1. Tự kỷ ở người lớn là gì?
Tự kỷ ở người lớn là triệu chứng rối loạn hệ thần kinh có tính chất phức tạp. Rối loạn này có những tác động và gây nên những ảnh hưởng nhất định đến người dùng như: khiếm khuyết quan hệ trong sinh hoạt hàng ngày, khó khăn trở ngại trong giao tiếp, không kiểm soát được hành vi suy nghĩ,…
Tự kỷ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, công việc các mối quan hệ xã hội. Về lâu dài càng nặng thì ảnh hưởng càng lớn đến tâm lý, sức khỏe, hành vi của người dùng.
Tự kỷ ở người lớn rất nguy hiểm. (Nguồn: anhcdn.com)
2. Dấu hiệu tự kỷ ở người lớn rõ ràng nhất
Tuy có nhiều dấu hiệu tự kỷ ở người lớn nhưng bạn có thể theo dõi và quan sát những dấu hiệu rõ ràng nhất, phổ biến nhất để phát hiện nhanh chóng và kịp thời.
2.1. Dấu hiệu tự kỷ ở người lớn trong hành vi
Quan sát hành vi của những người lớn có dấu hiệu tự kỷ sẽ có những hành vi như: xu hướng tập trung bị lệch, thay vì tập trung tổng thể theo sự vật sự việc nhưng người có dấu hiệu tự kỷ lại chỉ có sự quan tâm một phần hay một bộ phận nhất định mà thôi. Những quan tâm, chú ý chỉ đặt vào một chủ đề nhất định và có xu hướng đi theo suốt. Hành vi có thể nói là có sự rập khuôn một cách máy móc.
2.2. Triệu chứng của tự kỷ trong các mối quan hệ, và giao tiếp
Bạn có thể nhận thấy dấu hiệu này thể hiện rõ ở trạng thái ít giao tiếp, ít tương tác, ít nói chuyện, học tập kém, tiếp thu, tính toán kém. Không thể tự mình bắt đầu một cuộc trò chuyện bình thường, cũng không thể tự duy trì cuộc trò chuyện. Không có sự linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ. Không có được sự nhanh nhạy để hiểu được ý nghĩa của các câu trò chuyện.
Không nên xem thường bệnh tự kỷ người lớn. (Nguồn: szimpatika.hu)
2.3. Biểu hiện của bệnh tự kỷ ở người lớn trong gia đình
Các dấu hiệu có thể dễ dàng nhận ra hơn như xa lánh mọi người, không cùng sinh hoạt giao tiếp, cũng chẳng còn muốn tham gia các chuyến đi du lịch thú vị cùng gia đình. Nếu có sinh hoạt giao tiếp thì thường không tập trung theo xu hướng hoạt động chung, có sự tách biệt. Ngoài ra có khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ đi kèm để người khác hiểu. Hành vi và thái độ không kiểm soát được như mong muốn.
2.4. Triệu chứng tự kỷ ở người lớn tại nơi làm việc
Trong môi trường làm việc những người có dấu hiệu tự kỷ thường không có sự hòa đồng cùng đồng nghiệp. Việc thiết lập mối quan hệ, tình cảm giữa đồng nghiệp và mọi người xung quanh bị hạn chế.
Không có sự phát triển về kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp. Ngôn ngữ và tư thế cơ thể không có sự tự nhiên nên dần trở nên tách biệt khác lạ với môi trường chung. Tương tự như các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, làm việc không hiệu quả, làm việc chậm trễ không hoàn thành công việc thường xuyên xảy ra.
Chủ động thăm khám để điều trị bệnh tự kỷ. (Nguồn: m.pogled.ba)
3. Tự kỷ ở người lớn được chẩn đoán như thế nào
Bệnh tự kỷ cần được thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt cũng như thực hiện các xét nghiệm liên quan mang ý nghĩa y tế khoa học rồi mới được chẩn đoán từ bác sĩ và các chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực này. Dấu hiệu bệnh tự kỷ của người lớn lại đa dạng từ nhẹ đến nặng cảnh báo.
3.1. Khi nào cần gặp bác sĩ
Bất cứ khi nào bạn nghi ngờ hoặc phát hiện mình có những dấu hiệu liên quan đến bệnh thì đều nên đến gặp bác sĩ. Khi gặp bác sĩ bạn sẽ được thăm khám và tư vấn định hướng hướng điều trị khắc phục cho phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của bạn.
3.2. Phương pháp chẩn đoán tự kỷ ở người lớn
Các nghiên cứu đã khẳng định, chứng bệnh tự kỷ ở người lớn là rối loạn thần kinh sẽ tồn tại suốt đời với người bệnh. Vì vậy việc điều trị khá khó khăn, việc điều trị khỏi hoàn toàn là còn hạn chế. Kể cả việc bạn phát hiện bệnh càng sớm thì việc điều trị cũng không đảm bảo.
Hiện nay phương pháp điều trị được ưu tiên áp dụng là gặp chuyên gia tâm lý, gặp bác sĩ điều trị, làm trắc nghiệm, thực hiện phỏng vấn tư vấn tâm lý để phát hiện các bất thường trong giao tiếp… là những phương pháp chẩn đoán được đưa vào các trung tâm, cơ sở y tế.
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin thiết thực về căn bệnh tự kỷ nguy hiểm ở người lớn để có được hướng phòng chống cũng như điều trị có hiệu quả.