Đã có rất nhiều lời cảnh báo về căn bệnh trầm cảm ở trẻ em. Thực tế bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể trở thành mục tiêu của loại bệnh tâm lý đặc biệt này nếu không được gia đình và xã hội quan tâm đúng mức.
1. Bệnh trầm cảm ở trẻ em là gì?
Bệnh trầm cảm ở trẻ em khác với hội chứng ở phụ nữ, lứa tuổi vị thành niên hay người cao tuổi. Một đứa trẻ có vẻ buồn không nhất thiết nghĩa là bé bị trầm cảm. Nếu nỗi buồn trở nên dai dẳng, hoặc ảnh hưởng vào các hoạt động xã hội, sở thích, việc học ở trường hay cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc phải căn bệnh trầm cảm. Hãy nhớ rằng trong khi trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng thì vẫn có những phương pháp điều trị dứt điểm và rất tích cực. Bạn có thể tìm hiểu về căn bệnh này thông qua các tài liệu hay trong cuốn sách tâm lý hay viết về bệnh trầm cảm.
Nỗi lo về căn bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ (Nguồn: firstcrycdn.com)
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị trầm cảm
2.1. Khó chịu hoặc tức giận
Bé thể hiện thái độ khó chịu hoặc tức giận trong rất nhiều tình huống mà không hề bị tác động bởi những nguyên nhân đáng có. Sự khó chịu và tức giận vẫn tiếp diễn ngay cả khi vấn đề đã được giải quyết. Đối với trường hợp này, bố mẹ cần phải lắng nghe và chia sẻ với con nhiều hơn, chủ động dẫn con tham gia các hoạt động vui chơi giải trí cùng nhau để trẻ cảm thấy được quan tâm từ bố mẹ.
2.2. Cảm giác buồn bã và vô vọng liên tục
Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em giống với người lớn nhất là cảm giác buồn bã và vô vọng triền miên. Bản thân khi buồn bã và thất vọng bé sẽ có xu hướng chán nản việc học, vui chơi và giao tiếp với mọi người.
Tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng bởi cảm giác buồn bã và vô vọng (Nguồn: orensteinsolutions.com)
2.3. Xa lánh xã hội
Trẻ bị trầm cảm sẽ rất ngại tiếp xúc, thường xuyên ngồi trong phòng hay ở góc lớp không muốn trò chuyện hoặc vui chơi cùng các bạn. Những nơi đông người như rạp chiếu phim, công viên… cũng không khiến bé thích thú.
2.4. Tăng độ nhạy cảm với sự từ chối
Khi trẻ muốn một điều gì đó, nếu nhận được câu trả lời từ chối có thể trẻ sẽ không khóc lóc, giận hờn như thông thường… thay vào đó là sự buồn bã, trầm uất cũng nhiều suy nghĩ tiêu cực khác. Cần phải giải thích, chia sẻ cho bé biết lý do vì sao không được ba mẹ đồng ý, tránh phải những suy nghĩ do ba mẹ không yêu thương mình.
2.5. Thay đổi khẩu vị – tăng hoặc giảm
Do có những sự thay đổi về mặt cảm xúc và tâm lý, khẩu vị của trẻ đôi khi cũng có sự khác biệt như bỗng chốc yêu cầu đồ ăn mặn hơn hoặc nhạt hơn, thích đồ ăn cay nóng, ghét đồ ngọt…
Thay đổi khẩu vị – dấu hiệu căn bệnh trầm cảm trẻ em (Nguồn: theconversation.com)
2.6. Thay đổi giấc ngủ – mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
Đây là độ tuổi bé cần ăn đủ no, ngủ đủ giấc để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, bé lại có xu hướng ngủ ít đi do mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn so với ngày thường thì đều là những dấu hiệu rất đáng cảnh báo. Cần giúp bé có một đồng hồ sinh học tốt bằng việc ngủ đúng giờ qua các phương pháp cho bé một giấc ngủ sâu cũng như không ngủ quá giờ quy định.
2.7. Khóc hoặc hát to hơn bình thường
Bé có thể hát to hơn mọi người, hát trên những giai điệu khá khó hiểu. Việc kiểm soát cảm xúc như vui buồn hoặc khóc cũng bị đảo lộn.
2.8. Khó tập trung
Trẻ có thể bị giảm sự tập trung ngay ở trên lớp và ở nhà. Những câu hỏi của bạn thường phải lặp đi lặp lại rất nhiều lần và có vẻ trẻ sẽ quên chúng ngay sau đó. Tuy nhiên, đa số các trường hợp khó tập trung đều không phải đến từ căn bệnh trầm cảm ở trẻ em.
2.9. Mệt mỏi và năng lượng thấp
Bệnh trầm cảm ở trẻ em cũng có thể được cảnh báo thông qua thể trạng của trẻ như mệt mỏi, ủ rũ, không có năng lượng. Bổ sung cho con các thực phẩm giàu dưỡng chất, lấy lại sức khỏe sinh hoạt cho cuộc sống mỗi ngày, kết hợp với đó là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm lý giỏi để được hỗ trợ thêm.
2.10. Phản ánh về thể chất (như đau dạ dày, đau đầu) không đáp ứng với điều trị
Trẻ có thể nói với bạn rằng chúng bị đau đầu, đau dạ dày hay không được khỏe nhưng nếu bạn yêu cầu đến bác sĩ để khám hoặc uống thuốc thì ngay lập tức chúng sẽ từ chối.
Trẻ có thể kêu đau đầu, đau bụng nhưng không muốn khám bác sĩ (Nguồn: 30seconds.com)
2.11. Giảm khả năng hoạt động
Bạn sẽ thấy trẻ không hứng thú cũng như ít hoạt động trong các sự kiện và hoạt động ở nhà hoặc với bạn bè, ở trường, các hoạt động ngoại khóa và trong các sở thích hoặc sở thích khác.
2.12. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
Bệnh trầm cảm ở trẻ em còn khiến các bé luôn mang trong mình cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi khi làm sai một việc nhỏ hoặc không làm điều gì sai. Đây là những cảm xúc rất tiêu cực và vô cùng nguy hiểm.
2.13. Suy nghĩ hoặc tập trung suy giảm
Không chỉ việc tập trung bị suy giảm, khả năng tư duy hoặc nhìn nhận vấn đề cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
2.14. Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
Trẻ có thể hỏi bạn những câu hỏi liên quan tới cái chết, việc không còn sống trên đời nữa hoặc tự ý xem các clip nguy hiểm như tự tử, giết người… đây có lẽ là cảnh báo nguy hiểm nhất mà cha mẹ cần lưu tâm ngay lập tức.
Rất nhiều thông tin tiêu cực khi con bạn tiếp xúc với Internet (Nguồn: pcrevolution.co)
3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ em
Giống như ở người lớn, bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể gây ra bởi bất kỳ yếu tố liên quan đến sức khỏe thể chất, những biến cố trong cuộc sống, tiền sử mắc bệnh của gia đình, môi trường, tổn thương di truyền và rối loạn sinh hóa. Trầm cảm không phải là một trạng thái cảm xúc, cũng không phải là một bệnh lý có thể biến mất nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Trầm cảm có thể nảy sinh từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: indianexpress.com)
4. Những đứa bé nào dễ mắc bệnh trầm cảm
4.1. Bé có ba hoặc mẹ từng hoặc đang bị trầm cảm
Căn bệnh trầm cảm của phụ nữ sau sinh hay từ người cha có thể di truyền hoặc ảnh hưởng tới con cái của họ sau này. Trẻ có người thân trong gia đình từng mắc trầm cảm luôn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những gia đình bình thường khác.
Bệnh trầm cảm của cha mẹ có thể ảnh hưởng tới trẻ (Nguồn: huggies.com)
4.2. Bé bị bỏ rơi
Những đứa trẻ bị bỏ rơi đều mang trong mình những tổn thương rất lớn. Thiếu vắng đi tình thương và sự quan tâm của cha mẹ, bé rất dễ rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực như trầm cảm.
4.3. Những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong gia đình hỗn loạn
Gia đình hỗn loạn hay bạo lực gia đình đều có thể đẩy con cái vào căn bệnh trầm cảm ở trẻ em.
4.4. Trẻ em hoặc thanh thiếu niên từng bị lạm dụng
Trẻ từng bị lạm dụng sẽ có tổn thương về tâm lý cực kỳ nghiêm trọng, nếu không được quan tâm và chia sẻ, điều trị tâm lý… sẽ rất dễ dẫn đến trầm cảm.
Bệnh trầm cảm trẻ em có thể do quá khứ bé từng bị lạm dụng (Nguồn: .childmags.com)
4.5. Những đứa trẻ sử dụng ma túy và chất kích thích
Các chất kích thích như ma túy có thể dẫn đến ảo giác, trầm cảm ở trẻ (Nguồn: baomoi.com)
5. Hậu quả của trầm cảm ở trẻ em
5.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ
Sức khỏe và tinh thần của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thường thì sẽ mất rất nhiều thời gian để hồi phục.
5.2. Ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự phát triển thế chất của trẻ
Khả năng tập trung, tư duy và trí nhớ kém kéo theo sự giảm sút về học tập và phát triển thể chất của trẻ.
5.3. Ảnh hưởng đến tính mạng của bé
Bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bé nếu không được quan tâm, điều trị đúng cách và đặc biệt khi bé đã tìm hiểu về những vấn đề liên quan tới cái chết hoặc tự tử.
Hàng năm có rất nhiều trẻ em tự tử do mắc trầm cảm (Nguồn: abcnews.com)
6. Chẩn đoán bệnh trầm cảm ở trẻ em
Có rất nhiều cách để phát hiện và chẩn đoán căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ. Trước tiên với những dấu hiệu không ổn định từ bé, bạn có thể tạo một cuộc hẹn với các chuyên gia tâm lý, bác sĩ chăm sóc sức khỏe tâm thần dành cho trẻ em. Bé và bạn sẽ trải qua các câu hỏi mang tính đánh giá. Mặt khác, những thông tin bạn thu thập được từ bạn bè, thầy cô hay những người khác xung quanh bé sẽ giúp đỡ rất nhiều trong việc chẩn đoán bệnh.
Các phương pháp chẩn đoán tâm lý bệnh trầm cảm ở trẻ (Nguồn: hellobacsi.com)
7. Cách chữa trị bệnh trầm cảm ở trẻ em
7.1. Dùng liệu pháp tâm lý, tư vấn
Liệu pháp tâm lý, tư vấn đến từ các bệnh viện hàng đầu về chuyên khoa nhi và điều trị tâm lý cho trẻ nhỏ.
Điều trị trầm cảm bằng liệu pháp tư vấn (Nguồn: vtv.vn)
7.2. Dùng thuốc
Có nhiều loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em. Những thuốc này đều có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm các triệu chứng trầm cảm.
7.3. Phối hợp nhiều phương pháp
Ngoài ra, còn có thể phối hợp giữa nhiều phương pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em khác nhau như trị liệu hành vi nhận thức, liệu pháp kích thích não, trị liệu cá nhân IPT…
Kết hợp nhiều phương pháp để tăng hiệu quả điều trị (Nguồn: benhhoangtuong.com)
8. Lưu ý trước các dấu hiệu cảnh báo hành vi tự tử ở trẻ
Dưới đây đều là những dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm cảnh báo hành vi tự tử ở trẻ bị trầm cảm mà cha mẹ cần đặt biệt lưu tâm.
8.1. Cách ly xã hội, bao gồm cả sự cô lập với gia đình
Bé muốn ở một mình trong phòng cô lập ngay cả với những người trong gia đình đồng thời không muốn tới nơi đông người, kể cả trường học, khu vui chơi. Thời điểm này ba mẹ cần phải là người ở bên cạnh bé thường xuyên nhất để trò chuyện và giúp bé có thể cảm thấy thoải mái hơn khi đối mặt với cuộc sống và mọi người xung quanh.
8.2. Nói về tự tử, vô vọng, hoặc bất lực
Trẻ thường xuyên hỏi về cái chết, sự vô vọng, bất lực và các dấu hiệu liên quan tới tự tử. Ba mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân ngay cũng như chia sẻ thêm với bé và thực hiện các liệu trình khám chuyên sâu để các bác sĩ có được phương án chữa bệnh phù hợp cho bé.
8.3. Xuất hiện các hành vi không mong muốn (tình dục/bạo lực)
Có thể xuất hiện ở bé những hành động tiêu cực khác với thường ngày và không thể kiểm soát.
Bé không thể kiểm soát cách hành vi không mong muốn (Nguồn: theconversation.com)
8.4. Gia tăng những hành động liều lĩnh, nguy hiểm
Bé tự ý hành động nguy hiểm như nghịch dao, lửa chạy ra đường (Nguồn: human-wrongs-watch.net)
8.5. Tai nạn thường xuyên
Tần suất xảy ra các tai nạn thường xuyên hơn, ví dụ như đứt tay, bỏng, ngã xe… do bé không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình.
8.6. Lạm dụng chất kích thích
Bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể kéo theo sự lạm dụng chất kích thích như ma túy hoặc rượu… gây ảo giác, giảm tâm lý trầm uất ở trẻ.
8.7. Tập trung vào các chủ đề bệnh hoạn và tiêu cực
Thay vì theo dõi các loại sách, truyện dành cho thiếu nhi với nội dung hữu ích, tích cực. Trẻ lại lấn sâu vào những nội dung, chủ đề bệnh hoạn, tiêu cực trên mạng internet.
Mối hiểm họa từ các nội dung chia sẻ trên internet (Nguồn: dailymail.co)
8.8. Nói về tự tử và cái chết
Những câu hỏi của trẻ đôi khi sẽ thường tập trung về việc tự tử hay cái chết của một ai đó. Bất kỳ câu nói nào liên quan tới vấn đề tự tử từ trẻ đều hết sức nguy hiểm. Cha mẹ cần quan tâm, hỏi han và giúp bé thoát khỏi những ý niệm tiêu cực đó.
8.9. Tăng khóc hoặc giảm biểu hiện cảm xúc
Biểu hiện cảm xúc của trẻ em thường không quá phức tạp, nếu bạn cảm thấy bé thường xuyên bị rối loạn cảm xúc. Ví dụ như khóc hoặc cười không rõ nguyên nhân, thái quá hay thậm chí không hề biểu lộ cảm xúc thì đây cũng là biểu hiện rất đáng lưu tâm.
8.10. Cho đi của cải
Trẻ có thể cho đi những vật dụng, tiền tiêu vặt hay món đồ mà trẻ thường rất yêu thích.
Dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh trầm cảm nặng của trẻ (Nguồn: steemitimages.com)
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới căn bệnh trầm cảm ở trẻ em bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị. Mặc dù có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng không thể phủ nhận rằng nguyên nhân chính vẫn đến từ sự quan tâm, chăm sóc từ phía cha mẹ. Để giúp con luôn vui vẻ và có một thể trạng, tâm lý tốt nhất cha mẹ vẫn nên dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện và chia sẻ với các con, giúp trẻ vượt qua những khó khăn về tâm lý và sức khỏe. Những cuốn sách hay về nuôi dạy con, chăm sóc gia đình chắc chắn sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc làm bạn với con yêu!