1. Mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng gì trong 3 tháng cuối
1.1. Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ cho mẹ
Chất đạm
Là một thành phần dinh dưỡng mà mẹ không thể bỏ qua trong chế độ ăn 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi lẽ vào giai đoạn này, bao gồm đạm động vật thông qua thịt, cá, trứng, sữa và đạm thực vật có nhiều trong hạt đậu, hướng dương, bí đều rất cần thiết cho cơ thể. Chất đạm không chỉ hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi mà còn có tác dụng “kích hoạt” tuyến sữa chuẩn bị cho con sau khi sinh. Mỗi ngày, mẹ nên bổ sung 3 phần thực phẩm giàu đạm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày nhé!
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phong phú, đủ chất dành riêng cho bà bầu cuối thai kỳ (Nguồn: vicare.vn)
khám tổng quát tại Bệnh viện Vinmec
Protein
Một trong những câu trả lời đúng đắn nhất cho câu hỏi: 3 tháng cuối thai kỳ cần bổ sung gì? đó chính là protein. Chúng cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi và đồng thời gọi sữa mẹ về sẵn sàng cho khoảng thời gian chăm sóc con yêu sau sinh. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm tốt cho thai nhi 3 tháng cuối giàu protein như cá, thịt, gà, sữa, đậu hay các loại hạt với chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Mẹ nên uống 1 ly sữa mỗi ngày và một tuần nên ăn khoảng 340 gram hải sản.
Chất béo
Tác dụng của chất béo nằm ở việc tăng cường hấp thụ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể mẹ bầu, từ đó góp phần nâng cao sự phát triển hoàn thiện của bộ não và hệ thần kinh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn 3 tháng cuối thai kỳ hợp lý cần phải bổ sung 25 – 30% lượng chất béo dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Chúng có nhiều trong các loại dầu oliu, dầu bơ, lạc và các loại hạt khô. Đồng thời, bạn cần phải hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chất béo bão hòa như pho mát tươi, kem, khoai tây chiên hay các món ăn chiên xào với nhiều dầu mới.
Nên sử dụng dầu oliu để chế biến các món ăn hàng ngày cho mẹ bầu (Nguồn: tuinauan.com)
Tinh bột
Mẹ bầu cần cung cấp năng lượng bằng thực phẩm tinh bột và chất xơ cho cơ thể, giúp cho chị em tạm biệt nỗi lo táo bón hiệu quả và đồng thời tiếp thu dưỡng chất cho bé yêu trong bụng. Lời khuyên hữu ích của các mẹ bầu kinh nghiệm đó là nên sử dụng loại tinh bột có trong gạo, yến mạch, bột mì, tránh xa các loại bánh ngọt hay mì trắng. Bởi vì chúng vừa ít dinh dưỡng lại có thể gây nên béo phì sau sinh cho mẹ. Lưu ý chọn những loại thực phẩm nguyên củ, nguyên hạt từ 6 đến 11 phần các mẹ nhé!
Canxi
Việc hoàn thiện hệ xương trong những tháng cuối thai kỳ là rất quan trọng vì nếu không đủ cung cấp lượng canxi cho mẹ bầu để chuyển sang em bé sau sinh thì nguy cơ bệnh loãng xương ở mẹ trong những năm tháng sau này sẽ rất cao. Thêm vào đó, canxi cũng giúp điều hòa huyết áp, giảm thiểu các nguy cơ sinh non, thai lưu. Bạn nên bổ sung khoảng 1200mg mỗi ngày bằng cách ăn các thực phẩm nhiều canxi như sữa đậu nành, nước cam, rau lá xanh và sữa chua ít béo hoặc chọn thuốc bổ làm giải pháp bổ sung nếu không ăn được nhiều.
Uống nước cam mỗi ngày vừa cung cấp vitamin C vừa bổ sung canxi cho cơ thể mẹ bầu (Nguồn: conlatatca.vn)
Vitamin C
Bên cạnh thực đơn ăn uống trị thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối, các loại vitamin C là những chất cần thiết giúp cho thai nhi phát triển hệ xương mạnh khỏe ngay từ trong bụng mẹ, ngăn ngừa bệnh loãng xương ở mẹ. Vitamin C dồi dào trong các loại ớt chuông, cam, cà chua, bông cải xanh cần phải luôn có trong khẩu phần ăn mẹ bầu hàng ngày.
Nước và chất xơ
Ngăn ngừa táo bón, hạn chế tối đa bệnh trĩ – căn bệnh phổ biến vào giai đoạn các tháng cuối thai kỳ là công dụng tuyệt vời mà nước và chất xơ mang lại. Uống đủ 2 – 2,5 lít nước tinh khiết mỗi ngày theo nhiều đợt uống sẽ giúp mẹ bầu có lượng nước ối cần thiết, giảm thiểu nhiễm trùng đường tiết niệu và cơ thể giữ được nước. Ngoài ra, bạn cần bổ sung chất xơ từ 25 – 35 gram mỗi ngày để cung cấp đủ chất cho “mầm sống” trong bụng mẹ.
Trái cây và rau xanh rất quan trọng trong thực đơn bà bầu hàng ngày (Nguồn: eva.vn)
1.2. Những tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để bé khỏe mạnh
Không ăn thực phẩm mặn nhiều muối
Thói quen ăn mặn của mẹ bầu là lý do chính dẫn đến tình trạng nhiễm độc thai nghén và mắc chứng cao huyết áp trước, trong và sau khi sinh. Khi mang thai, lượng muối trong cơ thể mẹ đã tăng nhiều so với bình thường, từ 1000 – 2000 mg/1 ngày nên bạn không cần cung ứng muối nữa. Hãy cố gắng kiểm soát chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ vừa giúp mẹ khỏe mạnh vừa ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh thận ở bé.
Nêm nếm các loại thức ăn vừa miệng, không quá mặn giúp bé phát triển tốt (Nguồn: daynauan.vn)
Thực phẩm dễ tiêu hóa
Mẹ bầu nên lưu ý ưu tiên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như trái cây, rau củ, ngũ cốc, gừng nghệ và thực phẩm giàu probiotics trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điều này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ sẽ luôn hoạt động ổn định, phòng chống táo bón, tiêu chảy hiệu quả.
Thực phẩm sạch không thuốc trừ sâu, rõ nguồn gốc
Mua các loại thực phẩm an toàn giàu giá trị dinh dưỡng, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều lần về vấn đề vệ sinh thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật có trong hoa quả, rau củ. Tại cửa hàng Vinmart, bạn có thể thoải mái chọn lựa đủ các loại thực phẩm tốt cho thai nhi 3 tháng cuối có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng vừa góp phần đảm bảo an toàn, sức khỏe và sự phát triển trí não của thai nhi.
Nấu chín, không ăn tái sống
Quy tắc ăn chín uống sôi luôn phải được các phụ nữ mang thai áp dụng triệt để giúp hạn chế tối đa các nguy cơ bệnh về đường ruột, tiêu chảy và thậm chí là ngộ độc thực phẩm dẫn đến sảy thai. Các loại đồ sống, tái không thể tiêu diệt hết các loại vi khuẩn gây hại như nấu chín, dẫn đến việc dễ bị nhiễm khuẩn listeria, salmonella gây nôn mửa, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra sẽ bị tổn thương trí tuệ.
Mẹ bầu không nên ăn các loại đồ sống, tái để bảo vệ sức khỏe (Nguồn: toiphunu.com)
Chia bữa ăn thế nào
Mẹ bầu sinh con mất rất nhiều sức, vì vậy, khi có dấu hiệu lâm bồn thì cần phải nạp dinh dưỡng vào cơ thể để có đủ sức khỏe rặn đẻ đối với đẻ thường và hồi phục sau sinh nếu như đẻ mổ. Mẹ nên duy trì các bữa ăn hợp lý, đều đặn, ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 tiếng và đặc biệt tuyệt đối không bỏ bữa. Điều này sẽ giúp cho thức ăn không áp lực lên thành bụng và dạ dày giúp mẹ bầu hấp thụ tối ưu.
Uống đủ nước
Mẹ bầu cần tới 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu của hai cơ thể sống. Mẹ cần chú ý uống nước đều đặn, không phải khát rồi mới uống. Chọn nước lọc sạch, đóng chai hay đun sôi để ngăn ngừa vi khuẩn, vi trùng hoặc chất độc đi vào cơ thể mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến con.
2. 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để bé tăng cân
2.1. Đậu phụ
3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì? Đậu phụ là ứng cử viên sáng giá đầu tiên mà mẹ bầu không nên bỏ quên. Loại thực phẩm quen thuộc này có tác dụng tuyệt vời trong cung cấp hàm lượng canxi giúp củng cố hệ xương của mẹ và phát triển xương, răng cho thai nhi. Đậu phụ giàu protein, sắt nên hỗ trợ có thai nhi tái tạo và phát triển tế bào tích cực. Thành phần giàu lipid giảm cholesterol xấu và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể khi cung cấp vitamin E. Đặc biệt, trong đậu phụ có chứa isoflavones hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng thai kỳ.
Đậu phụ là loại thực phẩm cung cấp canxi tuyệt vời cho mẹ và bé (Nguồn: startuphaiphong.com)
2.2. Thịt gà
Không cần bàn cãi thêm về giá trị dinh dưỡng mà thịt gà mang đến cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Với đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết như protein, sắt, canxi, photpho, vitamin A, D, E, B1, B2 và axit nicotic, thịt gà có tác dụng an thai, cung cấp năng lượng cho mẹ bầu có thể trạng yếu, mệt mỏi, cảm cúm. Đa dạng trong cách chế biến, mẹ có thể tham khảo như cháo gà, gà hầm hay hầm khoai sọ.
Món ngon từ thịt gà cho bà bầu (Nguồn: grab.com)
2.3. Thịt bò, lợn
Thịt heo dồi dào lượng protein, nhiều vitamin D, K, B, B1, B2, A và các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Trong khi đó, thịt bò là nguồn cung cấp sắt chủ yếu, giàu vitamin B12, B6, magie, kẽm, kali rất tốt cho thai phụ và sự phát triển của thai nhi, duy trì đường huyết ổn định và tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý mua thịt bò ở các địa điểm uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh, cũng như chế biến kết hợp với các thực phẩm khác tạo sự phong phú trong khẩu phần ăn bà bầu.
Thịt bò cung cấp phong phú hàm lượng sắt, vitamin cần thiết cho cơ thể (Nguồn: phunutoday.vn)
2.4. Trứng
Nhờ có các món trứng gà ngon miệng, mẹ bầu được bổ sung vitamin D, canxi giúp phát triển xương, răng và nhất là choline có khả năng phát triển não bộ và thể chất cho bé con trong bụng.
Món trừng cho bà bầu (Nguồn: healthynibblesandbits.com)
2.5. Cá hồi
Cá hồi có chứa nhiều vitamin D và canxi rất hữu ích cho các mẹ bầu đang bước vào giai đoạn sắp sửa “về đích”. Ngoài ra, trong loại cá biển bổ dưỡng này còn giàu Omega 3, DHA có công dụng hình thành và phát triển hệ não bộ mạnh mẽ cho bé yêu từ tuần 28 trở đi. Thay vì ăn sushi cá hồi không tốt cho sức khỏe mẹ bầu, bạn có thể biến hóa nấu cháo cá hồi, hấp hay làm ruốc.
Cá hồi có thể nấu cháo, hấp hoặc làm ruốc rất tốt cho bà bầu (Nguồn: phunudep24h.com)
2.6. Cá chép
Theo nhiều quan niệm ăn gì để an thai 3 tháng cuối thì cá chép được bình chọn là loại thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng có khả năng an thai, giúp làn da bé đẹp mịn, môi đỏ. Hàm lượng dinh dưỡng trong loại cá này tốt cho thai phụ và bé yêu trong bụng với 162 calo, 23 gram protein, 1g chất béo bão hòa và các vi chất quan trọng bao gồm canxi, sắt, vitamin A, C.
Cá chép dinh dưỡng cho bà bầu (Nguồn: alibaba.com)
2.7. Các loại quả hạch
Trong các loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ, điều, lạc có chứa nhiều dưỡng chất hữu ích cho sức khỏe bao gồm chất béo, protein và chất xơ. Đây là món ăn vặt tuyệt vời vừa an toàn vừa thơm ngon dành cho mẹ bầu khi thèm ăn.
Quả hạch là món ăn vặt thơm ngon bổ dưỡng dành cho mẹ bầu (Nguồn: kpopnews.vn)
2.8. Đu đủ chín
Các loại trái cây dinh dưỡng sau bữa ăn hàng ngày như đu đủ chín sẽ giúp cho mẹ giải quyết được các vấn đề tiêu hóa thường xuyên gặp phải vào 3 tháng cuối thai kỳ như táo bón, ợ nóng hay khó tiêu. Bởi vì trong đu đủ có chứa nhiều kali, chất xơ, folate và chất xơ bổ dưỡng cho cơ thể mà còn dễ tiêu.
Đu đủ chín cho mẹ bầu (Nguồn: whiskaffair.com)
2.9. Kiwi
Nằm trong danh sách giải đáp băn khoăn: ăn gì để an thai 3 tháng cuối, kiwi giàu chất xơ và nhiều vitamin C thực sự bổ dưỡng cho cơ thể mẹ bầu để duy trì thể chất khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và đặc biệt gia tăng cơ hội sinh thường, hạn chế biến chứng xảy ra khi lâm bồn.
Kiwi tạo nhiều cơ hội sinh thường, hạn chế biến chứng khi sinh (Nguồn: kenh14.vn)
2.10. Dâu tây
Vào 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì tốt cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi, dâu tây chắc chắn là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn để cung cấp Omega3 phát triển não bộ thai nhi, Omega6 cần thiết cho việc bé yêu tăng cân và axit béo có lợi cho thể trạng mẹ bầu. Bên cạnh đó, dâu tây còn có rất nhiều tác dụng khác nhau tốt sức khỏe bà bầu. Hãy tích cực ăn khoảng 300 gram dâu tây mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!
Món dâu tây cho phụ nữ mang thai (Nguồn: fodmapformula.com)
2.11. Chuối
Trong top những loại thực phẩm dành cho bà bầu tốt nhất, chuối không thể nào vắng mặt. Bởi vào thời gian cuối thai kỳ, các mẹ thường nảy sinh tình trạng khó ngủ, mất ngủ nên việc bổ sung 1 – 2 quả chuối mỗi ngày sẽ tăng lượng serotonin trong máu giúp mẹ ngủ ngon, sâu giấc hơn. Đồng thời, trong chuối còn chứa magie nên giúp giảm stress, thư giãn cơ bắp và có tác dụng an thần. Ngoài ra, chuối có tận 30 công dụng tuyệt vời khác tốt cho sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi.
Chuối thơm ngon, bổ dưỡng không thể thiếu trong thực đơn bà bầu (Nguồn: hellobacsi.com)
2.12. Sữa và các sản phẩm từ sữa
3 tháng cuối thai kỳ cần bổ sung gì tốt cho hệ tiêu hóa như sữa và các chế phẩm từ sữa vừa thơm ngon lại cải thiện hệ tiêu hóa cực kỳ hiệu quả. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu, việc thường xuyên thưởng thức 1 ly sữa chua lên men tự nhiên, vệ sinh, an toàn mỗi ngày sẽ hạn chế táo bón hơn rất nhiều lần so với những ai không ăn.
Món ngon cho bà bầu từ sữa (Nguồn: ebayimg.com)
2.13. Khoai lang, khoai tây (không mọc mầm)
Là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe bà bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ, khoai lang, khoai tây chứa nhiều chất xơ hạn chế táo bón, duy trì đường huyết tốt, giảm thiểu cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt của mẹ bầu.
Khoai lang giảm thiểu căng thẳng, ngăn ngừa táo bón cho mẹ bầu cuối thai kỳ (Nguồn: soha.vn)
2.14. Quả họ cam, quýt
Quả họ cam quýt luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho mẹ bầu để bổ sung vitamin C mỗi ngày. Điều này nâng cao sức đề kháng cho cơ thể thai phụ vừa có thể tiếp thụ lượng sắt cực kỳ hiệu quả.
Sinh tố cam cho mẹ bầu 3 tháng cuối (Nguồn: rhodesquality.com)
2.15. Rau lang
Loại rau ăn lá dân dã có tính mát, dễ chế biến theo nhiều phương thức như luộc hay xào tùy sở thích. Vào 3 tháng cuối thai kỳ, rau lang sẽ là loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa, thanh nhiệt cơ thể, nhuận trường và đặc biệt là dễ đẻ. Duy trì ăn rau lang từ 3 – 4 bữa một tuần sẽ đảm bảo cho bạn có hệ tiêu hóa tốt, cơ thể khỏe mạnh và an toàn cho mẹ và bé khi sinh.
Rau lang luộc vừa đưa cơm vừa có tác dụng giúp cho mẹ bầu dễ đẻ (Nguồn: phunutoday.vn)
2.16. Lá tía tô
Công thức an thai, tiêu trừ ốm nghén từ lá tía tô được áp dụng phổ biến giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn khi mang thai. Đặc biệt, vào những ngày sắp sinh, đừng quên sắc lá tía tô uống liên tục mỗi ngày nhằm “mở cửa mình” giúp sinh em bé thuận lợi, suôn sẻ và nhanh chóng.
Lá tía tô ăn rất tốt cho bà bầu (Nguồn: botanicalinterests.com)
2.17. Củ dền
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, củ dền từ lâu đã được các mẹ bầu bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày để cung cấp sắt, vitamin C và các hợp chất tự nhiên bổ máu, tái tạo và phát triển tế bào não bộ. Không những thế, uống nước củ dền còn có công dụng tăng cường miễn dịch, điều hòa huyết áp, chống giãn tĩnh mạch và hồi phục nhanh vóc dáng, làn da sau sinh.
Nước củ dền có công dụng tuyệt vời trong điều hòa huyết áp mẹ bầu (Nguồn: beautifun.vn)
2.18. Cà chua
Trong cà chua có chứa axit nicotinic giảm thiểu lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa nhịp tim rối loạn, vitamin K cần thiết cho việc mất máu khi sinh và giàu vitamin A tốt cho thị giác. Hãy đảm bảo ăn đủ lượng cà chua mỗi ngày để mẹ bầu có sức khỏe ổn định nhé bạn!
Món cà chua salad tốt cho bà bầu (Nguồn: chatelaine.com)
2.19. Táo
Táo là loại trái cây tươi ngon, chứa nhiều vitamin và dưỡng chất với hơn 20 thành phần dinh dưỡng giúp mẹ bầu duy trì hệ bài tiết tốt, đường ruột hoạt động ổn định và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy. Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu, việc ăn 1 – 2 quả táo mỗi ngày sẽ giúp bé yêu sau khi chào đời ít có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Với 1 quả táo mỗi ngày giúp cho bé sau chào đời hạn chế nguy cơ bị hen suyễn (Nguồn: luontuoisach.vn)
Bài viết trên đây là trọn bộ bí kíp chế độ dinh dưỡng và bật mí 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì tốt nhất mà các mẹ cần lưu lại ngay cho mình để có một sức khỏe dẻo dai, con nhỏ phát triển tốt ngay từ khi trong bụng mẹ. Ngoài ra, để đảm bảo mọi thứ trước, trong và sau kỳ sinh trở nên hoàn hảo, khoa học, bạn nên tham gia đăng ký gói dịch vụ thai sản trọn gói Vinmec hoặc theo dõi thai sản tuần 36 đẻ thường Vinmec chuyên nghiệp qua trang thương mại điện tử Useful.vn với chính sách ưu đãi cực kỳ tuyệt vời. Chắc chắn các mẹ sẽ luôn cảm thấy hài lòng từ nhu yếu phẩm, khẩu phần ăn cho đến khám tổng quát, sinh mổ hay sinh thường đều được xử lý rõ ràng, chất lượng và cực kỳ uy tín.