Phanh tang trống là gì có nên sử dụng hay không?

Phanh tang trống là một bộ phận an toàn không thể thiếu trên những phương tiện giao thông được biết đến rộng rãi trên xe đạp, xe gắn máy và ô tô.

 

  • Phanh đĩa xe ô tô, ưu và nhược điểm người lái cần biết
  • Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng phanh xe ô tô
  • Hệ thống phanh đĩa và phanh tang trống trên xe ô tô bạn cần biết

 

Tìm hiểu về phanh tang trống

 

Có tên tiếng Anh là Drum Brake, hệ thống phanh tang trống còn được gọi là phanh guốc. Cấu tạo từ những phần cơ bản như trống phanh, guốc phanh, má phanh và các bộ phận truyền lực khác.

phanh tang trống

Khái niệm về phanh tang trống nghe có vẻ khá đơn giản nhưng trong gần một thập kỷ trước là trang bị tiêu chuẩn trên tất cả các mẫu xe hơi, từ phanh cơ học trên các loại xe thời trước chiến tranh cho đến phanh được ứng dụng hệ thống chống bó cứng ABS những năm 1990 và 2000. Đó cũng nhờ vào công sức cũng các nhà chế tạo phải đầu tư rất nhiều kỹ thuật để chúng trở nên đáng tin cậy và đủ mạnh để giảm tốc độ cho các ô tô đang ngày một nhanh hơn và khỏe hơn.

 

Về cơ bản, phanh tang trống gần như không còn xuất hiện trên các mẫu ô tô hiện đại ngày nay, tuy nhiên thị trường xe ô tô cũ đang sôi nổi tại Việt Nam đồng nghĩa với việc rất nhiều người mua xe ô tô cũ thì việc hiểu được cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của phanh tang trống sẽ giúp lái xe chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo dưỡng ô tô của mình.

 

Hiểu được cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của phanh tang trống sẽ giúp lái xe chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo dưỡng ô tô.

 

Ưu điểm phanh tang trống

 

  • Mặc dù có cùng đường kính với phanh đĩa tuy nhiên phanh tang trống có thể cung cấp nhiều lực phanh hơn

 

  • Tuổi thọ lâu hơn phanh đĩa

 

  • Phanh tang trống có diện tích ma sát lớn hơn so với phanh đĩa giúp kéo dài hơn

 

  • Thuận lợi cho việc bảo dưỡng, sửa chữa nhờ kết cầu đơn giản trong đó toàn bộ thành phần được tích hợp bên trong tang trống.

 

  • Giá thành rẻ hơn so với phanh đĩa

 

  • Do khả năng chống ăn mòn tốt hơn nên tần số bảo trì của phanh tang trống cũng thấp hơn

 

  • Nguồn cung cấp lượng ít hơn nhờ có hiệu ứng tự cung cấp tích hợp

 

  • So với calipers phanh đĩa thì phanh tang trống dễ tân trang hơn nhờ xi-lanh bánh xe đơn giản.

 

phanh tang trống ưu và nhược điểm

 

Nhược điểm phanh tang trống

 

  • Bảo dưỡng và sửa chữa khá phức tạp, tốn kém hơn

 

  • Phanh tang trống có thể làm cho xe rung và có tiếng kêu bởi trọng lượng loại này khá nặng, đặc biệt dễ bị biến dạng

 

  • Hiệu quả phanh thấp hơn so với phanh đĩa

 

Chính vì phanh đĩa có nhiều điểm vượt trội hơn so với phanh tang trống nên hầu hết các loại xe ô tô ngày nay đều sử dụng phanh đĩa, ngay cả những dòng xe giá rẻ như Hyundai Grand i10, Toyota Wigo cũng được trang bị cấu hình phanh kết hợp trước là phanh đĩa và sau là tang trống để đảm bảo hiệu quả phanh được tối ưu và an toàn nhất cho người lái.

 

Có nên sử dụng xe có phanh tang trống hay không?

 

Do đặc thù vận hành trên những địa hình có phần phức tạp nên phanh tang trống thường xuất hiện trên các mẫu xe khách, xe tải, xe bán tải. Trong khi đó hầu hết các mẫu xe thể thao và cao cấp chủ yếu sử dụng hệ thống phanh đĩa nhờ ưu điểm về hiệu suất tốt và tính thẩm mỹ cao.

 

lái xe ô tô đổ đèo với phanh tang trống tài xế cần lưu ý
lái xe ô tô đổ đèo với phanh tang trống tài xế cần lưu ý

 

Vậy nên không có nghĩa cứ chọn xe có phanh đĩa hay phanh tang trống hẳn là phù hợp mà phải xem liệu đặc thù di chuyển như thế nào. Có không ít trường hợp xe gặp nạn vì lý do mất phanh khi đổ đèo nguyên nhân chủ yếu do tài xế sử dụng phanh nhiều dẫn đến má phanh và tang trống quá nóng bị giãn nở nên giảm ma sát.

 

Đó cũng là nhược điểm lớn của phanh tang trống là khả năng giải nhiệt kém do thiết kế kín, hơi nóng trong quá trình hoạt động không thoát được. Vì lý do này, hiệu suất phanh của xe kém hơn nhất là khi cần phanh gấp hay đổ đèo. Để khắc phục điều này, tài xế cần cho xe dừng lại sau khi đã đổ đèo được 1 thời gian và chỉ tiếp tục di chuyển khi hệ thống phanh đã nguội bớt đi. Bên cạnh đó, một lái xe kinh nghiệm sẽ biết sử dụng cấp số thấp để đổ đèo câu nói mà mọi tài xế đều cần phải biết là “lên số nào, xuống số đó”.

Mục nhập này đã được đăng trong Ô tô. Đánh dấu trang permalink.