Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường thường là do chế độ ăn uống không khoa học. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường nguy hiểm cần được chú ý nhất hiện nay. Tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau.
1. Mối liên hệ giữa tiểu đường và tim mạch
Các thống kê mới đây cho thấy có ít nhất 68% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường độ tuổi trên 65 chết là do mắc một số bệnh lý tim mạch, trong đó 16% là do đột quỵ. Có thể lập luận chắc chắn rằng người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn rất nhiều so với người không mắc chứng bệnh này. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, bệnh tiểu đường hiện nay là một trong những yếu tố chính gây nguy cơ dẫn tới bệnh tim mạch thiếu kiểm soát. Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường là một trong 8 biến chứng tiểu đường không thể xem nhẹ có thể gây tử vong cho người bệnh.
Bệnh tiểu đường rất phổ biến trong xã hội hiện nay (Nguồn: vinmec.com)
2. Tại sao bệnh nhân tiểu đường thường mắc bệnh tim mạch
2.1. Cao huyết áp
Tăng huyết áp do bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ của bệnh lý tim mạch. Mạch máu của bệnh nhân tiểu đường sẽ bắt đầu bị xơ vữa, chít hẹp lại làm tăng áp lực lòng mạch khiến huyết áp tăng cao. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng về tim mạch. Vì vậy, các bệnh nhân tiểu đường cần phải mua máy đo huyết áp tiện dụng tại nhà để thường xuyên theo dõi sự tăng giảm của huyết áp và can thiệp kịp thời.
2.2. Cholesterol bất thường và chất béo trung tính cao
Bệnh nhân tiểu đường thường có hàm lượng cholesterol bất thường và chất béo trung tính cao do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý. Điều này khiến biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường dễ xảy ra, nhất là chứng bệnh tim mạch vành sớm. Nhằm giảm hàm lượng chất béo không lành mạnh, bạn nên bổ sung các loại quả giúp ổn định đường huyết vào thực đơn hàng ngày và hạn chế thức ăn nhanh, các món chiên xào, dầu mỡ.
2.3. Béo phì
Béo phì dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh tiểu đường. Giảm cân là phương án tốt nhất giúp cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ tim mạch. Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh với những thực phẩm tươi ngon, an toàn sẽ giúp bạn giảm cân nặng hiệu quả và tăng sức đề kháng của cơ thể.
Béo phì và thiếu hoạt động thể chất gây biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường (Nguồn: kienthuctieuduong.vn)
2.4. Thiếu hoạt động thể chất
Nguyên nhân dẫn tới biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường một phần là do thiếu hoạt động thể chất. Tập thể dục hỗ trợ quá trình giảm cân và có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường và giảm những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bạn nên tập thể dục theo cường độ vừa phải như các hoạt động tập thể dục nhịp điệu, tập Yoga, chạy bộ. Chọn mua dụng cụ tập thể dục thể thao chuyên dụng và chọn hình thức tập phù hợp với sức khỏe bản thân bạn nhé.
2.5. Lượng đường trong máu được kiểm soát kém
Lượng đường trong máu tăng cao là triệu chứng của người mắc chứng tiểu đường. Bạn nên tuân thủ chế độ ăn giữ đường huyết ổn định để đảm bảo lượng đường trong cơ thể được kiểm soát tốt nhất. Ngoài ra, nắm bắt những dấu hiệu sớm theo từng giai đoạn bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị.
2.6. Thói quen hút thuốc
Thói quen hút thuốc sẽ khiến cơ thể dung nạp chất nicotine làm biến đổi quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Chất này khi vào máu còn gây co thắt mạch máu và làm chậm hấp thu insulin dẫn tới đường huyết khó kiểm soát. Chính vì vậy, hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn tới những người mắc bệnh tiểu đường gặp biến chứng tim mạch cao hơn.
Sử dụng thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch (Nguồn: vietnamnet.vn)
3. Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường
3.1. Suy tim
Suy tim là bệnh lý tim đang yếu đi và không tự hoàn thành chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể như bình thường được. Đây là biến chứng tim mạch rất nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây khó thở, mệt mỏi, kiệt sức và khiến bệnh nhân mất dần khả năng vận động, đe dọa tính mạng.
3.2. Bệnh cơ tim tiểu đường
Bệnh cơ tim tiểu đường là hội chứng giãn tim do sự gia tăng khối lượng tâm thất. Khi các buồng tim giãn nở, cơ tim sẽ không co bóp được như bình thường dẫn tới tình trạng bơm máu nuôi cơ thể kém hơn. Bệnh lý này sẽ nhanh chóng dẫn tới những chứng bệnh về van tim hay rối loạn nhịp tim nếu không được điều trị sớm.
3.3. Tăng đường huyết và hội chứng mạch vành cấp tính
Bệnh lý tim mạch của bệnh tiểu đường phổ biến nhất là hiện tượng tăng đường huyết và hội chứng mạch vành. Người bệnh nên chú ý thăm khám thường xuyên và cải thiện chế độ ăn uống, tập luyện nhằm cải thiện tình trạng bệnh.
3.4. Nguy cơ bệnh tim ở bệnh nhân béo phì mắc bệnh tiểu đường
Bệnh nhân béo phì mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường. Tình trạng béo phì còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên thực hiện khám sàng lọc bệnh lý tim mạch sớm nhất nếu bản thân thừa cân và gặp những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
3.5. Bệnh xơ cứng động mạch
Xơ cứng động mạch dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm hơn về tim mạch như nhồi máu cơ tim hay suy tim. Đây cũng là một trong những biến chứng tim mạch khá phổ biến của bệnh tiểu đường.
3.6. Hạ đường huyết
Hạ đường huyết thường xảy ra khi lượng đường trong máu giảm đột ngột. Những bệnh nhân tiểu đường lâu năm rất dễ hạ đường huyết đột ngột dẫn tới hôn mê sâu gây nguy hiểm đến tính mạng.
3.7. Nhiễm toan tiểu đường
Nhiễm toan do đái tháo đường là biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra với bệnh nhân đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể sản sinh ra quá nhiều axit trong máu khiến tình hình sản xuất insulin kém gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Triệu chứng của bệnh thường là cảm giác đặc biệt khát nước, mệt mỏi, đau bụng và mỗi lần tiểu lượng rất nhiều. Nhiễm toan tiểu đường thường xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường độ 1 hoặc độ 2.
Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra huyết áp thường xuyên (Nguồn: omron-yte.com.vn)
Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường là loại biến chứng rất nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đa số những biến chứng này lại không có dấu hiệu rõ ràng. Vì vậy, bạn nên chủ động thăm khám thường xuyên, đặc biệt những đối tượng tự thấy có nguy cơ cao với bệnh tiểu đường và tim mạch như người cao tuổi, mỡ máu cao hay người béo phì, mắc bệnh huyết áp. Một số triệu chứng thường thấy phải kể đến như đau cách hồi xuất hiện khi hoạt động, tim đập nhanh khi nghỉ ngơi, thường xuyên mệt mỏi và đau thắt ngực.
Hy vọng qua bài viết biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Để phòng tránh bệnh, ngoài thay đổi chế độ ăn uống khoa học hơn bạn nên tuân thủ lịch thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời và có phương hướng điều trị sớm tiết kiệm chi phí và tránh những rủi ro không đáng có cho sức khỏe.