5 bài tập Yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy giúp lưu thông khí huyết

Tập yoga được đánh giá là phương pháp luyện tập hữu hiệu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Blog Useful tìm hiểu về các cách tập yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy một cách hiệu quả nhất giúp bạn thoải mái hơn và đề phòng được nhiều bệnh xương khớp khác..

1. Yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy – Tư thế rắn hổ mang

Bài tập với tác dụng giúp cột sống được thư giãn, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Trước tiên hãy nằm úp trên sàn, tay mở rộng bằng hai vai và chống lên trên sàn. Hướng mặt lên trên và gáy gập ra phía trước, giữ nguyên tư thế này trong vòng vài giây, thở đều đặn để thoải mái hơn. Bạn nên tập động tác này 2 đến 3 lần mỗi ngày tập để đạt hiệu quả.

Tư thế tập rắn hổ mang

Tư thế tập rắn hổ mang (Nguồn: benhviemxuongkhop.com)

2. Tư thế đứa trẻ – Child pose

Với cách tập yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy này, bạn sẽ giảm bớt được sự khó chịu ở vùng cổ vai gáy một cách rất tốt. Bạn quỳ hai chân trên sàn và vươn thẳng hai tay về phía trước. Cúi gập người sao cho đầu chạm với đất, lưng giữ thẳng. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 7 – 10 giây và thực hiện 9 – 10 lần trong mỗi ngày tập.

3. Tư thế con bò – Cow pose

Tư thế con bò hay còn gọi là con mèo là bài tập yoga cho người đau cổ vai gáy hữu hiệu và cũng là cách chữa đau vai gáy được dân văn phòng ưa chuộng. Bài tập khá đơn giản, quỳ hai gối sao cho hai mũi chân tiếp xúc sàn nhà, hai tay chống sàn, cơ thể nâng cao và mắt hướng lên phía trên, bụng hóp lại. Hít thở nhẹ nhàng, đều đặn sau đó thả lỏng bụng và cúi mặt dần xuống sàn nhà. Thực hiện bài tập này 2 – 3 lần để thấy hiệu quả.

Tư thế tập con bò/ con mèo

Tư thế tập con bò/ con mèo (Nguồn: anphucspa.vn)

4. Tư thế kéo giãn lưng

Đối với những người hay bị đau cổ vai gáy thì nên thực hiện bài tập này một cách thường xuyên để các cơ bắp được mềm dẻo, chắc khỏe hơn. Người tập thực hiện ngồi chụm chân, 2 chân kéo căng và đặt 2 tay lên đầu gối. Từ từ ngả người đồng thời đưa tay về phía trước cho đến khi tay chạm vào các đầu ngón chân. Sau đó gập người dần, hai khủy tay gập lại, gập người đến khi trán chạm vào đầu gối.

5. Tư thế xác chết

Còn có tên gọi là Savasana, tư thế xác chết là phương pháp tập yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy khó có thể bỏ qua. Với bài tập này, hãy chuẩn bị một tấm thảm tập yoga êm ái, mềm mại, sau đó bạn chỉ cần nằm ngửa, giữ nguyên phần cơ thể, dang rộng hai chân và duỗi thẳng tay, lòng bàn tay để ngửa. Cả cơ thể thả lỏng, nhắm mắt lại và thở nhẹ nhàng để cảm nhận được sự thư thái, thoải mái. Đây là bài tập yoga mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể nói chung và vấn đề xương khớp nói riêng.

Tư thế xác chết

Tư thế xác chết (Nguồn: baotuoiltre.com)

6. Tư thế nhân sư

Bài tập tư thế nhân sư sẽ giúp giải tỏa những chèn ép ở vùng cột sống, đặc biệt cột sống cổ, giảm chứng đau mỏi vai gáy hiệu quả hơn. Để thực hiện bài tập, trước tiên bạn nằm sấp duỗi thẳng hai chân và chống hai tay trên sàn. Giữ chặt phần lưng, mông và đùi, dùng hai tay từ từ nâng nâng phần cơ thể lên sao cho bụng không rời khỏi sàn nhà. Ưỡn cao ngực và hướng cằm ra phía trước, hít thở thật sâu trong vòng 10 -15 giây.

7. Tư thế mặt bò

Người tập thực hiện ngồi thẳng lưng, chân trái và chân phải co lại, tay đặt cạnh người. Bên cạnh đó, hãy đặt chân phải chồng lên chân trái và gập chân trái lại sao cho chạm hông phải. Hít thở nhẹ nhàng và thay đổi các vị trí tay ra trước sau. Động tác lặp lại 5 lần để đạt được hiệu quả.

Tư thế mặt bò

Tư thế mặt bò (Nguồn: huonganhyoga.vn)

8. Tư thế luồn kim

Đây cũng là một trong những phương pháp giúp trị đau vai gáy hiệu quả nhờ việc cải thiện tình trạng lưu thông máu huyết để vùng cổ vai gáy được thư giãn hơn. Với bài tập này, trước tiên hãy bắt đầu bằng cách chống hai tay và đầu gối xuống sàn, tiếp đó nâng tay trái lên và luồn qua không gian giữa tay phải và chân phải. Đẩy vai xuống và hướng lòng bàn tay lên trên. Lặp lại động tác trên với bên còn lại.

Một số phương pháp tập yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy trên đây được coi là biện pháp hữu hiệu để bạn giảm thiểu được các cơn đau cũng như phòng bệnh tốt hơn. Ngoài những bài tập này ra, bạn nên kết hợp với việc thăm khám xương khớp định kỳ, tham khảo các gói trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu, cũng như áp dụng nhiều biện pháp phòng tránh khác để hệ xương khớp luôn khỏe mạnh.