1. Hiện tượng phù chân ở bà bầu là gì
Phù chân là một hiện tượng bình thường của thai kỳ, nó được hình thành bởi máu và chất lỏng mà cơ thể mẹ sản sinh thêm để đáp ứng nhu cầu phát triển của con. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở tay, mặt, chân, mắt cá chân và bàn chân nhưng dù mức độ sưng nhẹ hay nặng đều tạo cảm giác khó chịu, gây bất tiện trong sinh hoạt cho mẹ bầu.
Chân sưng tấy, ửng đỏ là hiện tượng thường xuyên suất hiện trong suốt thai kỳ (Nguồn: hellobacsi.com)
2. Mang thai tháng thứ mấy thì bị phù chân
Phù nề có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ nhưng nó có xu hướng tập trung vào khoảng tháng thứ năm và tăng lên trong tam cá nguyệt thứ ba.
3. Nguyên nhân gây hiện tượng phù chân ở bà bầu
Một số trường hợp phải kiểm tra và xét nghiệm trực tiếp để chẩn đoán nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân. Tuy nhiên, hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn đánh giá sơ bộ ở nhà để cung cấp các thông tin chi tiết hơn cho bác sĩ, cũng như hiểu rõ về hiện tượng này.
3.1 Ảnh hưởng từ bên ngoài
Thời tiết nóng nực là một trong các yếu tố bên ngoài tác động lên cơ thể khiến bà bầu bị phù chân nghiêm trọng. Nhiệt độ môi trường tăng cao khiến tĩnh mạch giãn nở, dịch nhầy sản sinh nhiều hơn và gây sưng tấy, tê bì chân. Việc thường xuyên làm việc ở môi trường nhiệt độ cao, sử dụng máy sưởi quá nóng vào mùa đông sẽ khiến bà bầu mất nhiều nước, cơ thể mệt mỏi, uể oải và hạn chế trao đổi chất với trẻ.
3.2 Chế độ sinh hoạt
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị phù chân là do đi giày dép quá cao, gò bó, khiến trọng lượng cơ thể dồn xuống, chèn ép dây thần kinh, kích thích sản sinh dịch nhầy. Ngoài ra, lịch làm việc dày đặc, thói quen ngồi vắt chéo chân, chế độ ăn thiếu kali, nạp nhiều cafein cũng khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng.
3.3 Triệu chứng bệnh lý
Phù nề chân tay có thể là dấu hiệu của hiện tượng tiền sản giật ở các mẹ bị cao huyết áp. Những mẹ bầu đang mắc bệnh lý này nên theo dõi cơ thể thường xuyên, nếu xuất hiện các triệu chứng khác thì cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cũng như có biện pháp chữa trị kịp thời. Ngoài ra, các mẹ bầu mắc chứng béo phì, táo bón lâu ngày, bệnh phổi mãn tính cũng làm co thắt tĩnh mạch và cản trở máu lưu thông, gây phù nề chân và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
4. Bà bầu bị phù chân có sao không
Đa số các dấu hiệu phù nề chân, mắt cá chân chỉ diễn ra trong vài giờ đồng hồ, luân phiên xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể mẹ. Vì thế nếu có biểu hiện kéo dài quá 24 giờ thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và làm rõ nguyên nhân. Việc thường xuyên mất ngủ nhiều đêm do chân phù nề sẽ làm cơ thể mẹ thiếu sức sống, mệt mỏi, uể oải, stress. Nếu không được khắc phục sớm sẽ gây cản trở hấp thụ chất ở mẹ, thai nhi cũng vì thế bị ảnh hưởng theo, bào thai không nhận đủ dinh dưỡng sẽ khiến trẻ phát triển chậm, không thể hoàn thiện cơ xương hoặc khi sinh ra thuộc diện thấp còi.
Bị phù chân khi mang bầu có nguy hiểm không và biện pháp khắc phục (Nguồn: conlatatca.vn)
5. Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không
Dung dịch nhầy kết hợp tia máu bị tắc nghẽn, ứ đọng là nguyên nhân cốt lõi khiến bà bầu bị phù chân. Chính vì thế, bạn nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, đi bộ đường ngắn để giúp lưu thông máu, đánh tan dịch ứ đọng và giảm cơn đau hiệu quả. Bạn nên dành thời gian tản bộ cùng gia đình hoặc bạn bè khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày, kết hợp tập thể dục đều đặn, tham gia các lớp học yoga để thư giãn cơ thể, phòng tránh phù nề chân trong suốt thai kỳ.
Các bài tập yoga giúp bà bầu giảm phù chân và thư giãn hiệu quả (Nguồn: thaikhoe.vn)
6. Các phương pháp hạn chế phù chân
Dưới đây là các phương pháp hạn chế phù chân cho bà bầu áp dụng tại nhà. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu các triệu chứng không thuyên giảm để được tư vấn ngay nhé.
6.1 Mát-xa
Thực hiện các động tác mát xa mỗi ngày sẽ giúp đôi chân thoải mái hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn lần lượt xoay cổ chân, gập bàn chân, xoay các ngón theo chiều kim đồng hồ và lặp lại trong vòng 10 phút, mỗi ngày 2 đến 3 lần. Vì có thể làm ở ghế, giường hay sàn nhà nên hãy duy trì thói quen này kể cả khi đang ở cơ quan, tranh thủ thời gian nghỉ ngơi khi đi làm nhé.
6.2 Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý sẽ giúp cơ thể bà bầu chống chọi lại với triệu chứng phù nề ở chân. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein như đậu, hạt, sữa và các sản phẩm làm từ sữa nguyên chất, tiệt trùng. Ngoài ra, việc sáng tạo các món ăn với rau củ quả tươi xanh cho bà bầu, trái cây sạch không dư lượng chất bảo vệ thực vật sẽ giúp bữa ăn thêm hấp dẫn, giảm phù nề, tăng cường vitamin E, A. Bên cạnh đó, một số bác sĩ cũng khuyên bạn không nên ăn quá mặn, thay thế nước uống có cồn và cafe bằng nước trái cây thơm ngon nguyên chất để ngăn ngừa triệu chứng phù nề thêm nghiêm trọng.
Thực phẩm giàu Protein giúp mẹ bầu tiêu sưng chân và cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé (Nguồn: harvard.edu)
6.3 Vận động, tập các bài tập thể dục phù hợp
Có thể bạn chưa biết nhưng những bà bầu bị phù chân nên duy trì thói quen vận động lành mạnh và tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Đây là một trong các phương pháp làm giảm phù chân khi mang thai an toàn nhất mà mẹ bầu nên thử ở nhà, thực hiện bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, thiền, yoga kéo giãn xương cốt giúp cơ thể lưu thông máu, giảm stress, đả thông dịch nhầy, tiêu sưng hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bà bầu bị phù chân hiểu rõ nguyên nhân và sớm khắc phục hiện tượng khó chịu này. Hiện nay với các gói thai sản và sinh con trọn gói tại các bệnh viện uy tín các mẹ sẽ đỡ phải lo âu nhiều vì sẽ được tư vấn chế độ chăm sóc tốt, cho con một khởi đầu thuận lợi.