1. Uống thuốc theo chỉ định đầy đủ, đúng giờ
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cách chăm sóc bệnh nhân cấy tế bào gốc là tuân thủ việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần đảm bảo dùng thuốc đúng và đủ liều được ghi trong đơn thuốc.
Nếu mắc các bệnh lý thường ngày như cảm, sốt,…cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc không được ghi trong đơn. Ngoài ra, người bệnh cần đảm bảo về thời gian sử dụng thuốc, không nên uống thuốc tùy tiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày vì điều đó có thể khiến thuốc không phát huy được hết tác dụng của chúng. Cần tuân thủ thời gian uống thuốc điều độ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo tình trạng cơ thể luôn được ổn định.
2. Nên ăn gì sau khi ghép tế bào gốc
Đối với các bệnh nhân cấy tế bào gốc thì chế độ ăn uống cũng cần được quan tâm một cách đặc biệt. Vậy nên và không nên làm gì sau ghép tế bào gốc trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh?
2.1. Nên ăn gì?
Người bệnh nên sử dụng các loại thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn, không nên ăn đồ ăn khi còn tái vì chúng có thể gây nhiễm trùng, đau bụng,…Những thực phẩm như sữa tươi tiệt trùng, sữa bột, cam, chuối,…được khuyên dùng cho người bệnh. Ngoài ra, cần lưu ý đến cách lựa chọn thực phẩm sạch, tươi ngon và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo việc sử dụng cho bệnh nhân luôn được đảm bảo.
2.2. Kiêng ăn gì?
Trong cách chăm sóc bệnh nhân cấy tế bào gốc các bạn nên tránh sử dụng thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, thực phẩm bẩn, đặc biệt là đồ ăn chưa được nấu chín. Bạn cũng không nên sử dụng các loại nước lọc mà thay vào đó nên sử dụng nước đun sôi để nguội để sử dụng cho người bệnh. Hải sản hay những loại đồ uống có nồng độ cồn cao cần phải kiêng tuyệt đối.
3. Chăm sóc sau cấy ghép tế bào gốc như thế nào?
3.1. Vệ sinh và chăm sóc cá nhân
Khi vệ sinh và chăm sóc cá nhân hàng ngày người bệnh có thể sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ để làm sạch cơ thể, tuy nhiên chỉ nên dùng với một lượng nhỏ để hạn chế xảy ra kích ứng. Người bệnh cũng không nên tắm quá lâu hoặc ngâm mình trong bồn tắm thời gian dài vì ống sonde vẫn còn trên cơ thể.
Làm sạch răng miệng bằng kem đánh răng tiêu diệt vi khuẩn và bàn chải mềm thay vì sử dụng nước súc miệng có thành phần chứa cồn. Ngoài ra, sau khi cấy ghép xong bệnh nhân cũng cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu phải ra ngoài bạn nên thoa kem chống nắng để bảo vệ da.
Đối với người bệnh là nữ giới, bạn vẫn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cơ bản có thành phần từ thiên nhiên nhưng tuyệt đối không nên sử dụng sơn móng tay hoặc các chất tẩy rửa móng tay trong thời gian này. Tuân thủ cách vệ sinh và chăm sóc cơ thể đúng là một trong những cách chăm sóc bệnh nhân cấy tế bào gốc giúp bệnh tình phục hồi tốt.
3.2. Môi trường sinh hoạt
Môi trường sống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả điều trị bệnh. Do đó hãy đảm bảo rằng môi trường sinh hoạt của người bệnh là một một trường sạch sẽ, thông thoáng. Đặc biệt là không có các loại động vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim cảnh,…để hạn chế vi khuẩn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần được ở trong một môi trường yên tĩnh, hạn chế những nơi đông đúc người để giữ cho tinh thần luôn được thoải mái nhất.
3.3. Hỗ trợ tinh thần cho người bệnh
Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ những điều hay, điều tích cực với người bệnh là một trong những phương pháp trị liệu tâm lý cho người bệnh luôn cảm thấy thoải mái, giảm bớt âu lo, mặc cảm,….từ đó giúp bệnh tình cũng nhanh hồi phục hơn. Cách chăm sóc bệnh nhân cấy tế bào gốc này cần được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình hồi phục cho tới khi tâm lý người bệnh ổn định hoàn toàn.
3.4. Theo dõi các triệu chứng, chỉ số
Sau điều trị người bệnh cần theo dõi thường xuyên các chỉ số để đảm bảo tế bào hoạt động ổn định trong cơ thể. Ngoài ra, nếu có những triệu chứng bất thường nào về da, tiêu hóa, huyết áp, nhiễm trùng,… cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để kịp thời xử lý và điều trị.
4. Hẹn lịch kiểm tra tái khám
Tuyệt đối không được chủ quan sau khi cấy ghép tế bào, bạn nên hẹn lịch kiểm tái khám với bác sĩ chuyên khoa và tham gia các gói khám sức khỏe tổng quát định kỳ để kiểm tra sức khỏe của mình, tránh phát sinh biến chứng ngoài ý muốn.
5. Ghép tế bào gốc khoảng bao lâu thì phục hồi?
Thời gian phục hồi sau khi ghép tế bào gốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe của người bệnh, cách chăm sóc sau cấy ghép tế bào gốc như thế nào. Ngoài ra, còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp, liệu trình điều trị và vị trí cấy ghép,… sẽ quyết định.
Ngày nay có rất nhiều phương pháp cấy ghép tế bào gốc hiện đại mang lại hiệu quả điều trị cao và thời gian phục hồi nhanh chóng như liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc xương chậu 6 ngày 5 đêm tại CHLB Đức, liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc tự thân (mỡ, máu) 7 ngày 6 đêm tại CHLB Đức,… bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên hãy luôn nhớ cách chăm sóc bệnh nhân cấy tế bào gốc là điều cực kỳ quan trọng.