Bài viết tổng hợp các nguyên nhân gây ung thư dạ dày được khuyến cáo. Bạn nên tham khảo để có thể chủ động phòng chống bệnh hiệu quả cho chính bản thân và người thân.
1. Nguyên nhân gây ung thư dạ dày chủ yếu
Hiện nay có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những nguyên nhân chính sau đây:
1.1. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
Được xác định là nguyên nhân chính gây nên bệnh nên chế độ ăn uống cần được xem trọng. Các chế độ ăn uống không lành mạnh phổ biến như: ăn mặn, ăn thức ăn lên men, ăn thức ăn chế biến sẵn, và cả thói quen ăn nhanh, nhai không kỹ, nấu không kỹ… đều tiềm ẩn nguy cơ gây nên bệnh ung thư dạ dày mà bạn cần chú ý điều chỉnh cho phù hợp. Để phòng ngừa bệnh, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống như trên, bổ sung thêm các loại rau xanh giàu dinh dưỡng, các loại trái cây cung cấp vitamin cho cơ thể phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Chế độ ăn uống không lành mạnh trong thời gian dài dẫn tới mắc các bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư dạ dày (Nguồn: ungthuvietnam.com)
1.2. Uống nhiều rượu bia
Việc uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tổn thương cho gan, dạ dày… Chất kích thích có trong rượu bia nếu dùng quá liều lượng đều không tốt cho dạ dày. Việc dùng rượu bia sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn dùng với liều lượng cho phép và phù hợp với mục đích sử dụng.
1.3. Nhiễm vi khuẩn HP
Nếu bạn băn khoăn tại sao bị ung thư dạ dày thì đây là nguyên nhân mà bạn nên tìm hiểu. Vi khuẩn HP rất dễ lây lan qua đường ăn uống. Khi bị nhiễm khuẩn này, dạ dày của bạn bị lở loét dễ mắc phải ung thư dạ dày nghiêm trọng.
1.4. Hút thuốc lá
Thói quen hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày. Chất độc nicotin có trong thuốc lá tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Những người thường xuyên hút thuốc lá nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày định kỳ thường xuyên hơn do tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Thuốc lá là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư dạ dày (Nguồn: licdn.com)
1.5. Yếu tố di truyền
Ung thư dạ dày có yếu tố di truyền với tỉ lệ khá thấp. Nên nếu gia đình đã có người bệnh thì bản thân bạn cũng nên cần chú trọng hơn.
1.6. Người bị viêm dạ dày mãn tính
Từ bệnh viêm dạ dày mãn tính nếu không chăm sóc và điều trị triệt để rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày. Vì vậy, những người bị viêm dạ dày mãn tính cần đi kiểm tra để thực hiện sàng lọc ung thư sớm hơn.
1.7. Thiếu máu ác tính
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được nguyên nhân thiếu máu ác tính cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh ung thư dạ dày mà bạn không nên xem nhẹ.
1.8. Người thuộc nhóm máu đặc thù
Trong các yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày thì yếu tố nhóm máu cũng được khuyến cáo kiểm tra. Những người thuộc nhóm máu đặc thù như nhóm máu O cũng có khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn những nhóm máu khác. Do đặc điểm đặc thù của một số nhóm máu lại tương thích với vi khuẩn HP càng làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày nghiêm trọng.
1.9. Không khám sức khỏe định kỳ
Tình trạng không khám sức khỏe định kỳ là thực tế chung hiện nay. Tuy nhiên, việc không có thói quen tốt này cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh ung thư dạ được bác sĩ khuyến cáo. Khám sức khỏe định kỳ tăng khả năng phát hiện bệnh sớm để có được hướng điều trị tốt nhất.
Tầm soát ung thư định kỳ (Nguồn: praxisklinik.de)
1.10. Môi trường bị ô nhiễm
Thực trạng hiện nay của môi trường là: không khí ô nhiễm, nguồn không khí ô nhiễm, khói bụi… đều tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cho tất cả mọi người. Nên làm thoáng, sạch môi trường sinh hoạt, làm việc mỗi ngày bằng các thiết bị lọc không khí, bụi hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân.
1.11. Tuổi tác và giới tính
Yếu tố này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm cho mọi người. Đặc biệt, căn bệnh có tỷ lệ cao ở độ tuổi trung niên và đàn ông thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ.
1.12. Từng phẫu thuật dạ dày
Khả năng mắc ung thư dạ dày sẽ càng cao hơn với những người đã từng làm phẫu thuật dạ dày một phần hay toàn bộ. Vì vậy, với những đối tượng này, tuyệt đối cần chủ động theo dõi để kiểm soát tình hình bệnh một cách tốt nhất.
Bệnh nhân ung thư từng phẫu thuật dạ dày (Nguồn: gov.il)
2. Cách phòng tránh bệnh ung thư dạ dày
Bạn có thể phòng tránh bệnh ung thư dạ dày bằng cách chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi thói quen hàng ngày… Một số lưu ý bạn có thể tham khảo như:
2.1. Hạn chế ăn nhiều muối
Đảm bảo lượng muối dùng mỗi ngày đúng chuẩn để không dẫn đến tình trạng dư thừa. Thực phẩm nhiều muối không có lợi cho cơ thể bởi nó là nguồn gốc sinh ra chất Nitrosamines gây nên nên ung thư dạ dày hàng đầu hiện nay. Những thực phẩm thường có nhiều muối như: cá muối, hải sản muối, rau muối,… Sử dụng gia vị vừa ăn, tốt cho sức khỏe và nêm nếm hợp lý để hạn chế khả năng mắc bệnh cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
2.2. Hạn chế đồ hun khói
Đồ hun khói được chế biến theo cách đặc biệt vừa sử dụng nhiệt cao, vừa ảnh hưởng trực tiếp từ khói. Trong khói này có nhiều chất độc không tốt cho sức khỏe cũng như là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm hun khói như: heo hun khói, bò hun khói, xúc xích hun khói, …
2.3. Giảm đồ ăn nhiều dầu mỡ được chế biến dưới nhiệt độ cao
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc được chế biến trong môi trường nhiều dầu mỡ, nhiệt độ cao cũng không tốt. Quá trình chế biến cũng khiến thực phẩm có thêm những độc tố tăng nguy cơ mắc phải ung thư dạ dày. Vì vậy, bạn có thể thay thế hình thức chế biến món ăn để đảm bảo an toàn tối ưu hơn cho sức khỏe như hấp, luộc, chưng cách thuỷ hoặc sử dụng nồi chiên không dầu thay vì chiên, nướng như bình thường…
Không ăn nhiều đồ chiên rán (Nguồn: wp.com)
2.4. Không ăn những thực phẩm nấm mốc
Thực phẩm khi bị nấm mốc luôn chứa chất độc hại là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Loại bỏ tất cả những thực phẩm đã bị ẩm mốc, không nên dùng.
2.5. Bỏ thuốc lá, rượu bia
Thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia là thói quen không tốt. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên ung thư dạ dày mà bạn nên chú ý.
2.6. Ăn nhiều rau quả tươi
Lựa chọn rau của quả tươi có lợi cho sức khỏe, có lợi cho việc ngăn ngừa phòng chống ung thư hiệu quả. Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm chống ung thư dạ dày trong thực đơn hàng ngày để tăng cường phòng chống ung thư cho toàn bộ gia đình.
Ăn nhiều rau củ tươi ngon phòng chống ung thư dạ dày (Nguồn: petersfruit.com)
2.7. Điều trị nhiễm Helicobacter pylori
Nếu đã mắc phải vi khuẩn Helicobacter pylori thì cần tập trung và kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi đây nguyên nhân gây nên tình trạng mắc bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm hàng đầu.
2.8. Giữ thói quen sinh hoạt hợp lý
Xây dựng và thực hiện duy trì thói quen ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sẽ có lợi cho sức khỏe cũng như cho bộ phận dạ dày của bạn. Điều này góp phần ngăn chặn và phòng ngừa ung thư hiệu quả. Ngày nay, khoa học khuyến cáo lối sống lành mạnh kết hợp tầm soát ung thư định kỳ vì nó tác động và hỗ trợ phòng chống ung thư an toàn mà hiệu quả đã được kiểm chứng.
Bệnh nhân ung thư cần kiểm soát các thói quen sinh hoạt (Nguồn: stelizabeth.com)
Ung thư dạ dày ngày càng trở nên phổ biến hơn vì vậy các chuyên gia khuyến cáo bạn nên chủ động chăm sóc sức khỏe. Ngoài việc xây dựng thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh thì bạn cũng nên chủ động tầm soát ung thư dạ dày càng sớm càng tốt khi bản thân có những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày sớm. Hiện nay, dịch vụ khám sức khỏe Vinmec có khá nhiều chương trình khám tổng quát, tầm soát ung thư hiệu quả với chất lượng dịch vụ tốt, chi phí phù hợp. Trên đây là những thông tin hữu ích để bạn chủ động phòng chống ung thư dạ dày hiệu quả.