Việc ở cữ sau sinh rất quan trọng, nếu kiêng cữ đúng cách sẽ giúp mẹ tránh được các bệnh hậu sản về sau. Vậy phụ nữ cần kiêng gì sau khi sinh? Hãy cùng Blog Useful điểm qua những điều cần kiêng cữ sau sinh mà các chị em lần đầu làm mẹ nên quan tâm.
1. Kiêng cữ sau sinh có cần thiết hay không?
Rất nhiều ý kiến trái chiều về việc ở cữ sau khi sinh, một số bộ phận theo quan niệm dân gian cho rằng rất cần thiết, ngược lại một số người theo tư tưởng hiện đại lại cho rằng việc ở cữ sau sinh là cổ hủ. Vậy quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai?
1.1 Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh
Nhiều người thắc mắc không biết có nên kiêng cữ sau sinh? Câu trả lời là rất cần thiết. Bởi vì trong quá trình sinh nở, người mẹ mất rất nhiều sức lực và đối mặt với những nguy hiểm. Như một lẽ dĩ nhiên, sau quá trình “vượt cạn”, người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi, để phục hồi các tổn thương mà dân gian vẫn gọi là ở cữ sau sinh. Thời gian ở cữ rất quan trọng, giúp các bà mẹ tránh khỏi các bệnh hậu sản về sau như đau đầu, cơ thể suy nhược, đau lưng, ốm yếu,… Do vậy những quan điểm cho rằng ở cữ sau sinh cổ hủ là sai lệch.
Ở cữ sau sinh là rất cần thiết cho mẹ để bảo vệ chính mình và mang lại điều tốt nhất cho con (Nguồn: conlatatca.vn)
cháo dinh dưỡng cho bé tăng cân
Vì người xưa thường dành ra 3 tháng để ở cữ và thực hiện nhiều phương pháp rất khắt khe nên nhiều người cho rằng nó không đúng. Tuy nhiên chỉ cần loại bỏ những quan niệm cổ hủ, lạc hậu như không tắm trong vòng một tháng, phải mặc áo quần kín, không được ra ngoài trời, không được vận động, xem sách báo, kiêng chuyện vợ chồng, ăn uống phải kiêng cữ, sưởi ấm bằng than trong mọi điều kiện thời tiết và thậm chí uống nước tiểu của em bé để gọi sữa. Những quan điểm này hoàn toàn phản khoa học và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
Việc ở cữ không hẳn là sai nhưng nếu không biết áp dụng một cách chọn lọc và phù hợp thì sẽ gây ra hậu quả xấu đến sức khỏe. Để sức khỏe của mẹ và bé được đảm bảo mọi người cần loại bỏ những quan niệm trên và áp dụng các phương pháp kiêng cữ sau sinh khoa học hơn.
Ở cữ sau sinh liệu có còn cần thiết? (Nguồn: bibomart.com.vn)
1.2. Cách kiêng cữ sau sinh khoa học gồm những gì
Giai đoạn ở cữ sau sinh rất quan trọng, nhưng không nên kiêng cữ quá đáng và hà khắc. Để quá trình ở cữ được thuận lợi và hiệu quả, các mẹ chỉ cần ghi nhớ những lưu ý sau đây.
Về việc tắm gội
Khoảng từ 3 – 4 ngày sau khi sinh các mẹ có thể tắm được. Các mẹ nên tắm bằng nước ấm và không được tắm quá lâu, dưới 20 phút. Trong quá trình tắm gội, các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi tắm xong, cần làm khô cơ thể và tóc, mặc áo quần thoải mái.
Các mẹ hoàn toàn có thể tắm bình thường sau 3-4 ngày sinh con (Nguồn: ithuoc.net)
Về ăn mặc, quần áo
Nếu thời tiết lạnh giá thì các mẹ nên mặc quần áo ấm, trùm kín cơ thể để giữ ấm. Vào những ngày nắng nóng thì có thể mặc áo quần mỏng nhẹ, quần áo cộc, có thể mở quạt hoặc điều hòa với số nhỏ, cho gió nhẹ, không thổi trực tiếp vào mặt.
Thư giãn tinh thần, tránh bị stress
Để đầu óc được thoải mái và thư giãn các mẹ có thể đọc báo, xem tivi, nghe nhạc bất cứ khi nào rảnh rỗi, tuy nhiên không nên xem quá nhiều, sẽ làm mỏi mắt, nếu mỏi mắt, các mẹ nên dừng xem và nhắm mắt lại để thư giãn.
Hãy tận dụng thời gian của mình để thư giãn tinh thần thoải mái (Nguồn: baomoi.com)
Không gian phòng ngủ
Nên thiết kế phòng có cửa sổ để ánh nắng và gió có thể chiếu vào, tuy nhiên giường ngủ thì nên đặt cách xa cửa sổ để tránh gió lùa vào làm bé bị cảm. Các mẹ cũng có thể bế bé ra ngoài trời vào buổi sáng để tắm nắng và thư giãn cơ thể.
Thiết kế phòng có ánh sáng chiếu vào để cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái hơn (Nguồn: myphambachlien.vn)
Về việc vận động cơ thể
Một việc cần kiêng cữ sau sinh là các mẹ nên kiêng vận động nặng, không nên chạy nhảy, tuy nhiên vẫn nên có cơ thể vận động bằng việc đi bộ, làm các việc tay chân như thay tã, bồng con, cho con bú,.. để chân tay được vận động, xương cốt được co giãn, đều rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng các phương pháp vận động giảm cân và thư giãn sau sinh hiệu quả để tránh tình trạng ngồi không một chỗ dẫn đến stress và tăng cân.
Thường xuyên vận động nhẹ để cơ thể linh hoạt và tinh thần thoải mái sau sinh (Nguồn: spatrinhmy.com)
Về việc vệ sinh cá nhân
Những ngày đầu răng lợi rất yếu nên đánh răng bằng nước ấm hoặc nếu chưa đánh răng thì có thể súc miệng bằng nước muối loãng. Đối với đầu tóc thì nên chải nhẹ nhàng, không nên chải quá mạnh là được.
Về chuyện vợ chồng
Sau khi sinh, theo như lời khuyên của các chuyên gia thì các mẹ cần kiêng chuyện vợ chồng trong thời gian còn sản dịch. Sau khi hết sản dịch các mẹ có thể bắt đầu quan hệ trở lại, nhưng lưu ý là nên nhẹ nhàng.
Đấng mày râu nên thông cảm và thấu hiểu cho chị em trong thời gian sau khi sinh (Nguồn: baomoi.com)
Về chế độ ăn uống
Cơ thể sau khi sinh khá nhạy cảm lại phải cung cấp sữa cho con nên các mẹ nên kiêng các loại thực phẩm có tình hàn gây lạnh bụng, các chất kích thích, còn lại các thực phẩm khác vẫn có thể ăn bình thường.
Sau sinh nếu không kiêng cữ mẹ sẽ gặp phải những hậu quả gì về sau? (Nguồn: bibomart.com.vn)
2. Lưu ý kiêng cữ sau sinh cực kỳ cần thiết
Giai đoạn sau sinh rất quan trọng do vậy các mẹ cần lưu ý kiêng cữ đúng cách để cơ thể nhanh chóng phục hồi, có đủ năng lượng để chăm sóc bé.
2.1. Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Sinh nở rất mất sức nên các mẹ cần bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe đảm bảo và chất lượng để lấy lại thể trạng, đồng thời có đủ năng lượng để nuôi con. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ nhanh chóng khỏe mạnh đồng thời có sữa để cho bé bú. Trong thực phẩm phải luôn có các chất như chất đạm, tinh bột, đường, rau xanh tuy nhiên các mẹ nên kiêng cữ ăn uống đồ chua, đồ ăn có tính hàn, uống nước đá lạnh,… những thực phẩm này có thể khiến mẹ bị đau bụng, ảnh hưởng tới nguồn sữa, làm bé bị ảnh hưởng khi bú sữa mẹ.
Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ khỏe mạnh sau khi sinh (Nguồn: blogtamsu.vn)
2.2 Tranh thủ nằm càng nhiều càng tốt
Trẻ hay quấy khóc khiến các mẹ phải ẵm bồng, ngồi để ru con nhiều, hoạt động hằng ngày diễn ra nhiều sẽ khiến các mẹ dễ đau lưng về sau. Sau sinh mẹ ngồi và ẵm bồng con quá nhiều chỉ sau 3 tháng sẽ cảm nhận được những cơn đau lưng rõ rệt. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột, lưng sẽ hay nhức mỏi, ê buốt. Do vậy, ngay sau sinh các mẹ chỉ nên ngồi khi cho bé bú còn lại thời gian còn lại nên nằm. Sử dụng các loại gối êm nhẹ và hỗ trợ tư thế nằm tốt để các mẹ có thể thoải mái hơn và có được giấc ngủ sâu hơn.
Tranh thủ nằm mọi lúc có thể để đảm bảo sức khỏe chăm sóc bé (Nguồn: giadinhvanhoa.com.vn)
2.3 Không làm việc nặng
Sau khi sinh cơ thể rất yếu, đặc biệt đối với những trường hợp sinh mổ vết thương còn chưa hồi phục nên các mẹ cần kiêng cữ sau sinh không được làm việc nặng. Khi làm việc nặng, các mẹ phải dùng lực nhiều, điều này có thể ảnh hưởng đến vết mổ hoặc làm tử cung bị tổn thương khiến vết thương tổn thương nặng hơn hoặc rất lâu lành. Cho nên sau sinh các mẹ không nên làm bất cứ những việc quá sức, việc của các mẹ lúc này là hồi phục cơ thể và nuôi con thật tốt. Hãy chủ động nhờ chồng hoặc người thân trong nhà hỗ trợ nếu cần làm những việc nặng.
Những điều cần kiêng cữ cho mẹ sau khi sinh. (Nguồn: giadinhtre.vn )
2.4 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Sau khi sinh, răng lợi còn yếu nên các mẹ nên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để đánh răng súc miệng. Sau khi ăn nên súc miệng sạch sẽ để tránh vi khuẩn lây lan sang bé khi thơm nựng trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên đến các bệnh viện nha khoa để bác sĩ kiểm tra định kỳ tình hình răng miệng sau sinh nhé.
Các mẹ cần cẩn thận trong việc vệ sinh răng miệng sau khi sinh (Nguồn: vicare.vn)
2.5 Tắm nắng đúng thời điểm
Để cơ thể nhanh phục hồi, tinh thần thoải mái, bé phát triển tốt thì cả mẹ và bé nên dành thời gian tắm nắng buổi sáng mỗi ngày. Để việc tắm nắng được tốt thì mẹ và bé chỉ nên tắm nắng trong vòng 30 phút và tắm nắng trước 8h.
Tranh thủ thời gian cùng bé tắm nắng vào mỗi buổi sáng (Nguồn: momhugsbaby.com)
2.6 Sử dụng gối mềm khi đi xe hơi
Sau khi sinh nếu di chuyển từ bệnh viện về nhà hoặc khi cần di chuyển đi đâu đó có việc gấp các mẹ nên chuẩn bị một chiếc gối có ruột gối mềm, thoải mái để đặt dưới bụng, tránh tình trạng đau nhói khi đi xe bị rung lắc hay gặp ổ gà. Việc đặt gối mềm trên bụng giúp vết thương ở bụng bị ít ảnh hưởng.