Trẻ em thường khá hiếu động nên việc ngồi trên xe ô tô cần hết sức lưu ý. Đặc biệt khi xe đang chạy trên đường, ghế ngồi và dây an toàn là các trang bị vô cùng quan trọng để giữ an toàn cho bé. Vậy làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trên ô tô? Dưới đây là những nguyên tắc cho các bậc phụ huynh cần lưu ý.
- Biện pháp giảm độ ồn từ lốp xe ô tô
- 5 kỹ năng thoát hiểm dành cho trẻ trên ô tô
- Phân biệt các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của chúng
Danh mục bài viết
Chọn vị trí an toàn cho bé
Trước khi khởi hành, kiểm tra vị trí lắp đặt ghế của bé đã được cố định chắc chắn hay chưa. Vị trí an toàn nhất cho trẻ em là phía sau ghế lái, tốt nhất là ở giữa. Tuyệt đối không được để trẻ ngồi cạnh ghế lái, đứng chơi tự do trong xe, hoặc thậm chí ngồi trong lòng bố mẹ khi họ đang lái xe sát vào vô-lăng. Trong một số hoàn cảnh thật sự cần thiết mới cho trẻ ngồi phía trước cạnh ghế lái.
Một vài bang của nước Mỹ còn đưa ra luật quy định trẻ em dưới 13 tuổi không được phép ngồi ở hàng ghế trước ô tô khi tham gia giao thông. Chính vì vậy để các bé ngồi phía sau chính là cách bảo vệ an toàn nhất.
Kiểm tra dây an toàn
Kiểm tra dây an toàn, nếu dây quá rộng hãy rút ngắn cho vừa với bé. Nếu dây an toàn vẫn lỏng, bạn có thể lót thêm đệm cho bé để giúp bé ngồi chắc chắn hơn.
Dây an toàn khi không sử dụng có thể là nguyên nhân gây ngạt thở cho trẻ. Tuy nhiên, hầu hết xe hơi ngày nay đều có cách khắc phục sự cố này là thắt chặt vành đai không sử dụng và kéo nó chạy suốt đường ngoài phần vai. Khi thả dây đai sẽ tự động thu lại với một tiếng giống như click chuột, kéo nhẹ nhàng và dây đai đã được khóa chặt.
Lựa chọn ghế ngồi chắc chắn phù hợp với từng độ tuổi của bé
Các bé trên xe cần phải ngồi chắc chắn trên ghế ngồi thiết kế cho trẻ. Những bé lớn hơn thì cần được thắt dây an toàn.
Đối với trẻ sơ sinh
Khi ngồi trên ô tô cha mẹ nên mua và lắp thêm ghế ngồi cho các bé, có thể đặt ở hàng ghế trước và quay mặt về phía sau. Lưu ý là nên chọn ghế ngồi phù hợp với kích thước của trẻ nhỏ, tránh việc ghế quá lớn hoặc quá nhỏ sẽ khiến bé ngồi khó chịu, có thể bị thương nặng. Cha mẹ cũng có thể sử dụng nôi xách tay cho bé nằm, chú ý thắt dây an toàn trong nôi hoặc trên xe. Đồng thời, nên phủ lưới an toàn trên nôi để tránh việc bé bị va chạm khi có sự cố xảy ra.
Đối với trẻ 9 tháng đến 6 tuổi
Nếu đặt bé ngồi ở ghế trước thì nên xoay ghế cho mặt bé hướng về phía sau, và tương tự khi ngồi ở phía sau. Tuy nhiên, việc để bé ngồi phía trước quay mặt lại phía sau sẽ an toàn hơn, điều này đã được kiểm chứng trên thực tế. Hơn hết an toàn trên ghế thì bạn cũng nên thắt thêm cho bé đai an toàn ba điểm có trên xe và đặc biệt nhớ tắt chức năng túi khí bên hông nếu để bé ngồi về phía trước.
Đối với trẻ cao trên 135cm
Ở độ tuổi này, cha mẹ để bé ngồi ở hàng ghế sau, thắt đai an toàn ba điểm là việc bắt buộc. Ngoài ra, bạn cũng có thể lót thêm đệm cho bé ngồi được thoải mái hơn, thắt dây an toàn thì nên bắt chéo qua ngực và vai của bé. Nếu đai an toàn bắt qua cổ bé thì nên kê thêm đệm để chỗ ngồi cao hơn, tránh trường hợp chấn thương cổ khi có va chạm xảy ra.
Kiểm tra khóa chốt cửa đảm bảo
Khóa chốt các cửa xe cẩn thận trước khi di chuyển, tránh để trẻ nghịch ngợm bất ngờ mở cửa xe.
Tất cả các xe ô tô đều được trang bị chốt cửa an toàn cho trẻ nhỏ ở cửa sau. Khi gạt chốt này thì người ở trên trong sẽ không mở được cửa. Trong trường hợp, trẻ có thể với tay đến vị trí tay nắm cửa thì lời khuyên của các chuyên gia là sử dụng chốt cửa an toàn. Bạn có thể tham khảo thêm sách hướng dẫn sử dụng. Lưu ý, tránh đụng vào chốt khi đang ngồi ở hàng ghế sau, vì như vậy bạn sẽ vô tình tự nhốt mình trong xe. Lúc này, bạn phải leo lên hàng ghế trước và mở cửa để ra ngoài.
Cất giữ chìa khóa, vật sắc nhọn, hóa chất cẩn thận
Khi sử dụng ô tô bạn không được để chìa khóa trong xe, đặc biệt là trong xe có trẻ nhỏ. Khả năng học hỏi quan sát của bé rất nhanh, nên nếu có trong tay chìa khóa xe ô tô, bé có thể có thao tác y hệt như những gì đã quan sát. Điều này sẽ gây ra nguy hiểm nghiêm trọng.
Tuyệt đối tránh các vật dụng nguy hiểm trong tầm tay trẻ em như: kéo, các dụng cụ, thuốc men cùng sản phẩm hóa chất tẩy rửa và dầu động cơ…Nếu bắt buộc phải mang trên xe ô tô, hãy cất giữ chúng cẩn thận ở các ngăn chứa đồ hay khoang hành lý.
Không để các vật lớn và nặng trên xe đặc biệt ở ghế sau hoặc kệ để đồ vì chúng có thể xô về phía trước gây chấn thương cho trẻ cũng như người ngồi trên xe nếu xảy ra tai nạn. Những đồ vật lớn và nặng nên cho vào cốp xe.
Luôn chú ý, giám sát trẻ nhỏ trên ô tô
Không để trẻ ngồi một mình trên ghế an toàn trong xe vì trẻ có thể vô tình làm mình bị thương hoặc quấn dây an toàn xung quanh cổ dẫn đến ngạt thở.
Ngay cả khi thực hiện các lưu ý như: khóa dây an toàn, cửa sổ, lựa chọn chỗ ngồi phù hợp cho bé… bạn vẫn phải giám sát trẻ từng phút. Một đứa trẻ hoàn toàn có thể thả phanh tay và chiếc xe sẽ tự lăn xuống đường.
Thực tế, trên ô tô có rất nhiều điểm dễ khiến trẻ bị mắc kẹt hoặc bị thương. Hay vào một ngày ấm áp, nhiệt độ trong xe có thể tăng nhanh và đạt mức nguy hiểm, gây nguy cơ tăng thân nhiệt và thậm chí sẽ dẫn đến tử vong.