Cách chi trả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô

Hiện nay có 2 loại hình Bảo Hiểm xe ô tô khi tham gia giao thông mang lại nhiều quyền lợi và ý nghĩa thiết thực, tuy nhiên, hiện hầu hết người tham gia giao thông tại Việt Nam vẫn chưa nhận thức đầy đủ hoặc rất thờ ơ với loại hình bảo hiểm này, cũng như cách chi trả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô.

 

  • Phân biệt bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm vật chất
  • Ưu nhược điểm của các loại bảo hiểm xe ô tô
  • Nên mua bảo hiểm nào cho xe ô tô

 

Và với những người lần đầu mua ô tô cũng đồng nghĩa với việc lần đầu tham gia bảo hiểm xe ô tô nên nắm rõ những quy định về bảo hiểm xe ô tô để khi không may xảy ra sự cố thì có hướng giải quyết thích đáng, không bị thiệt về mình cũng như bảo vệ được chiếc xe của mình.

 

Cách chi trả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô - 1

 

Danh mục bài viết

Tại sao phải mua Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô?

 

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, chủ xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy chứng nhận Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới hay còn gọi là Bảo hiểm bắt buộc giúp bồi thường về thiệt hại, tính mạng, thân thể, tài sản đối với những bên thứ ba khi những thiệt hại này do hành khách của ô tô, cơ giới gây ra.

 

Bởi theo quy định đối với chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông thì ngoài các giấy tờ xe như giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các loại xe cơ giới, đặc biệt cần phải có giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 

Là loại hình mà tất cả các cá nhân tổ chức (bao gồm người nước ngoài) sở hữu xe hơi tại Việt Nam đều phải tham gia theo quy định của nhà nước, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba trong trường hợp nếu chẳng may chủ xe, lái xe gây thiệt hại cho họ.

 

Lợi ích Bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe ô tô là sẽ giúp chủ xe bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba (nạn nhân) tùy theo mức độ hậu quả của vụ tai nạn.

 

Mức bồi thường: Tùy theo mức độ tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán một số tiền bồi thường cụ thể. Trong một vụ tai nạn ô tô, số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng của bên thứ ba và hành khách do xe ô tô gây ra là 50 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

 

Gói bảo hiểm bắt buộc đối với ô tô không chi trả cho các thiệt hại xảy ra đối với chủ xe hoặc đối với chiếc xe của họ trong trường hợp xảy ra tai nạn.

 

Một chủ xe cơ giới không được tham gia đồng thời hai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, để hạn chế chồng chéo trong quá trình bồi thường sau này. Tuy nhiên, chủ xe cơ giới cũng có thể vừa tham gia bảo hiểm bắt buộc vừa tham gia bảo hiểm tự nguyện thông qua việc thỏa thuận với doanh nghiệp.

 

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

 

Cách chi trả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô - 2

 

Phạm vi bồi thường thiệt hại

 

  • Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
  • Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

 

Các phạm vi loại trừ bảo hiểm xe ô tô bắt buộc:

 

  • Người bị thiệt cố ý gây thiệt hại.
  • Gây ra hậu quả gián tiếp thừ thiệt hại.
  • Thiệt hại từ tài sản bị mất cắp hoặc cướp sau tai nạn.
  • Các hoạt động bất khả kháng như động đất, khủng bố.
  • Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy.
  • Giấy phép lái xe không hợp lệ.
  • Các loại tài sản đặc biệt như: Vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền,…

 

Biểu phí Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô

 

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 

Mức phí giá bảo hiểm theo Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016. Thông tư này quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 

Cách chi trả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô - 3

Cách chi trả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô - 3-1

Cách chi trả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô - 3-2

 

Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm bắt buộc xe ô tô

 

Thời điểm có hiệu lực của bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng không được trước thời điểm chủ phương tiện thực hiện đóng đủ phí bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm thường được áp dụng là 1 năm.

 

Với trường hợp chuyển nhượng xe, nếu còn thời hạn hiệu lực của bảo hiểm bắt buộc xe ô tô thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự sẽ được chuyển sang chủ xe mới.

 

Một số trường hợp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc bị hủy:

 

  • Xe cơ giới bị thu hồi đăng ký và biển số theo quy định của pháp luật;
  • Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
  • Xe cơ giới bị mất được cơ quan công an xác nhận;
  • Xe cơ giới hỏng không sử dụng được hoặc bị phá huỷ do tai nạn giao thông được cơ quan công an xác nhận

 

Trong trường hợp chủ xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định muốn chấm dứt hợp đồng bảo hiểm cần gửi các giấy tờ cho doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:  Văn bản đề nghị hủy hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm muốn hủy, Các bằng chứng chứng minh xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định.

 

Mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc xe ô tô

 

Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.

 

Căn cứ được xác định bởi Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016, số tiền bảo hiểm được quy định như sau:

 

  • Tối đa không quá 100.000.000 VNĐ/ 1 người/ 1 vụ tai nạn đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra.
  • Không quá 100.000.000 VNĐ/ 1 vụ tai nạn với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra.
  • Bảo hiểm tự nguyện tai nạn tài xế, người ngồi trên xe: 10 triệu đồng/người/vụ.

 

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc xe ô tô

 

Quy tắc bảo hiểm xe ô tô này cũng là một trong những điều mà chủ xe cơ giới cần chú ý. Mức bồi thường bảo hiểm về người được xác định dựa trên Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định của Bộ Tài chính.

 

Đối với mức bồi thường thiệt hại về tài sản được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới. Đối với những chủ xe cơ giới tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc thì mức chi trả sẽ được tính theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên.

 

  • Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
  • Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.
  • Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.
  • Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên.
  • Để tránh trường hợp không được bồi thường, hãy tham khảo những hiểu lầm nghiêm trọng khi mua bảo hiểm ô tô dẫn đến việc bị từ chối bồi thường.

 

Thời hạn yêu cầu thanh toán và khiếu nại bồi thường

 

– Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là 1 năm tính từ ngày xảy ra tai nạn. Trừ trường hợp bất khả kháng do nguyên nhân khách quan theo quy định pháp luật.

 

– Trừ trường hợp bất khả kháng, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn, chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới.

 

– Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là mười lăm ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.

 

– Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm.

 

– Thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên quyền khởi kiện không còn giá trị.

 

Cách chi trả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô - 4

 

Có nên mua bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô hay không?

 

Bảo hiểm ô tô tự nguyện (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển, Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe) là một hình thức bảo hiểm không bắt buộc với mọi chủ xe cơ giới khi tham giao thông. Khi đã mua bảo hiểm, khách hàng nào cũng muốn khi xảy ra sự cố sẽ được bồi thường nhanh chóng và công bằng, được sửa xe ở gara và thay thế phụ tùng chính hãng. Công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ xe cơ giới những thiệt hại vật chất do thiên tai, tai nạn bất ngờ, không lường trước.

 

Khi mua bảo hiểm ô tô, thực chất là bạn đang mua một tấm giấy bảo lãnh thanh toán những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra trong tương lai. Nhất là bảo hiểm ô tô tự nguyện sẽ mang lại cho bạn những lợi ích nổi bật như:

 

  • Để bảo vệ bản thân và tài sản cũng như dự trù những rủi ro có thể xảy ra, ngoài bảo hiểm bắt buộc chủ xe vẫn nên tham gia bảo hiểm tự nguyện.
  • Đặc biệt là loại hình bảo hiểm vật chất xe ô tô, người tham gia sẽ được đền bù trong những trường hợp tai nạn bất ngờ, nằm ngoài sự kiểm soát của chủ xe như đâm va, lật, cháy, nổ; bị vật khác va chạm.
  • Đối với trường hợp bị mất cắp toàn bộ xe hoặc thiệt hại lên đến 75%, không thể sửa chữa thì chủ sở hữu sẽ được đền bù hoàn toàn.

 

Khi tham gia bảo hiểm ô tô tự nguyện, bạn sẽ được bồi thường cho thiệt hại tài chính phát sinh từ tai nạn liên quan đến xe ô tô của chính mình. Nó được xem như một một hợp đồng giao kết giữa bạn và công ty bảo hiểm. Theo đó khi bạn đóng phí bảo hiểm, công ty bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho những thiệt hại theo quy định trong hợp đồng đã thỏa thuận.

 

Khi mua bảo hiểm ô tô, chủ xe sẽ nhận được các lợi ích gồm:

 

  • Được tư vấn chọn nhà cung cấp bảo hiểm uy tín.
  • Thủ tục giám định và bồi thường nhanh chóng.
  • Sửa chữa và thay thế phụ tùng chính hãng.
  • Không phải thanh toán chi phí bồi thường.
  • Được hỗ trợ 24/24 thông qua đường dây nóng.
  • Bảo hiểm mất cắp bộ phận.
  • Cứu hộ giao thông miễn phí.

 

Cách chi trả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô - 5

 

Những trường hợp mà các công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường cho bạn khi có sự cố xảy ra, cụ thể như sau:

 

  • Xe chở quá số người theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Vận chuyển hàng trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển, xếp dỡ hàng.
  • Xe chở quá 20% trọng tải theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Không có giấy phép lái xe hợp lệ.
  • Xe đi đêm không có đèn chiếu sáng theo quy định, xe đi vào đường cấm, khu vực cấm (rẽ, quẹo tại nơi bị cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, vượt đèn đỏ hoặc không chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông) gây ra tai nạn.
  • Điều khiển xe gây tổn thất khi có nồng độ cồn vượt quá quy định của pháp luật hiện hành được kết luận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

 

Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm

 

Tại Điều 10 cũng trong nghị định này thời hạn và hiệu lực của bảo hiểm như sau:

 

1. Thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là một năm, trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm:

 

  • Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm;
  • Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn một năm theo quy định của pháp luật.

 

2. Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm

 

3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới.

 

Cách tính chi phí gói bảo hiểm vật chất xe ô tô

 

– Số tiền bảo hiểm là số tiền mà chủ xe cơ giới yêu cầu công ty bảo hiểm cho xe của mình và được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm/Hợp đồng bảo hiểm.

 

– Chủ xe cơ giới có thể thỏa thuận tham gia bảo hiểm bằng hoặc thấp hơn giá trị thị trường của xe.

 

– Hiện nay các công ty bảo hiểm xác định giá trị của xe tham gia bảo hiểm theo cơ sở dữ liệu giá trị xe của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam công bố. Nếu cơ sở dữ liệu giá trị xe của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam không có giá trị xe cho loại xe có yêu cầu bảo hiểm thì xác định như sau:

 

  • Đối với xe mới 100%, giá trị của xe là giá bán xe do các hãng sản xuất trong nước công bố tại thị trường Việt Nam, hoặc giá xe nhập khẩu đã bao gồm tất cả các loại thuế theo quy định của Nhà nước.
  • Đối với xe ô tô đã qua sử dụng, giá trị của xe là giá xe mới 100% x tỷ lệ % tối thiểu chất lượng còn lại của xe. 
  • Đối với xe nhập khẩu đã qua sử dụng, giá trị của xe là giá xe mới 100% x với tỷ lệ % chất lượng còn lại được xác định trong tờ khai hải quan nhập khẩu.

 

Tỷ lệ (%) tối thiểu chất lượng còn lại của xe tham gia bảo hiểm được xác định như sau:

 

  • Nếu xe sử dụng trong 1 năm thì tỷ lệ % là 90%
  • Nếu xe sử dụng từ 1 – 3 năm thì tỷ lệ % là 70%
  • Nếu xe sử dụng từ 3 – 6 năm thì tỷ lệ % là 50%
  • Nếu xe sử dụng từ 6 – 10 năm thì tỷ lệ % là 30%
  • Còn nếu xe sử dụng trên 10 năm thì tỷ lệ % chất lượng xe sẽ là 20%

 

– Giá trị xe sẽ được tính theo thời điểm giá xe được tính theo giá trị thị trường tại thời điểm tham gia bảo hiểm vật chất xe. 

 

Theo thông tư số 50/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 73/2016/NĐ-CP, kể từ đầu năm 2022, mức khấu trừ trở thành loại phí bắt buộc khi mua bảo hiểm ôtô. Mức khấu trừ tối thiểu của xe sẽ đối với xe không kinh doanh vận tải là 500.000 đồng/ vụ và xe kinh doanh vận tải sẽ là 1.000.000 đồng.

 

Sau khi đã xác định được giá trị thực của xe, bạn tiếp tục tính mức chi phí được quy định về bảo hiểm vật chất xe ô tô bằng công thức:

 

Chi phí bảo hiểm = giá trị thực của xe x tỉ lệ phí

 

Tỷ lệ phí được xác định bằng tỷ lệ phí cơ bản (phạm vi cơ bản) + tỉ lệ phí lựa chọn bổ sung (phạm vi mở rộng). Phí cơ bản và tỷ lệ phí lựa chọn bổ sung sẽ được quy định rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm vật chất xe ô tô. Và thông thường sẽ nằm ở mức 1.5% – 2%/năm.

 

Ta có thể thấy được rằng mức chi phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô được cấu thành bởi 4 yếu tố chính: phạm vi bảo hiểm, mức miễn thường bảo hiểm ô tô, thời hạn bảo hiểm và giá trị thực của xe.

 

Cách chi trả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô - 6

 

Phạm vi bảo hiểm

 

Là khoản nội dung khoản chi phí bồi thường sẽ chi trả cho những khoảng nào, ở nội dung phạm vi cơ bản là những lỗi như: đâm, lật, rơi xe, mất cắp trang bị hoặc toàn chiếc xe… Ngoài ra, các thiên tai thảm họa cũng sẽ được tính bồi thường như: bão, lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần. Đối với phạm vi mở rộng, bạn sẽ được lựa chọn gara sửa chữa, bảo hiểm thủy kích và không cần khấu hao khi thay bộ phận.

 

Mức miễn thường

 

Là mức chi phí tổn thất mà công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường cho bạn. Bạn sẽ có 2 loại miễn thường là có khấu trừ và không khấu trừ. 

 

  • Nếu người dùng xe mua bảo hiểm với mức miễn thường khấu trừ 500.000 đồng/vụ, khi có trục trặc dưới 500.000 đồng thì người lái xe sẽ tự trả chi phí khắc phục. Đây là một trong các trường hợp không được bồi thường bảo hiểm mà người mua cần lưu ý. 
  • Hoặc nếu chi phí bồi hoàn hơn 500.00 đồng (ví dụ là 5.000.000 đồng) thì người lái sẽ phải trả 500.000 đồng và bảo hiểm sẽ trả chi phí còn lại (4.500.000 đồng).

 

Thời hạn bảo hiểm

 

Khi tìm mua bảo hiểm vật chất xe ô tô, bạn sẽ được các nhân viên tư vấn về các hạn mức thời gian bảo hiểm, tùy theo nhu cầu của người dùng xe và khả năng tài chính mà có thể lựa chọn thời gian bảo hành là 1 hay 2 hay 3 năm trở lên.

 

Giá trị thực của xe ô tô

 

Là một yếu tố rất quan trọng đến phí bảo hiểm vật chất xe ô tô. Đây như là mức tiền tối đa mà người lái xe có thể yêu cầu bên bảo hiểm thực hiện việc khắc phục và sửa chữa thiệt hại xe sau một tai nạn xảy ra, hoặc các trục trặc trong phạm vi trách nhiệm bồi hoàn của bảo hiểm. Việc tính giá trị thực của xe đã được đề cập ở phần trên.

 

Cách chi trả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện cho xe ô tô - 7

 

Thực hiện hồ sơ bồi thường

 

Sau khi đã xử lý xong hiện trường, xe sẽ được đưa về xưởng, giám định viên sẽ phối hợp cùng người chủ xe và những ai có liên quan để giám định tổn thất thực tế của xe lẫn hoàn thiện hồ sơ bồi thường. Các công ty bảo hiểm sẽ ủy quyền cho giám định viên trong việc quyết định phương án sửa chữa hay thay thế đối với các hạng mục tổn thất. Sau cùng, phương án khắc phục sẽ được ký bởi giám định viên và đại diện bảo hiểm.

 

Thực hiện bồi thường

 

Sau khi đã có hồ sơ giải pháp bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ bảo lãnh thanh toán tại các xưởng có liên kết với công ty bảo hiểm. Chủ xe ô tô chỉ cần ký vào biên bản nghiệm thu, hợp đồng và nhận xe. Trong trường hợp xưởng sửa xe ở ngoài hệ thống, chủ xe cần thông báo lại công ty bảo hiểm để có thể giải quyết sớm nhất.

 

Lưu ý để hưởng quyền lợi bảo hiểm tốt nhất

 

Nhiều người thường nghĩ cái gì càng nhiều thì càng tốt, vì vậy có những trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô theo một hay nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau. Theo đúng nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, tổng số tiền mà chủ xe nhận được từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm chỉ đúng bằng thiệt hại thực tế.

 

Thông thường, các công ty bảo hiểm giới hạn trách nhiệm bồi thường của mình theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm của công ty mình so với tổng của những số tiền bảo hiểm ghi trong tất cả hợp đồng bảo hiểm.

 

Nếu mua bảo hiểm hộ gia đình, bảo hiểm chăm sóc y tế và bảo hiểm xe ô tô tại cùng một công ty bảo hiểm có uy tín, khách hàng có thể sẽ nhận được mức chiết khấu nhất định. Hãy xem chi tiết về các gói bảo hiểm ô tô để được hưởng mức phí và nhiều điều kiện ưu đãi hơn.

 

Những lưu ý khi gặp phải trường hợp rủi ro

 

Khi không may gặp phải trường hợp không mong muốn bạn nên nắm rõ những quy định về mua bảo hiểm cho xe ô tô như sau để giảm tối đa thiệt hại.

 

– Thứ nhất: Không nên thay đổi hiện trường tai nạn, điều này hầu hết các tài xế của chúng ta hay mắc phải. Bởi khi xảy ra tai nạn bạn thay đổi hiện trường và không thông báo cho bên bảo hiểm và báo công an để lập biên bản thì nguy cơ bạn sẽ không được bồi thường là rất cao. Việc lập biên bản để làm chứng từ chứng minh có xảy ra va chạm, có tai nạn sẽ là giúp khách hàng nhanh chóng được công ty bảo hiểm thanh toán và giải quyết sự kiện bảo hiểm theo quy định.

 

– Thứ hai: Ngoài việc phải thông báo kịp thời với cơ quan bảo hiểm bạn cũng không nên tự ý sửa chữa khi chưa có xác nhận của cơ quan bảo hiểm trừ trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

 

– Thứ ba: Nếu bạn không may mắn bị mất xe bạn cần thông báo cho công an cũng như chính quyền địa phương nơi xảy ra sự việc và thông báo tới công ty bảo hiểm bằng văn bản sau 24h kể từ khi bị mất.

Mục nhập này đã được đăng trong Ô tô. Đánh dấu trang permalink.