Bạn có biết chiếc máy lạnh điều hòa không khí cho không gian nhà mình cũng cần sự chăm sóc, vệ sinh đúng cách để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình cũng như tăng tuổi thọ, độ bền. Vậy, cách vệ sinh máy lạnh tại nhà như thế nào?
1. Khi nào cần vệ sinh máy lạnh
Nếu chiếc điều hòa, máy lạnh hiện đại, sang trọng, hữu ích nhà bạn đã được mua về sử dụng tầm 3 đến 4 tháng ở mức độ thường xuyên thì đây cũng sẽ là thời gian thích hợp để bạn vệ sinh, bảo dưỡng máy. Khi vệ sinh bạn nên chú ý đến các cách vệ sinh máy lạnh sau: Kiểm tra lưới lọc bụi cũng như khoang chứa cánh quạt, màng chứa nước, vỏ máy cùng các điểm được nối điện và dàn nóng/lạnh.
Kiểm tra và vệ sinh máy lạnh thường xuyên để tăng thời gian sử dụng (Nguồn: Internet)
2. Cách tháo máy lạnh để vệ sinh
Khi máy lạnh nhà bạn chạy được khoảng từ 2 cho đến 3 tuần thì tấm lưới lọc của máy sẽ tích tụ một lớp bụi ngăn cản không khí lưu thông trong dàn lạnh, làm máy kém lạnh. Lúc đó bạn nên tham khảo cách tháo máy lạnh để vệ sinh dưới đây, thực hiện như sau: Đầu tiên, bạn cần tháo lưới lọc máy để xịt rửa, sử dụng cách mở nắp mặt nạ ở phía trước của máy, sau đó rút lưới lọc bụi máy ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cần tham khảo cách rửa máy lạnh khi dùng máy bơm nước để xịt và rửa cục ngoài trời bằng việc xịt áp lực nước di chuyển vào dàn tản nhiệt máy.
3. Cách vệ sinh máy lạnh sạch bụi bám, vi khuẩn
3.1. Ngắt nguồn điện
Để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh máy, bạn nên tắt hết các nguồn điện được sử dụng để cung cấp điện cho điều hòa. Sau khi nguồn điện đã được cắt, bạn phải đợi khoảng 2 phút thì mới được phép tiến hành bảo dưỡng máy.
3.2. Kiểm tra lượng gas
Khi bạn bật máy lạnh mà không cảm nhận được hơi lạnh tỏa ra hay có tỏa ra nhưng rất yếu không như thường ngày hoặc khi cảm nhận thấy dàn nóng máy lạnh bên ngoài không có hiện tượng luồng hơi nóng thổi ra hay dàn lạnh máy trong nhà bị đóng một lớp đá thì đó là một trong những triệu chứng máy lạnh nhà bạn đã sắp sửa hết gas và bạn cần kiểm tra lượng gas ngay lập tức. Ngoài ra, hiện nay, ở một số dòng máy lạnh còn có chức năng chẩn đoán giúp người sử dụng có thể theo dõi thông số gas một cách dễ dàng ngay trên chiếc remote. Chiếc điều hòa Panasonic cao cấp, tân tiến hiện nay có trang bị tính năng tiện ích này.
Máy điều hòa Panasonic (Nguồn: dienmaychinhhang.net)
3.3. Kiểm tra hoạt động
Để đảm bảo máy vận hành bình thường, việc kiểm tra hoạt động của máy cũng là một trong những điều hết sức quan trọng. Mở vỏ máy lạnh ra và tiến hành các thao tác kiểm tra các loại linh kiện cũng như các thiết bị bên trong máy xem có sai sót gì hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra mô-tơ điện, máy bơm áp lực,… để xem chúng có triệu chứng bị hỏng hóc gì không. Nếu có, hãy nhấc điện thoại và gọi ngay đến nhân viên bảo trì để sửa chữa hay thay thế.
3.4. Vệ sinh dàn lạnh
Các bước vệ sinh dàn lạnh như sau: Đầu tiên, bạn cần làm sạch vỏ máy điều hòa. Trước hết, tắt điều hòa, sau đó dùng một chiếc khăn ẩm để lau sạch bụi bám trực tiếp vào thiết bị. Trong quá trình lau, nên di chuyển khăn ở cùng hướng, tiếp theo chà nhẹ trên bề mặt máy lạnh từ trái sang phải cho đến phần rìa rồi dừng lại, gấp giẻ và lật mặt khăn sang bên sạch rồi tiếp tục lau lại lần nữa. Sau khi lau xong, bạn tiến hành vệ sinh bộ phận lưới lọc, đầu tiên, bạn cần mở mặt trước của máy bằng cách đơn giản là chạm nhẹ vào các lẫy hay là các gờ chỗ vỏ máy. Tiếp đến, bạn mang đi rửa bằng nước sạch và để khô. Áp dụng cách vệ sinh máy lạnh cho bộ phận dàn lạnh như trên đây, chính là tuần tự mà bạn nên tuân theo khi bảo dưỡng máy lạnh nhà mình.
Vệ sinh dàn lạnh (Nguồn: blogspot.com)
3.5. Vệ sinh cánh quạt
Để chiếc máy lạnh được vận hành đúng công suất, việc vệ sinh cánh quạt là một điều không thể thiếu. Vì bộ phận cánh tản nhiệt không thể tháo rời được, nên khi vệ sinh bộ phận này của cánh quạt, bạn cần chú ý khử trùng bằng cách dùng các thiết bị vệ sinh ở dạng chai xịt.
3.6. Vệ sinh dàn nóng
Không chỉ với các sản phẩm điện máy điện lạnh Samsung chất lượng cao mà với cả các dòng máy điều hòa của những loại điện máy điện lạnh khác thì việc vệ sinh chúng rất quan trọng, đặc biệt là vệ sinh dàn nóng. Để vệ sinh bộ phận này, đầu tiên bạn cần tháo nắp dàn nóng, sau đó dùng loại máy bơm có áp lực nhỏ để xịt nước theo các dạng tia ở các khe dàn tản nhiệt nhằm giúp tẩy sạch bụi bẩn, côn trùng bám,… Song song đó, bạn cũng nên chú ý xem xét dàn nóng liệu có được che chắn, bảo vệ cẩn thận không, dây tiếp đất của máy lạnh có còn nguyên vẹn không,…
Vệ sinh dàn nóng (Nguồn: medium.com)
3.7. Vệ sinh lưới lọc khí cùng vỏ máy
Để vệ sinh lưới lọc khí cùng vỏ máy, bạn cần tháo rời bộ lọc khí sau đó tiến hành rửa sạch bằng nước ấm với nhiệt độ vào khoảng 30 độ sau khi đã tham khảo qua cách rửa máy lạnh. Cuối cùng, bạn để bộ lọc khí cho ráo nước và dùng khăn lau qua cho sạch. Cùng với đó, bạn cũng nên dùng loại khăn có mức nhiệt độ vừa phải để lau qua vỏ máy, giữ vệ sinh cho máy sạch sẽ hơn.
3.8. Kiểm tra lại
Và bước cuối cùng, sau khi bạn đã lắp lại hết tất cả các loại thiết bị, bạn cần kiểm tra nguồn điện cũng như dây điện, ổ cắm điện ở xung quanh để xem chúng có lỏng lẻo hay có bị hở không. Tiếp đó, bạn bật máy lên và kiểm tra xem máy hoạt động có ổn định không. Ngoài ra, để tránh những tác động không mong muốn từ bên ngoài thì việc bảo vệ sản phẩm điện máy điện lạnh hữu ích cho gia đình cũng nên là khâu thường xuyên mà bạn phải chú ý.
Vệ sinh lưới lọc khí cùng vỏ máy (Nguồn: i.ytimg.com)
Hiện nay có nhiều loại máy điều hòa đến từ nhiều thương hiệu khác nhau đang được sử dụng trên thị trường như máy điều hòa Casper chất lượng cao, máy điều hòa dòng Daikin vận hành mạnh mẽ,…. Tuy nhiên để chúng hoạt động hiệu quả nhất, tuổi thọ tăng lên thì việc bảo trì, bảo dưỡng hợp lý chính là việc mà bạn cần quan tâm trong suốt quá trình sử dụng và thực hiện đều đặn nhé!