6 lưu ý khi tiêm phòng thuỷ đậu cho trẻ để giảm nhẹ các tác dụng phụ

Tiêm vắc xin thủy đậu là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bé yêu khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Những lưu ý khi tiêm phòng thủy đậu cho trẻ nhỏ dưới đây sẽ phần nào giúp bố mẹ ngăn ngừa, giảm thiểu tác dụng phụ không đáng có. Tham khảo ngay nhé!

1. Tác dụng phụ của vắc xin thủy đậu đối với bé

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây nên. Đối tượng chủ yếu của bệnh thủy đậu là trẻ em. Theo Tổ Y tế thế giới (WHO) cho biết, tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ nhỏ là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn nhất. Tuy nhiên vắc xin phòng thủy đậu thường gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ, cụ thể:

  • Tại những vị trí tiêm vắc xin phòng thủy đậu sẽ bị sưng tấy, tụ máu và nổi cục cứng.
  • Sau 1-3 tuần khi tiêm chủng, trẻ có dấu hiệu bị sốt. Tuy nhiên, đây là tác dụng phụ thông thường sẽ tự biến mất nhanh chóng.
  • Một số trường hợp trẻ sẽ bị sốt nhẹ, ngứa và phát ban.
  • Những trường hợp hiếm gặp: Xuất huyết, chảy máu niêm mạc, chảy máu cam…

Nếu gặp phải những dấu hiệu nguy hiểm hoặc diễn ra kéo dài, nặng hơn thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để chăm sóc sức khỏe bé tốt hơn.

Sốt là một trong những tác dụng phụ điển hình khi tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ

Sốt là một trong những tác dụng phụ điển hình khi tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ (Nguồn: vneconomy.vn)

2. Các lưu ý khi tiêm phòng thuỷ đậu cho trẻ

Chủ động cập nhật những kiến thức liên quan đến 8 biến chứng của bệnh thủy đậu cũng là lưu ý khi tiêm phòng thủy đậu cho trẻ rất quan trọng mà bố mẹ cần nắm bắt rõ. Dưới đây là danh sách những trường hợp cần được tiêm và hoãn lịch, dời lịch tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu:

2.1. Những trường hợp nên tiêm vắc xin thủy đậu

Theo đó, những trường hợp trẻ cần được tiêm vắc xin phòng thủy đậu bao gồm:

  • Trẻ nhỏ chưa từng nhiễm bệnh thủy đậu.
  • Trẻ nhỏ bị bệnh liên quan đến bạch cầu, bị suy giảm hệ thống miễn dịch do đang trong quá trình điều trị bệnh.
  • Trẻ bị hội chứng thận hư, viêm phế quản hoặc đang sử dụng những loại thuốc có thành phần ACTH hoặc Corticosteroids.
  • Trẻ nhỏ sống trong những môi trường, khu vực khép kín: khu tập thể, ký túc xá, bệnh viện…

2.2. Những trường hợp không nên hoặc hoãn tiêm vắc xin thủy đậu

Những trường hợp dưới đây bố mẹ không nên dừng hoặc hoãn lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho con, mà cần thực hiện ngay:

  • Trẻ nhỏ đang bị sốt và có dấu hiệu phát ban, dị ứng nhẹ.
  • Trẻ nhỏ đang mắc các bệnh liên quan đến hệ tim mạch, về máu, rối loạn chức năng gan.
  • Trẻ nhỏ có dấu hiệu bị co giật trước khi tiêm vắc xin.
  • Có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ với các thành phần có trong vắc xin tiêm phòng bệnh thủy đậu.
  • Đã từng tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, lao… trong vòng 1 tháng trước.
  • Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn điều trị các bệnh liên quan đến bạch cầu: bạch cầu tủy cấp, bạch cầu tế bào Lympho T…

2.3. Vắc xin ngừa thủy đậu có tác dụng khi nào, kéo dài bao lâu

Về lưu ý khi tiêm phòng thủy đậu cho trẻ, theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo, vắc xin ngăn ngừa thủy đậu được chỉ định cho bé từ 12 tháng tuổi chưa từng mắc bệnh trước đó. Cụ thể những bé từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi sẽ tiêm 2 mũi vắc xin ngừa thủy đậu, mỗi mũi cách tối thiểu là 3 tháng. Riêng những bé dưới 4 tuổi, mũi tiêm đầu tiên vào 12 tháng tuổi, mũi thứ 2 vào 4-6 tuổi. Với những bé từ 13 tuổi trẻ lên cũng tiêm 2 mũi vắc xin ngừa thủy đậu, mỗi mũi cách tối thiểu là 1,5 tháng. Khi vắc xin thủy đậu vào cơ thể, sau 1-2 tuần sẽ phát huy hiệu quả. Một lưu ý tiêm phòng thủy đậu cho trẻ quan trọng là nên đưa bé thực hiện khám sức khỏe tổng quát chính xác cũng như thực hiện lịch tiêm phòng trước khi mùa dịch xảy ra ít nhất là 1 tháng. Sau khoảng thời gian này, bố mẹ có thể tiêm nhắc lại cho bé để phòng ngừa căn bệnh thủy đậu hiệu quả.

Khi vắc xin thủy đậu vào cơ thể, sau 1-2 tuần sẽ phát huy hiệu quả

Khi vắc xin thủy đậu vào cơ thể, sau 1-2 tuần sẽ phát huy hiệu quả (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

2.4. Tránh tiếp xúc với người có khả năng lây bệnh cao

Tránh tiếp xúc với người có khả năng lây bệnh cao là lưu ý tiêm phòng thủy đậu cho trẻ quan trọng bố mẹ cần đặc biệt ghi nhớ. Theo đó, 6 tuần sau khi tiêm chủng, bố mẹ không nên cho bé tiếp xúc, trò chuyện với phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch, trẻ sơ sinh chưa từng mắc bệnh…

2.5. Lưu ý sau khi tiêm phòng thủy đậu cho trẻ

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé, trước khi đi tiêm phòng thủy đậu bố mẹ nên đăng ký khám chuyên sâu theo dõi tình hình sức khỏe, thể trạng của con hiện tại ra sao? Trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu bệnh bất thường cần thông báo chi tiết lại cho bác sĩ để tìm cách khắc phục kịp thời. Riêng những trường hợp đã tiêm ngừa thủy đậu xong, hãy cho bé ở lại bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín thêm 30 phút để theo dõi những triệu chứng, tác dụng phụ bất ngờ xảy ra.

Về nhà, bố mẹ cũng phải túc trực và liên tục dùng thiết bị y tế cho bé đạt chuẩn chất lượng như cặp nhiệt kế để theo dõi tình trạng sức khỏe của con ít nhất là 24 giờ sau khi tiêm chủng.

Việc giữ vệ sinh sạch sẽ các vết tiêm cũng rất cần thiết. Tuyệt đối không chạm hay thoa bất cứ loại thuốc giảm đau nào lên vết tiêm của bé. Thêm nữa, khi bé mắc bệnh thủy đậu, bạn không nên cho bé tiếp xúc với nhiều người, sử dụng chung các đồ cá nhân với người khác…

Với các mẹ đang trong quá trình cho con bú cũng nên hạn chế những loại thực phẩm khiến nốt thủy đậu nhanh bị lở loét: hải sản tươi sống, thịt gà, thịt chó, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại hạt – đậu phộng…

Sau một thời gian, bố mẹ nên cho trẻ tiêm mũi kế tiếp theo đúng hẹn, đảm bảo hiệu quả vacxin phòng chống bệnh tối ưu nhất.

2.6. Lưu ý cho phụ nữ có thai sau tiêm phòng

Với phụ nữ đang mang thai cần thận trọng trong việc sử dụng vắc xin phòng ngừa thủy đậu. Hãy chắc chắn rằng việc tiêm ngừa phòng thủy đậu cho bà bầu được diễn ra khi đã có chỉ định từ bác sĩ. Khi tiêm vắc xin phòng thủy đậu xong, bà bầu cần được nghỉ ngơi trong vòng 1 ngày, bổ sung nhiều rau củ quả dồi dào vitamin, chất xơ tốt cho sức khỏe. Trong trường hợp có bất kỳ dấu hiệu sốt cao, tiêu chảy, cảm cúm… xảy ra cần lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đặt lịch tiêm phòng tại bệnh viện quốc tế Vinmec đảm bảo an tâm khi được bác sĩ tư vấn và theo dõi suốt quá trình trước và sau khi tiêm. Song song đó, ngăn ngừa mọi biến chứng, mẫn cảm với việc tiêm phòng ngừa.

Phụ nữ mang thai cần thận trọng trong việc sử dụng vắc xin phòng ngừa thủy đậu

Phụ nữ mang thai cần thận trọng trong việc sử dụng vắc xin phòng ngừa thủy đậu (Nguồn: vietq.vn)

Hy vọng qua những lưu ý khi tiêm phòng thủy đậu cho trẻ nhỏ trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe của con hữu ích nhất. Đừng quên đăng ký thăm khám sức khỏe nhi khoa chuyên sâu tại Useful để theo dõi và bảo vệ sức khỏe của bé toàn diện nhất bố mẹ nhé!