Vào những dịp Tết đến xuân về, một trong những việc mà bất cứ gia đình nào cũng cần thực hiện đó là dọn bàn thờ ngày tết. Dưới đây là các bước dọn bàn thờ chuẩn chỉnh và tươm tất để chuẩn bị dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
1. Cách dọn bàn thờ ngày Tết 2022
1.1. Gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ
Trước khi chuẩn bị dọn dẹp bàn thờ, gia chủ nên tắm rửa thật sạch sẽ. Theo quan niệm của người xưa nếu gia chủ tắm bằng nước lá mùi già là tốt nhất. Ngoài làm sạch cơ thể, lá mùi còn mang đến hương thơm dịu nhẹ, tinh thần thư thái cho mọi người. Bên cạnh đó thì hai bàn tay chuẩn bị lau bàn thờ cũng cần phải rửa thật sạch sẽ.
Đầu tiên là chuẩn bị hoa quả (Nguồn: media.laodong.vn)
1.2. Chuẩn bị hoa quả bày lên bàn thờ
Bạn nên bày đĩa hoa quả để đặt lên bàn thờ, các loại hoa quả chuyên thờ cúng như: chuối, quýt, đu đủ, táo… Ngoài ra bạn cũng nên đặt chén nước bên cạnh.
1.3. Thắp một nén hương lên bàn thờ để thông báo về việc dọn dẹp cho tổ tiên cùng các thần linh biết
Trước khi tiến hành các bước dọn bàn thờ ngày tết bạn cần tiến hành thắp hương cùng với trái cây để thông báo cho tổ tiên, các vị thần linh biết mình chuẩn bị lau dọn bàn thờ. Khi hương cháy hết thì gia chủ mới bắt tay vào công cuộc dọn dẹp.
1.4. Chuẩn bị sẵn sàng một chiếc bàn sạch sẽ, bên trên trải giấy đỏ hay trải vải để đặt bài vị
Khi chuẩn bị dọn bàn thờ ngày tết bạn nên chuẩn bị một chiếc bàn hoặc khay nhỏ, trên đó phủ giấy đỏ hoặc vải trắng. Đây sẽ là vị trí để bạn đặt bài vị, các đồ thờ, bát hương. Bạn không nên đặt những đồ thờ cúng tùy tiện ở mặt đất hay sàn nhà.
1.5. Lau rửa bài vị
Lau rửa bài vị là bước không thể thiếu trong dọn dẹp bàn thờ ngày tết. Khi lau, bạn cần sử dụng khăn mềm sạch, lau bằng nước ấm. Trường hợp, bàn thờ nhà bạn có thờ bài vị các vị thần Phật thì bạn sẽ tiến hành lau trước, bài vị tổ tiên sẽ lau sau, cấm kỵ thay đổi thứ tự.
Lau rửa bài vị (Nguồn: baomoi.com)
1.6. Dọn bát hương
Sau khi rút hết chân hương, bạn nên lấy thìa để múc từng thìa tro ra bên ngoài thay vì cầm bát hương và thẳng tay đổ hết tro bởi đây là hành động có thể gây “tán tài”.
1.7. Đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ
Bạn đem bài vị tổ tiên và thần Phật đặt đúng chỗ cũ ban đầu, không nên thay đổi vị trí.
1.8. Đốt bảy tờ tiền vàng để dùng làm dấu hơ
Đốt tiền vàng là một bước không thể thiếu trong dọn bàn thờ ngày tết. Bạn để lò than hoa nhỏ trong tầm 15 phút, đặt ở phía dưới bàn thờ, tiếp đến lấy 7 tờ tiền vàng để dùng làm dấu hơ 4 hướng trái – phải, trên – dưới để khai quang.
1.9. Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng với ý nghĩa làm sạch vị trí mà bạn muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương
Cách thực hiện bước này tương tự như ở bước trên, sau đó khi tiền vàng cháy gần hết, bạn bỏ vào trong lò than hoa bên dưới bàn thờ.
1.10. Đốt 12 que hương lên và thực hiện cắm theo thứ tự của hướng thời gian
Bạn sẽ lấy đốt 12 que hương rồi cắm theo thứ tự các hướng thời gian theo đúng kim đồng hồ. Chẳng hạn nén hương thứ nhất bạn sẽ cắm ở vị trí 1h, nén hương thứ 2 vị trí 2h, que hương thứ 3 vị trí 3h… cho tới khi hết 12 que hương. Mỗi que hương cắm ở vị trí khác nhau đều mang những ý nghĩa nhất định cầu chúc năm mới bình an, phát tài phát lộc…
1.11. Tỉa bớt chân hương lưu ý để lại ít nhất là 3 – 5 – 7 hoặc 9 cây
Gia chủ tỉa bớt chân hương đi, chỉ để ít chân hương để tránh bụi. Chân hương bỏ ra cần được đốt đi sau đó tro đem thả xuống sông, hồ kỵ việc đổ lung tung.
Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng (Nguồn: tuoitre.vn)
2. Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ ngày tết
Dọn dẹp bàn thờ ngày Tết để mời gia tiên về vào dịp đầu năm mới là một trong những phong tục cổ truyền mang nét đẹp đặc trưng của người Việt. Tuy nhiên, việc này cũng có không ít những lưu ý quan trọng:
2.1. Thời điểm dọn bàn thờ là khi nào?
Việc dọn bàn thờ cần tiến hành thường xuyên chứ không đơn thuần chỉ trong mấy ngày tết. Dọn bàn thờ là cách để bạn bày tỏ tấm lòng tôn kính, tưởng nhớ của mình đối với tổ tiên. Bàn thờ có gọn gàng, sạch sẽ thì gia tiên mới có thể phù hộ độ trì may mắn, bình yên cho gia đình.
2.2. Sắm lễ thế nào cho đúng?
Bạn sắm lễ bao gồm: hoa tươi, quả tươi và nước sạch để bày lên bàn thờ. Riêng hoa cũng cần biết cách cắm hoa để giữ độ tươi lâu dài, phát tài lộc. Lưu ý không nên sử dụng các đồ giả như hoa giả, trái cây giả vì như thế không thể hiện được sự thành kính đối với tổ tiên và thần Phật. Đây là một trong những chú ý bạn cần biết khi dọn bàn thờ ngày tết.
2.3. Bố trí bàn thờ đúng lệ cũ phép xưa?
Bạn đặt bát hương ở đúng vị trí trung tâm của bàn thờ, sau bát hương là ảnh gia tiên (nếu có). Mâm hũ quả, rượu cần đặt phía trước hoặc bên cạnh bát hương.
Lựa chọn thời điểm dọn bàn thờ phù hợp (Nguồn: laodong.vn)
2.4. Thắp hương thông báo gia tiên
Khi chuẩn bị dọn dẹp bàn thờ thì bạn nên thắp nén hương để báo và xin phép tổ tiên cho phép lau chùi, di chuyển vị trí bát hương bài vị. Bạn phải đợi sau khi nén hương cháy hết thì mới tiến hành lau chùi.
2.5. Dùng nước ấm lau rửa bàn thờ
Khi dọn bàn thờ ngày tết bạn nên lấy nước ấm để lau bàn thờ chứ không nên lấy nước lã bởi trong nước lã đôi khi chứa nhiều tạp chất hay vi khuẩn, không tốt cho việc lau chùi khu vực thờ gia tiên.
2.6. Những việc nên tránh khi lau dọn bàn thờ
Trong quá trình lau dọn bạn nên lau nhẹ nhàng và cẩn thận, không nên làm đổ hoặc vỡ các đồ thờ cúng gia tiên. Đây là điều cấm kỵ và có thể gây xui xẻo cho gia chủ.
Bố trí bàn thờ đúng lệ cũ phép xưa (Nguồn: eva.vn)
Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách dọn dẹp bàn thờ gia tiên trong những ngày giáp Tết cũng như cách bố trí bàn thờ đầy đủ và hợp lý nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua đồ thờ cúng chất lượng, trái cây tươi sạch thì hãy truy cập vào trang thương mại điện tử Useful.vn ngay hôm nay nhé!