiệm đẻ mổ của các chuyên gia thì trong khoảng thời gian 1-3 ngày sau thực hiện phương pháp, sản phụ sẽ được các nhân viên y tế chăm sóc vết mổ theo đúng quy chuẩn để khỏi mắc phải các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng. Sản phụ và người nhà cũng cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh vết mổ thật cẩn thận, không tự ý tháo băng gạc để vệ sinh hay đánh giá vết mổ.

Khi đã xuất viện và về nhà, nếu vết mổ đẻ không bị sưng đau, chảy dịch và đã khô thì sản phụ không cần phải băng kín. Sản phụ có thể tự vệ sinh vết mổ bằng các dung dịch sát trùng sau đó dùng các miếng gạc để thấm khô nhẹ nhàng. Ngoài ra, sản phụ cần lưu ý tránh sờ vào vết mổ hoặc gãi mạnh nếu vùng da đó có hiện tượng ngứa.

6.3. Vận động nhẹ nhàng, hợp lý

Các chuyên gia y khoa luôn khuyến khích các sản phụ sau khi mổ đẻ vận động nhẹ nhàng sớm để tránh phải các biến chứng như nhức đầu hay tụt huyết áp. Sản phụ có thể thực hiện các bài tập ngay tại trên giường như co duỗi chân, nằm nghiêng sang bên phải hoặc trái thường xuyên.

6.4. Cho trẻ bú sữa mẹ

Sau khi thực hiện mổ kinh nghiệm đẻ mổ của nhiều chị em phụ nữ, sản phụ nên cho trẻ bú sữa mẹ ở tư thế nằm nghiêng để bé có thể được tận dụng nguồn sữa non quý giá, đồng thới góp phần cho sữa lên nhiều và nhanh hơn. Sản phụ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ phần đầu núm vú và hãy nặn bỏ những giọt sữa đầu trước khi cho bé tiếp xúc.

6.5. Quần áo dễ chịu thoải mái

Sản phụ nên mặc các loại quần áo cho bà bầu làm từ chất liệu thoáng mát như cotton, lanh hay lụa để vào mùa hè để cơ thể luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Còn nếu như sản phụ sinh con vào mùa đông cần mặc những loại quần áo ấm áp để tránh gió và bảo vệ thân nhiệt.

Với những kinh nghiệm đẻ mổ trên đây mà Blog Useful đã đưa tới, hy vọng các chị em sản phụ đã phần nào yên tâm hơn về phương pháp sinh nở tân tiến này. Tuy nhiên, sản phụ hãy chỉ nên lựa chọn phương pháp sinh mổ trong những trường hợp bắt buộc bởi việc sinh nở thông thường sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả mẹ và bé. Đăng ký gói thai sản trọn gói toàn diện nhận tư vấn chuyên sâu cho mẹ luôn khỏe và chào đón thiên thần khỏe mạnh.