Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, những căng thẳng, mệt mỏi từ áp lực công việc và cuộc sống cũng tỷ lệ thuận với sự phát triển nhanh chóng đó. Bệnh trầm cảm cũng vì thế mà xuất hiện phổ biến hơn, không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
1. Tìm hiểu về bệnh trầm cảm
1.1. Bệnh trầm cảm là gì?
Theo định nghĩa khoa học thì trầm cảm là một hội chứng rối loạn tâm thần dẫn đến rối loạn tâm trạng. Hội chứng này gây nên sự chán nản và buồn rầu trong một thời gian dài dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí não và thể chất.
Tình trạng buồn rầu, chán bản có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, dẫn đến việc khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, nếu nghiêm trọng thì hậu quả của chứng trầm cảm kéo dài có thể dẫn đến việc người bệnh nghĩ đến việc tự vẫn.
Infographic dấu hiệu trầm cảm nhẹ (Nguồn: healthplus.vn)
1.2. Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?
Câu trả lời là có. Do nguyên nhân của các ca trầm cảm đều xuất phát từ sức khỏe tâm thần có vấn đề của người bệnh, nên căn bệnh này là một bệnh lý có diễn biến phức tạp. Nếu chủ quan và không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng đau lòng.
1.3. Thống kê trầm cảm ở Việt Nam hiện nay
Theo thống kê vào đầu tháng 02/2019 của báo Nhân dân, chỉ số rối loạn sức khỏe tâm thần của giới trẻ Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh chóng, biểu hiện chiếm đa số nhất chính là trầm cảm.
Trích dẫn theo bài báo đăng ngày 01/02/2019 của báo Nhân dân có nội dung PGS, TS Nguyễn Huy Việt, nguyên Trưởng bộ môn Tâm thần, ĐH Y Hà Nội cho hay, trong rối loạn sức khỏe tâm thần thì phổ biến nhất là trầm cảm. Hiện nay, 3% – 5% dân số thế giới mắc bệnh này.
Ngoài lý do bệnh tật thì bị trầm cảm còn xuất phát từ nguyên nhân là người bệnh chịu áp lực, bị stress một thời gian dài. Những người mắc chứng trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Vì thế người thân trong gia đình cần thường xuyên quan sát và nhận biết để có thể kịp thời chữa trị khi bị mắc trầm cảm nhẹ, tránh để bệnh phát tác.
2. Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Câu trả lời là vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời. Có thể dẫn chứng rất nhiều trường hợp các người nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới chọn cho mình cách tự sát khi mắc trầm cảm một thời gian dài do phải chịu rất nhiều áp lực, căng thẳng, mệt mỏi từ công việc và cuộc sống.
Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không (Nguồn: mynurva.com)
3. Các loại trầm cảm
Hiện nay, có rất nhiều người – đặc biệt là các bạn trẻ đang gặp phải những dấu hiệu sớm của trầm cảm nhưng chủ quan hoặc không nhận biết được. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết của 09 loại trầm cảm.
3.1. Trầm cảm lâm sàng
Đây là trạng thái bệnh trầm cảm dễ gặp nhất trong các dạng trầm cảm. Biểu hiện của trầm cảm lâm sàng là luôn cảm thấy tuyệt vọng, buồn bã, thiếu hứng thú hoặc không còn sự hưng phấn khi vui chơi, cảm thấy khó chịu, thậm chí thay đổi thói quen, sinh hoạt, không tập trung và thường xuyên nghĩ đến việc tự tử. Trầm cảm lâm sàng còn được gọi là trầm cảm trầm trọng.
3.2. Rối loạn lưỡng cực (RLLC)
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là hội chứng bị rối loạn cảm xúc ở người bệnh. Họ có thể dễ dàng đang từ trạng thái hưng phấn chuyển sang trạng thái trầm cảm và ngược lại. Nguyên nhân của rối loạn lưỡng cực hiện nay thường xuất phát từ những chất dẫn truyền thần kinh, vấn đề sinh học trong cơ thể, yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Nên cho người bệnh trị liệu tâm lý và khám bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm ngay khi có những dấu hiệu này.
3.3. Trầm cảm theo mùa (SAD)
Trầm cảm theo mùa hay còn gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa là một chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, theo đó trầm cảm theo mùa thường khởi phát vào mùa đông và phục hồi vào mùa hè. Hội chứng này có nhiều dấu hiệu tương tự như trầm cảm nên dễ bị nhầm lẫn với trầm cảm thông thường.
Dấu hiệu của trầm cảm theo mùa thường là các dấu hiệu như: Cảm thấy buồn lo, mệt mỏi vào một thời điểm mùa cụ thể, giảm sự hưng phấn, thích thú với các hoạt động hay không còn tỉnh táo trong ngày.
Đừng để trầm cảm hạ gục bạn (Nguồn ảnh: file.hstatic.net)
3.4. Rối loạn trầm cảm dai dẳng
Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên, là một loại trầm cảm mãn tính. Bạn có thể mất hứng thú trong các hoạt động bình thường hàng ngày, cảm thấy vô vọng, năng suất giảm, lòng tự trọng thấp và có cảm giác hụt hẫng. Những cảm xúc này kéo dài trong nhiều năm và có thể ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ, học tập, công việc cũng như các hoạt động hàng ngày của bạn.
3.5. Trầm cảm sau sinh
Đối với phụ nữ sau sinh, các hormone trong cơ thể của họ thay đổi rất rõ rệt, kèm theo đó là những sự thay đổi cơ thể sau khi sinh nở dẫn đến việc họ trở nên nhạy cảm và dễ đang chuyển biến tâm trạng theo hướng tiêu cực.
Chính vì nguyên nhân đó, rất nhiều phụ nữ sau sinh dễ mắc hội chứng trầm cảm sau sinh. Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh, có thể kể đến như: Tâm trạng dễ đâm ra chán nản, tủi thân, cảm thấy tự ti về bản thân, dễ dàng buồn và khóc không hiểu nguyên nhân, không còn quan tâm chăm sóc bản thân, nếu nghiêm trọng có thể nghĩ đến việc tự vẫn và đặc biệt là đôi khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực có thể nghĩ đến chuyện hại con mình.
3.6. Rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD)
Theo y học, hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD) là một trạng thái nguy hiểm của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Triệu chứng nguy hiểm này bao gồm lo lắng, hoảng loạn, suy giảm hứng thú trong những hoạt động hay mối quan hệ thường ngày,trầm cảm, giận dữ tột độ, hoặc thậm chí có ý định tự tử.
3.7. Rối loạn tâm thần trầm cảm
Khoảng 20% người bị trầm cảm trở nên nghiêm trọng đến mức phát triển các triệu chứng tâm thần: Ảo giác, mất kiểm soát hành vi, kích động…
Việc điều trị rối loạn tâm thần trầm cảm mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên trì từ chính bệnh nhân và gia đình họ.
3.8. Trầm cảm không điển hình
Dạng trầm cảm không điển hình là dạng trầm cảm có thể làm trạng thái trầm cảm của bạn có xu hướng tích cực hơn với các triệu chứng như ăn nhiều, ngủ nhiều, cảm giác như tay và chân của bạn rất nặng hay cảm thấy bị bỏ rơi.
3.9. Rối loạn điều chỉnh
Rối loạn điều chỉnh là tình trạng căng thẳng có liên quan đến bệnh stress. Bạn có thể gặp phải những lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, những cảm xúc đó theo thời gian sẽ hết. Chính vì các nguyên nhân và dấu hiệu đó, chứng rối loạn điều chỉnh rất dễ bị nhầm lẫn và khó phát hiện. Với những người bệnh trầm cảm này cần thường xuyên trò chuyện cùng họ, tổ chức các chuyến du lịch xả stress, vui chơi giải trí để giảm thiểu tình trạng bệnh.
Trầm cảm đang gia tăng cùng những hậu quả tiêu cực (Nguồn: newsexpress.vn)
4. Nguyên nhân bệnh trầm cảm
4.1. Di truyền học
Nếu trong gia đình bạn có người bị trầm cảm, thì hãy cẩn thận. Vì điều đó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên khác. Con cái, anh chị em ruột và cha mẹ của những người bị trầm cảm nghiêm trọng có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn người bình thường nói chung.
4.2. Những thay đổi về sinh học
Nhịp sinh học của cơ thể rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự vận hành lành mạnh của cơ thể. Bạn có bao giờ nghe đến khái niệm “mất nhịp sinh học” hoặc “rối loạn nhịp sinh học” cơ thể. Đừng chủ quan! Vì những thay đổi về nhịp sinh học cơ thể có thể là nguyên nhân tiềm tàng của trầm cảm.
4.3. Dẫn truyền thần kinh
Chất dẫn truyền thần kinh là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền, kích hoạt các tế bào – giúp cho hệ thần kinh hoạt động tốt. Nếu có bất kỳ một sự bất thường nào về quá trình dẫn truyền thần kinh cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, gây rối loạn thần kinh.
4.4. Tác động của môi trường
Môi trường sống đóng một vai trò quan trọng đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Nếu môi trường sống của bạn quá phức tạp, không “sạch” chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bạn mỗi ngày.
Một bức ảnh biếm họa sự mệt mỏi của cuộc sống hiện đại (Nguồn: i.imacdn.com)
4.5. Tâm lý và xã hội
Tâm lý không ổn định kéo dài hoặc các định kiến khó thay đổi của xã hội cũng có thể là nguyên nhân khiến chúng ta chịu sức ép tâm lý nặng nề. Nếu không có phương pháp giải tỏa sự đè nặng tâm lý rất có thể dẫn đến chứng trầm cảm.
4.6. Sự tác động của các sự kiện trong cuộc sống
Trong cuộc sống của mỗi người chắc chắn sẽ có lúc xảy ra những sự kiện không như ý muốn. Có người sẽ tìm cách vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, có những sự kiện quá khó khăn, quá đau lòng để chấp nhận sẽ tác động mạnh mẽ làm tổn thương đến đời sống tâm lý của bạn. Chính những lúc như thế, nếu không mạnh mẽ vượt qua, chúng ta có thể trở thành nạn nhân của trầm cảm.
4.7. Tính cách
Mỗi người mang một màu sắc tính cách khác nhau. Có những người sinh ra đã rất hoạt bát, vui vẻ và yêu đời. Nhưng có những người lại sống khá khép kín, nội tâm và sâu sắc. Yếu tố tính cách cũng ảnh hưởng đến mức độ nặng hay nhẹ của trầm cảm.
Không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để vượt qua những biến cố (Nguồn: img.giaoduc.net.vn)
4.8. Chấn thương thời thơ ấu
Thời thơ ấu chính là khoảng thời gian quan trọng định hình tính cách của mỗi người. Có những trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm xuất phát từ những chấn thương thời thơ ấu. Những chấn thương này tác động mạnh mẽ tiêu cực một thời gian dài đến thể xác và tinh thần của họ khiến họ bị rối loạn tâm thần.
4.9. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số các loại thuốc tồn tại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh, một thời gian dài có thể dẫn đến trầm cảm.
4.10. Lạm dụng chất kích thích
Việc lạm dụng quá nhiều chất kích thích không chỉ gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe, tương lai của bạn mà còn là nguyên nhân khiến hệ thần kinh bị tổn thương khó hồi phục.
4.11. Do một chấn thương nào đó trong quá khứ
Một chấn thương hoặc một căn bệnh nào đó trong quá khứ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dẫn đến những sang chấn tâm lý tiêu cực cho người bệnh.
4.12. Một đợt trầm cảm trước đó
Nếu đã là nạn nhân của trầm cảm, sau khi mạnh mẽ vượt qua thì bạn hãy chú trọng chăm sóc sức khỏe tâm thần của mình nhiều hơn nữa. Vì cuộc sống ngày càng áp lực nên sẽ khiến bệnh cũ tái phát nếu bạn để bản thân bị chấn thương tâm lý một lần nữa.
4.13. Hội chứng đau mãn kinh
Mãn kinh là một hội chứng tưởng chừng bình thường trong quá trình chuyển đổi từ tuổi trung niên sang tuổi già. Đây là cả một quá trình biến đổi rất dài, làm thay đổi rất nhiều chức năng của các cơ quan trên cơ thể. Để trải qua giai đoạn này, chắc chắn các chị em phụ nữ phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng.
Trầm cảm có chữa được không (Nguồn: relatefamilytherapy.com)
5. Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh trầm cảm
5.1. Tiêu chuẩn DSM IV
DSM – V (Tên viết tắt của Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition), đây là phiên bản thứ 5 do Hội Thần kinh Hoa Kỳ công bố. Trong DSM – V đã phân loại 16 loại chẩn đoán về các loại bệnh cơ bản, liệt kê đầy đủ các triệu chứng của từng loại bệnh.
5.2. Chuẩn ICD-10 F32
ICD – 10 là thuật ngữ nói về hội chứng rối loạn tâm thần và hành vi, bao gồm từ F00 đến F99. F32 chính là giai đoạn trầm cảm.
6. Hậu quả của trầm cảm
Bệnh trầm cảm chính là nguyên nhân của rất nhiều kết cục đau thương, hối tiếc cho nhiều gia đình. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hậu quả của trầm cảm để có thể giảm thiểu được những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
6.1. Là nguyên nhân của bệnh tim
Trầm cảm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trái tim của chính bạn. Nếu bạn đang bị trầm cảm, dù là nhẹ nhất cũng khiến cơ tim bị viêm dẫn đến thiếu oxy – đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim bất kỳ lúc nào.
6.2. Giảm khả năng miễn dịch
Nếu để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn. Điều này khiến bạn dễ cảm hơn. Nếu thấy cơ thể bị cảm cúm cùng triệu chứng căng thẳng, lo lắng thì hãy chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn nhé.
6.3. Mất cảm giác ngon miệng
Hậu quả của trầm cảm sẽ có hai hướng: khiến bạn ăn nhiều hơn hoặc khiến bạn ăn ít đi. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, trầm cảm sẽ khiến bạn giảm cân hoặc tăng cân đột ngột.
6.4. Mất ngủ đêm
Những căng thẳng, lo âu, stress kéo dài sẽ tạo nên sức ép lên hệ thần kinh khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Hãy thử bổ sung vào thực đơn các món ăn giúp bạn có được giấc ngủ sâu, giúp cơ thể khỏe mạnh.
6.5. Nhức đầu và đau lưng
Việc suy nghĩ quá nhiều, căng thẳng về tinh thần khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng có thể gây ra nhức đầu và đau lưng. Cần phải đi khám bác sĩ cũng như đăng ký thực hiện bấm huyệt, xoa bóp giúp cơ thể giảm thiểu các đau nhức, kết hợp với đó là dành thời gian nghỉ ngơi điều độ tránh làm việc quá sức.
6.6. Gây biến động áp lực máu
Khi bạn đang stress, cơ thể của bạn tự nhiên phát hành hormone có liên quan. Những hormone căng thẳng gây ảnh hưởng đến huyết áp, làm cho nhịp tim của bạn cũng ảnh hưởng theo. Điều này là lý giải cho nguyên nhân gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.
6.7. Mệt mỏi
Đây là hậu quả đương nhiên của chứng trầm cảm, đời sống sức khỏe tâm thần không khỏe mạnh chắc chắn khiến cơ thể không được khỏe mạnh theo.
6.8. Giảm ham muốn tình dục
Những người đã bị trầm cảm một thời gian dài có thể gặp rắc rối trong đời sống tình dục, cụ thể là trầm cảm làm suy giảm ham muốn tình dục
6.9. Muốn tự sát, tự hại bản thân mình
Nhiều người mắc trầm cảm có những hành động tiêu cực mà họ cho đó là cách để họ thoát khỏi những mặc cảm về tội lỗi hoặc sự tự ti mà họ đang dành cho bản thân mình.
Có những mối quan hệ tích cực là biện pháp chữa trị bệnh trầm cảm hiệu quả (Nguồn: proteinworld.com)
7. Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm
7.1. Điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu
Trầm cảm là bệnh lý tâm lý phức tạp thì giải pháp điều trị tốt nhất chính là kiên trì dùng phương pháp trị liệu tâm lý giúp bệnh nhân phục hồi từ bên trong – đó chính là phục hồi sức khỏe đời sống tinh thần. Chỉ có như vậy mới điều trị dứt điểm được căn bệnh này.
7.2. Điều trị bằng thuốc
Hiện nay, điều trị trầm cảm bằng thuốc được xem là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả khả quan, hỗ trợ người bệnh điều tiết những rối loạn tâm lý của mình. Tùy theo mức độ bệnh, bệnh nhân đến khám với các bác sĩ chuyên khoa sẽ được kê toa thuốc phù hợp giúp họ mau chóng hồi phục.
Điều trị trầm cảm bằng thuốc phải có hướng dẫn của bác sĩ (Nguồn: baomoi.com)
Thực tế đã chứng kiến nhiều sự việc đau lòng gây ra bởi căn bệnh trầm cảm. Cuộc sống hiện đại đang châm ngòi cho căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến với tỷ lệ người mắc cao hơn, trẻ hóa hơn rất nhiều. Vì vậy, mỗi người hãy chủ động tự cứu chính mình tránh xa bệnh trầm cảm vô cùng nguy hiểm bằng cách xây dựng và thực hiện lối sống khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm axit folic, sử dụng nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe, đảm bảo xuất xứ, chất lượng; vận động cơ thể mỗi ngày, các chuyên gia đã chỉ ra rằng tập luyện yoga giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc trầm cảm. Đặc biệt, bạn hãy luôn giữ cho mình suy nghĩ tích cực, nhìn nhận mọi việc lạc quan, cởi mở với mọi người xung quanh hơn nhé!