Bệnh ung thư tuyến giáp ngày càng phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy dấu hiệu nhận biết, cách chăm sóc người bệnh ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blog Useful để có được các kiến thức cần thiết cho mình nhé!
1. Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp xuất hiện khi các tế bào ở tuyến giáp biến đổi bất thường và vượt tầm kiểm soát của cơ thể. Tuyến giáp là một dạng nội tiết tố ở giữa cổ, bao gồm 2 thùy nối nhau qua eo giáp trạng. Bộ phận này có chức năng tiết hormone để hỗ trợ cơ thể phát triển.
Bệnh ung thư tuyến giáp có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất vẫn là ung thư tuyến giáp nhú, thể không biệt hóa, thể tủy. Tuy nhiên nguy hiểm nhất vẫn là thể tủy và không biệt hóa. Chính vì thế người bệnh cần phải đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe uy tín, lưu ý đặc biệt và làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ nếu gặp phải hai trường hợp này.
2. Dấu hiệu ung thư tuyến giáp thường gặp
Giai đoạn đầu triệu chứng ít biểu hiện rõ rệt, người bệnh ung thư tuyến giáp thường không biết hay không để ý cho đến khi đi khám tầm soát ung thư ở bệnh viện uy tín mới phát hiện ra. Thế nên, bạn cần lưu ý nếu vùng cổ của có những biểu hiện sau thì phải đi khám ngay:
2.1. Xuất hiện khối u ở cổ
Một trong những biểu hiện của bệnh chính là vùng cổ xuất hiện các khối u, tùy theo từng người mà kích thước to nhỏ khác nhau. Vị trí xuất hiện có thể là ở trước cổ hay bên dưới yết hầu, khối u nổi lên được khoảng vài tuần. Lúc này bạn cần chủ động đến bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời.
Vùng cổ bắt đầu xuất hiện các khối u (Nguồn: genvita.vn)
2.2. Khàn giọng
Khàn giọng là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư tuyến giáp, thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng cảm cúm thông thường nên hay bị bỏ qua. Bởi tuyến giáp nằm ở vùng cổ, khi khối u xuất hiện và lan rộng ra thanh quản sẽ gây ảnh hưởng đến hộp thanh âm. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến khàn giọng kéo dài, thế nên bạn cần thăm khám và thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp sớm nếu xuất hiện tình trạng này.
2.3. Xuất hiện các hạch sưng to
Dấu hiệu tiếp theo của bệnh ung thư tuyến giáp chính là vùng cổ xuất hiện các hạch, đồng thời bạn sẽ cảm thấy bị đau rát và rất khó khăn khi uống nước và ăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh hoạt của người bệnh. Dấu hiệu này cũng dễ gây nhầm lẫn với căn bệnh ung thư thực quản, do đó bạn hãy chủ động thăm khám chuyên khoa để biết mình mắc bệnh gì và nhận phác đồ điều trị phù hợp.
Vùng cổ xuất hiện các vùng hạch ở cổ là dấu hiệu của bệnh (Nguồn: genvita.vn)
2.4. Các triệu chứng muộn
Một số triệu chứng muộn của ung thư tuyến giáp chính là người bệnh sẽ bị khó thở, khó nuốt khi ăn và uống. Bởi lúc này các tế bào ung thư đã lan rộng đến vùng khí quản và thực quản.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ xuất hiện tình trạng đau họng, đau ở vùng cổ, thường thì các cơn đau dai dẳng và ngày càng dữ dội hơn. Sau một thời gian người bệnh bắt đầu xuất hiện các cơn ho, dù uống thuốc nhưng vẫn không thuyên giảm.
3. Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp
3.1. Rối loạn hệ miễn dịch
Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp đầu tiên chính là do cơ thể bị rối loạn hệ miễn dịch, làm cho chức năng sản sinh các kháng thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus suy yếu. Đây cũng là điều kiện, cơ hội để các khuẩn có hại, virus tấn công, trong đó có tuyến giáp và gây nên ung thư tuyến giáp.
Rối loạn hệ miễn dịch sẽ làm cho vi khuẩn xâm hại tế bào tuyến giáp (Nguồn: baomoitrongngay.net)
3.1. Tiền căn xạ trị vùng cổ hoặc nhiễm phóng xạ
Trong quá trình sinh hoạt cơ thể có thể bị nhiễm các chất phóng xạ qua đường hô hấp và tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tuyến giáp, làm suy giảm chức năng cũng như khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
3.3. Di truyền từ gia đình
Theo nghiên cứu của các cơ quan y tế cho biết có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp là do di truyền. Trong gia đình có bố mẹ hay người thân bị thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn những người khác. Vậy nên cách tốt nhất là mỗi người cần đảm bảo việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm và chữa trị nhanh chóng.
3.4. Do lối sống
Một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh như thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, bị thiếu i ốt, thừa cân, béo phì… Chính vì thế, để bảo vệ bản thân bạn cần có lối sống lành mạnh, loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, lựa chọn kỹ càng nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn được Bộ Y tế chứng nhận đồng thời có chế độ rèn luyện sức khỏe hợp lý, thể dục thể thao mỗi ngày.
Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp (Nguồn: samcau.vn)
3.5. Tuổi tác, hoocmon, giới tính
Phụ nữ ở độ tuổi từ 30 – 50 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới từ 2- 4 lần. Bởi lúc này hoocmon ở phụ nữ kích thích quá trình tạo thành bướu ở hạch tuyến giáp và tuyến giáp. Sau một thời gian các bướu này sẽ phát triển thành ung thư, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
3.6. Mắc bệnh tuyến giáp
Nếu bạn đã có tiền sử bị bệnh tuyến giáp, bệnh basedow, bệnh viêm tuyến giáp hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Vì thế, bạn cần thăm khám tổng quát định kỳ và khám tầm soát ung thư tuyến giáp để sớm phát hiện bệnh và kịp thời chữa trị.
3.7. Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Những người bị những bệnh liên quan đến tuyến giáp trong quá trình điều trị sẽ phải uống i ốt phóng xạ. Đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp, do đó cần sử dụng theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ.
Những người có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp sẽ có khả năng bị ung thư cao hơn (Nguồn: cafef.vn)
4. Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không
4.1. Ung thư tuyến giáp tiến triển như thế nào?
Khó phát hiện ra
Ung thư tuyến giáp là bệnh liên quan đến nội tiết tố, phổ biến ở nữ giới từ 20-50 tuổi. Bệnh xuất hiện khi các tế bào ung thư ác tính tấn công, làm rối loạn chức năng của cơ thể. Các dấu hiệu của bệnh là đau họng, ho cho nên dễ nhầm lẫn với triệu chứng cảm cúm, khó phát hiện.
Các giai đoạn tiến triển như thế nào?
Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư tuyến giáp hầu như không có biểu hiện gì đặc biệt, người bệnh vẫn sinh hoạt, ăn uống một cách bình thường. Bạn chỉ có thể phát hiện ra khi đi khám định kỳ tại các cơ sở y tế.
Trong giai đoạn tiếp theo, bệnh nhân bắt đầu nhìn hay sờ thấy các cục hạch ở trước cổ, lúc này vùng cổ, hàm hoặc tai bắt đầu cảm thấy đau. Muộn hơn, tế bào ung thư đã di căn đến vùng khí quản, thực quản, thanh quản và khiến người bệnh thấy khó thở, khó nuốt, giọng khàn…. Lúc này quá trình điều trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn.
Ho mãn tính, khó thở cũng là dấu hiệu của bệnh (Nguồn: kenh14.vn)
4.2. Các biến chứng của ung thư tuyến giáp
Bướu giáp lành tính sau một thời gian rất có thể sẽ biến chứng thành ác tính và dễ dẫn đến ung thư tuyến giáp. Ban đầu các dấu hiệu chưa rõ rệt nhưng bạn có thể nhận thấy cơ thể mình đang có sự thay đổi, chẳng hạn như giảm cân nhanh chóng, dễ hồi hộp, lo lắng và sút cân không nguyên nhân…
U tuyến giáp lớn dần sẽ có biểu hiện rõ rệt hơn là vùng cổ nổi hạch, khó thở, khó nuốt và đau họng kéo dài… Với những dấu hiệu bất thường này bạn cần thực hiện tầm soát ung thư chuẩn xác để phát hiện bệnh nếu có và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn hơn cho việc chữa bệnh.
4.3. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp
Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là phụ nữ bắt đầu bước sang độ tuổi 30. Bởi lúc này các hoocmon và nội tiết tố gia tăng kích thích hình thành bướu. Theo nghiên cứu của Bộ Y tế khoảng 2% bệnh nhân là trẻ em và thanh thiếu niên.
4.4. Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu
Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu là nỗi lo và thắc mắc của bệnh nhân cũng như gia đình bệnh nhân. Theo thống kế thì loại ung thư này “phản ứng” tốt nhất với các phương pháp điều trị bệnh.
Trong trường hợp ung thư nhú ở thể u nang thì chiều hướng phát triển của bệnh chậm hơn. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ kéo dài được tuổi thọ, thậm chí tuổi thọ cũng sẽ như một người bình thường. Do vậy, bạn cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, theo các chỉ định của bác sĩ, giữ vững tâm lý và có chế độ ăn uống phù hợp, khoa học.
Trong suốt quá trình điều trị dù có tín hiệu bệnh khả quan thì người bệnh vẫn cần theo dõi thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Để phát hiện ra bệnh ung thư tuyến giáp ở dạng nang, dạng nhú còn sót lại thì người bệnh phải làm xét nghiệm thyroglobulin máu hoặc có thể làm xạ hình tuyến giáp định kỳ để xem bệnh có tái phát hay không.
Những người già thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn (Nguồn: diepcavuong.com)
5. Sống khỏe với ung thư tuyến giáp
5.1. Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi hoàn toàn không
Bệnh ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật và điều trị bổ trợ cho dù người bệnh đang ở giai đoạn phát triển khối u. Trong quá trình điều trị bạn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần sử dụng các loại thực phẩm giàu i – ốt, giúp phòng ngừa ung thư tốt.
5.2. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
Bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thường phải dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật nếu không điều trị đúng phác đồ thì người bệnh sẽ có nguy cơ bị suy giáp hoặc di căn bệnh nguy hiểm.
Những phương pháp điều trị ung thư được áp dụng hiện nay chính là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, Iod phóng xạ. Bên cạnh đó, kết hợp với nội tiết trị liệu nếu nguyên nhân do các hoóc môn trong cơ thể tăng cao. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp chữa trị thích ứng.
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi hoàn toàn (Nguồn: bloganchoi.com)
5.3. Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư tuyến giáp như thế nào?
Uống đúng thuốc theo toa bác sĩ
Một số bệnh nhân có thể trạng yếu nên quá trình sử dụng thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng kháng thuốc như đổ mồ hôi, tiêu chảy. Trong trường hợp liều thuốc quá yếu sẽ khiến cho người bệnh bị cảm, khàn giọng và táo bón. Do đó, nếu gặp các tình trạng trên bạn hãy nói với bác sĩ để điều chỉnh liều thuốc phù hợp.
Dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp
Người bị ung thư tuyến giáp nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ như rau xanh, các loại hoa quả tốt cho việc điều trị ung thư tuyến giáp, tăng sức đề kháng, không bị táo bón, nhất là khi điều trị xạ trị. Hơn nữa, bổ sung nước cũng giúp cho hệ tiêu hóa và đường ruột khỏe mạnh hơn.
Gợi ý những thực phẩm bệnh nhân tuyến giáp không nên dùng:
- Thực phẩm bổ sung iot: Rau xanh đậm, hải sản, các loại hải sản, dùng muối iot thay cho muối thường.
- Thực phẩm chứa canxi: Sữa và các sản phẩm từ sữa, cua đồng, trứng…
- Thực phẩm chứa Omega -3,6: cá cơm biển, cá hồi, hạt bí ngô, quả óc chó
Những thói quen ăn uống tốt người bị ung thư tuyến giáp nên lưu ý:
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để bệnh nhân dễ ăn
- Nấu thức ăn mềm để dễ nuốt hơn
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Nếu khó nuốt có thể hấp hoặc nghiền để dễ ăn.
- Chọn thực phẩm tươi giàu protein để cơ thể được nạp thêm năng lượng
Người bệnh luôn phải nhớ rằng dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Nếu chưa có kiến thức và chưa rõ về chế độ dinh dưỡng thì bệnh nhân hoặc người nhà nên hỏi bác sĩ để có kế hoạch ăn uống tốt nhất.
Người bệnh nên uống nhiều nước trong quá trình điều trị (Nguồn: tamnhinrong.org)
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Ngoài ra bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Điều này sẽ giúp cho bạn biết được những thực phẩm tốt cho tuyến giáp giàu dinh dưỡng, hỗ trợ trong quá trình điều trị.
Bệnh ung thư tuyến giáp không chừa bất cứ ai, đặc biệt phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vì vậy, mỗi người hãy trang bị cho mình những kiến thức về căn bệnh này nói riêng và bệnh ung thư nói chung, đồng thời định kỳ tham gia tầm soát ung thư cũng như kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, lành mạnh và loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe để cơ thể tốt hơn nhé!