Nguyên nhân của bệnh tự kỷ do đâu? Tự kỷ có biểu hiện bệnh ra sao? Có thể chữa khỏi chứng tự kỷ không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, để biết được đáp án chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh khá phổ biến này, hội chứng tự kỷ.
1. Bệnh tự kỷ là gì?
Bệnh tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển do mắc phải những khiếm khuyết trong các mặt quan hệ xã hội, giao tiếp ngôn ngữ, bằng cử chỉ và hoạt động sở thích hạn chế và thường lặp đi lặp lại nhiều lần. Hội chứng tự kỷ thường mắc phải ở trẻ nhỏ, trẻ bắt đầu lên hai sẽ xuất hiện các dấu hiệu bệnh, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện trên thì chứng tỏ đã mắc hội chứng tự kỷ.
Tự kỷ thường xuất hiện ở trẻ nhỏ (Nguồn: steps.edu.vn)
2. Đặc điểm dấu hiệu của người tự kỷ
Nếu nhận thấy người thân của mình xuất hiện các biểu hiện sau thì có khả năng rất cao người đó đã mắc phải hội chứng tự kỷ.
2.1. Mối quan hệ, giao tiếp xã hội
Những người mắc chứng tự kỷ thường lười giao tiếp, chỉ thích chơi một mình, ngại tiếp xúc và trò chuyện cùng mọi người, có xu hướng cô lập mình với thế giới xung quanh, người tự kỷ thường không sợ người lạ nhưng cũng không thân thiện với bất cứ ai, trẻ không nhận thức được khi được gọi tên, thường nhìn theo hướng tay người chỉ và không biết chỉ trỏ ngón tay…
2.2. Phát triển xã hội
Trẻ không có khả năng giao tiếp và gắn kết xã hội, người mắc bệnh tự kỷ thường cô lập bản thân với xã hội, lầm lì không muốn giao lưu với thế giới bên ngoài, khả năng phát triển xã hội rất kém.
2.3. Giao tiếp
Người bị tự kỷ thường rất hạn chế về ngôn ngữ, chậm nói, khó khăn trong giao tiếp, thường lầm lì, không cười, thường nhìn chăm chú mắt người đối diện, không có tương tác với mọi người xung quanh. Người tự kỷ thường nói ra những từ vô nghĩa, hay la hét, thường lặp lại một chuỗi âm thanh vô nghĩa. Người tự kỷ thường vô cảm trước mọi lời nói mặc dù trẻ vẫn nghe.
2.4. Hành vi lặp đi lặp lại
Người tự kỷ thường có hiện tượng lặp đi lặp lại một hành vi, cử chỉ và lời nói, ví dụ như nói liên tục một câu vô nghĩa, lắc lư người liên tục, đập đầu vào tường, tay cầm khư khư một đồ vật, lặp lại lên tiếp một hoạt động…
2.5. Các triệu chứng khác
Bên cạnh đó người bị bệnh tự kỷ thường giống những biểu hiện của bệnh trầm cảm như rối loạn ăn uống, thường xuyên la hét, chống đối và làm đau bản thân. Người bệnh xuất hiện nhiều hành vi kỳ lạ, vận động chậm chạp, gắn bó bất thường với một đồ vật, chậm nói,…
Tự kỷ có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái (Nguồn: khoe24h.vn )
3. Nguyên nhân của chứng bệnh tự kỷ
Tự kỷ không phải tự nhiên mà có, người bị tự kỷ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
3.1. Di truyền
Tự kỷ là một chứng bệnh có khả năng di truyền rất cao. Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh tự kỷ thì con cái có khả năng bị tự kỷ rất cao. Tự kỷ được xem là một dạng bệnh có liên quan đến thần kinh, não bộ bị tổn thương, tâm lý phát triển không tốt. Do đó, trước khi quyết định mang thai bệnh nhân tự kỷ cần điều trị dứt điểm để tránh di truyền sang cho con.
3.2. Tổn thương trong quá trình mang thai
Giai đoạn mang thai chính là thời kỳ trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động tâm lý cho đến nguồn dinh dưỡng được cung cấp. Phụ nữ khi mang thai có tâm trạng vui vẻ thì khi sinh con thường khỏe mạnh và thông minh. Trái lại phụ nữ khi mang thai chịu nhiều đau đớn và tổn thương về thể chất lẫn tinh thần sẽ khiến trẻ sinh ra ít nói, chậm chạp, thậm chí là tự kỷ. Do đó khi mang thai cần có một tinh thần thật thoải mái và vui vẻ. Thử các phương pháp giảm stress cho bà bầu cũng như đăng ký thai sản trọn gói để được chăm sóc tốt nhất.
3.3. Môi trường sống
Một môi trường sống trong lành và thoáng mát luôn đem lại tâm trạng thoải mái hơn môi trường ô nhiễm. Những người phải sống trong những môi trường ô nhiễm,ngột ngạt thường có tâm trạng mệt mỏi, u uất, buồn chán và ngại giao tiếp với xã hội. Điều rất dễ xảy ra ở trẻ em, khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng u uất, ngại giao tiếp, ít giao lưu, ở nhà không tiếp xúc với ai.
Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không (Nguồn: ssl.com)
4. Tự kỷ có phải là bệnh không?
Rất nhiều người phân vân không biết tự kỷ có phải là một căn bệnh không, theo nghiên cứu của các chuyên gia thì tự kỷ chỉ là một hội chứng bệnh chứ không phải là một căn bệnh.
4.1. Dấu hiệu của tự kỷ dễ nhầm lẫn, chẩn đoán sai
Chứng tự kỷ rất dễ nhầm lẫn và chẩn đoán sai do các dấu hiệu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với tình trạng chậm nói, chậm phát triển ở trẻ nhỏ hay một số bệnh khuyết tật về thính giác, động kinh hay hội chứng mất ngôn ngữ… Do đó, rất nhiều trường hợp bố mẹ cứ nghĩ con mình bị tự kỷ tuy nhiên đó chỉ là nhầm lẫn. Để có thể chẩn đoán chính xác chứng tự kỷ ở trẻ, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám nhi, không nên tự suy đoán bệnh.
4.2. Vì sao tự kỷ là hội chứng không phải là bệnh
Rất nhiều người thắc mắc về việc tự kỷ có phải là một căn bệnh không, thì câu trả lời ở đây là tự kỷ không phải là một căn bệnh mà nó chỉ là một hội chứng, tự kỷ không có khả năng không lây lan từ người sang người.
Hiện nay, vẫn chưa có một loại thuốc đặc thù điều trị chứng tự kỷ. Để điều trị bệnh chủ yếu dựa vào các liệu pháp giáo dục, điều trị tâm lý, khám chuyên khoa uy tín, trường hợp tự kỷ ở mức độ nhẹ nếu can thiệp sớm thì vẫn có thể phục hồi và tái hòa nhập được với cuộc sống bình thường. Đối với những trường hợp quá nặng thì mọi biện pháp điều trị chỉ giúp trẻ ổn định và có thể giao tiếp.
Tự kỷ không phải là một căn bệnh (Nguồn: thuocthang.com.vn)
5. Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không
Dù bạn mắc phải bệnh gì đi chăng nữa thì nếu để bệnh trở nặng, không điều trị thì rất nguy hiểm, chứng tự kỷ cũng vậy.
5.1. Tỷ lệ mắc chứng tự kỷ ở Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì tại Việt Nam hiện nay số người tự kỷ chiếm 1% dân số. Theo ước tính của chuyên gia thì hiện nay ước tính có khoảng một triệu trẻ tự kỷ và khoảng 8 triệu người bị ảnh hưởng chứng tự kỷ trực tiếp.
5.2. Ai có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỷ
Chứng tự kỷ xuất hiện chủ yếu ở nam giới, gấp khoảng 4 đến 5 lần hơn nữ giới. Mọi người thuộc mọi chủng tộc đều có thể mắc chứng tự kỷ. Mặc dù nguy cơ mắc bệnh trên bé trai cao và thường xuyên hơn các bé gái, nhưng hiện đại chứng tự kỷ bé gái cũng đang gia tăng đáng kể.
5.3. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc tự kỷ
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ, trẻ có thể tự kỷ do gia đình ít dành thời gian dạy trẻ , không quan tâm và trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ xem tivi, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều. Trẻ em ít giao lưu và tiếp xúc với những trẻ khác cũng khiến trẻ ngại giao tiếp, sống khép kín, lâu dần gây tự kỷ.
5.4. Hậu quả, di chứng của chứng tự kỷ
Trẻ mắc chứng tự kỷ thường chậm phát triển, khả năng nhận thức kém, khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp cũng hạn chế, hành vi và cảm xúc thường có những biểu hiện bất thường, tâm lý bất ổn.
Chỉ có khoảng 20% người mắc chứng tự kỷ có thể giao tiếp nhưng vẫn khó khăn. Còn lại 80% tự kỷ sẽ luôn tồn tại trong người, não bộ chậm phát triển, thường xuất hiện chứng động kinh, trầm cảm… luôn sống trong tình trạng lo sợ và u uất.
Người mắc tự kỷ không thể hòa nhập với xã hội, không thể lao động nuôi sống bản thân, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
5.5. Chứng tự kỷ có khả năng chữa khỏi không
Nếu bạn còn thắc mắc bệnh tự kỷ có chữa được không thì rất nhiều người nghĩ rằng tự kỷ không chữa được tuy nhiên đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Hiện nay nền y học rất phát triển, đã có nhiều phương pháp có thể giúp bệnh nhân tự kỷ cải thiện tình hình. Việc có thể chữa bệnh khỏi hoàn toàn hay không phụ thuộc nhiều vào mức độ nặng nhẹ, phương pháp và thời gian điều trị.
Ít quan tâm và cho trẻ coi tivi quá nhiều làm gia tăng tỷ lệ tự kỷ (Nguồn: baomoi.com)
6. Các phương pháp điều trị tự kỷ hiện nay
Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể áp dụng để điều trị bệnh tự kỷ, tùy vào mức độ bệnh mà có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
6.1. Dùng phương pháp giáo dục
Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong trị liệu tự kỷ. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ thăm khám và quan sát kỹ nhận thức, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, tự phục vụ của người tự kỷ.
Qua quá trình thăm khám chuyên gia sẽ xây dựng chiến lược trị liệu cho từng bệnh nhân cụ thể, sau đó tiến hành phân tích, những hành vi mà trẻ cần thực hiện, khuyến khích động viên trẻ. Đồng thời phương pháp này cũng giúp loại bỏ những hành vi tiêu cực, giúp trẻ có ứng xử phù hợp.
Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp là phương pháp thường thấy để điều trị chứng tự kỷ. Trẻ tự kỷ có khó khăn về liên hệ; điều này bị chi phối to lớn bởi ngôn ngữ và lời nói. Phương pháp này thường được áp dụng cho từng trẻ, kéo dài từ một đến hai tuần một lần và có thể kéo dài nhiều năm.
Lao động trị liệu cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng để điều trị tự kỷ. Chỉ cần hướng dẫn trẻ thực hiện những công việc hằng ngày tại gia đình để giúp trẻ hiểu chính xác các sự vật và hiện tượng, hình thành khả năng tự lập, tự phục vụ bản thân.
Tự kỷ chưa có thuốc đặc trị (Nguồn: mediacdn.vn)
6.2. Thuốc điều trị
Như đã nói ở trên thì hiện nay chưa có thuốc để đặc trị bệnh tự kỷ tuy nhiên vẫn có thể sử dụng thuốc để chữa triệu chứng. Hội chứng tự kỷ xuất hiện khá nhiều triệu chứng, sử dụng thuốc sẽ giúp chữa một hay nhiều triệu chứng tự kỷ. Sử dụng thuốc kết hợp các liệu pháp điều trị về tâm lý, giáo dục sẽ giúp cải thiện tình hình của người bệnh theo chiều hướng tích cực hơn.
6.3. Liệu pháp thay thế
Ăn kiêng là biện pháp đưa lên hàng đầu để điều trị tự kỷ. Một chế độ ăn kiêng với những thực phẩm lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị chứng tự kỷ.
Liệu pháp âm nhạc sẽ làm giảm bớt các hành vi tiêu cực, tăng cường hoạt động tương tác xã hội. Âm nhạc có thể xâm nhập vào thế giới xúc cảm, tình cảm lạ lùng của người tự kỷ. Âm nhạc có sức cuốn hút, thâm nhập vào thế giới cảm xúc mà trẻ không thể kháng cự.
Phương pháp điều trị hyperbaric là một phương pháp điều trị y học, bệnh nhân được cho vào trong môi trường oxi tinh khiết với áp lực lớn hơn 1,4 atmosphere. Phương pháp này có tác dụng điều trị, vừa có tác dụng điều dưỡng người mắc chứng tự kỷ.
Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng tự kỷ (Nguồn: baomoi.zadn.vn)
7. Người tự kỷ có nên lập gia đình không
Rất nhiều người thắc mắc liệu người mắc chứng tự kỷ có thể lập gia đình không? Chứng tự kỷ có nhiều mức độ, nếu bản thân người bệnh có thể đối phó tốt với các đặc tính, đặc điểm của bệnh cũng như có thể bộc lộ một cách bình thường.
Nhiều trường hợp tự kỷ nhẹ vẫn có thể kiếm được việc làm, giao tiếp và duy trì các mối quan hệ, có khả năng chịu trách nhiệm với bản thân, và có thể lập gia đình. Chỉ với những trường hợp tự kỷ quá nặng, người bệnh không có ý thức thì mới không nên lập gia đình.
Với những chia sẻ trên chắc hẳn mọi người đã nắm được nguyên nhân, dấu hiệu, biểu hiện, cũng như các vấn đề liên quan đến việc điều trị bệnh tự kỷ.
Nếu trong gia đình có người thân mắc chứng tự kỷ thì cần thăm khám và nhận các liệu pháp điều trị kịp thời để cải thiện bệnh, tăng cơ hội tái hòa nhập với cộng đồng.