Các các nút chức năng trên xe ô tô có những tác dụng riêng, một chiếc ô tô sở hữu rất nhiều nút chức năng khác nhau nhằm hỗ trợ người lái trong quá trình vận hành xe cũng như đảm bảo an toàn trên mọi hành trình, và cũng có thể đó là dấu hiệu cảnh báo khi chiếc xe có vấn đề.
Cùng với đó là những ký hiệu viết tắt trên ô tô như đánh đố người tiêu dùng, có nhiều cụm từ thì dễ nhớ, và chừng mực nào có thể hiểu được. Nhưng cũng có nhiều ký tự gần như vô nghĩa với người sử dụng, chẳng hạn: LX, V6, MDX, Skyactiv… Cùng chỉ một công nghệ mà Honda thì có VTEC, Toyota gọi là VVT-i còn BMW khó hiểu hơn với VANOS.
Danh mục bài viết
Các chức năng cơ bản trên xe ô tô
Với người đã sử dụng ô tô lâu ngày, những chức năng cơ bản hiển nhiên sẽ biết và không có gì khó khăn, tuy nhiên, với người mới lái xe lại có thể là những câu hỏi, nhiều lúc loay hoay không biết xử lý.
Mở nắp bình xăng, nắp capo và cốp xe
Hầu như tất cả các xe hiện tay, phía đầu gối chân trái của lái xe (có thể ở trên cao hoặc dưới thấp) sẽ có các lẫy để mở nắp che bình xăng, nắp capo và cốp xe. Tùy từng xe có thể có hoặc không có nút mở cốp vì có thể mở bằng điện tử phía sau.
Còn đối với những xe không có nút mở nắp bình xăng, thì cũng đừng quá lo lắng và cố gắng tìm vị trí khác. Bởi, chỉ cần ra khỏi xe, ấn vào nắp che bình xăng, nó sẽ tự mở ra.
Lưu ý: Khi mở nắp vặn bình xăng cần thực hiện thao tác mở từ từ và đóng thật nhanh. Mở từ từ để không khí thoát dần ra ngoài, tránh bị áp lực khiến bật nắp hoặc dễ gây cháy nổ. Khi đóng, cần vặn thật nhanh để tránh không khí tràn vào chiếm chỗ trong bình xăng.
Nút điều chỉnh ghế
Hầu hết các mẫu xe ô tô đời mới đều cho phép tài xế chỉnh theo các hướng dựng, ngả, nâng cao hoặc hạ thấp. Tùy tầm giá mà xe trang bị ghế chỉnh điện hay chỉnh tay. Với những xe có ghế chỉnh tay, nút điều chỉnh ghế lái thường được đặt ngay bên hông ghế hoặc ở cửa xe, thuận tầm tay của người lái dễ dàng.
Số tay trên xe số tự động là gì?
Về cơ bản, số tay hay số thể thao là loại số chuyển bằng tay tùy thuộc ý muốn của tài xế, chứ không phải do xe tự động thay đổi. Việc chuyển số có thể thực hiện thông qua cần số hoặc lẫy trên vô-lăng. Có 3 loại cơ bản về số tay là giới hạn vài số, thay đổi +/- trên cần số và thay đổi trên vô-lăng.
Thông số áp suất lốp xem ở đâu trên xe?
Áp suất lốp xem ở sách hướng dẫn đi kèm xe hoặc ngay trên thành cánh cửa hoặc bậc lên xuống phía tài xế. Quan sát ở miếng sticker dán ở đây, bạn sẽ biết được cần bơm bao nhiêu cho lốp xe của mình.
Phanh tay, thắng tay điện tử
Phanh tay điện tử (còn được gọi là phanh đỗ xe điện tử nút P – Parking) được vận hành bằng một công tắc trong cabin áp dụng hệ thống phanh điện tử và giữ xe đúng vị. Loại phanh này được điều khiển thông qua một cái lẫy ký hiệu hình chữ P nằm trong vòng tròn. Phanh tay điện nhỏ gọn và hiện đại hơn so với cần phanh tay thông thường được gắn vào dây cáp kích hoạt phanh đỗ và giữ xe đúng vị trí. Việc sử dụng thắng tay điện khá đơn giản, chỉ cần ấn vào nút này là phanh tay sẽ kích hoạt, đèn sáng, khi muốn bỏ phanh tay chỉ cần móc ngược nút. Một số hãng thiết kế ngược, tức móc ngược là kích hoạt trong khi nhấn là bỏ kích hoạt.
Cần số sàn dạng móc R
Trên nhiều xe số sàn, số R được thiết kế nằm ở vị trí đối diện số 5 hoặc bên cạnh số 6. Việc vào số R đơn giản như những số tiến khác. Nhưng trên một số dòng xe ô tô, khi số R đặt cạnh số 1 như ảnh trên thì nhiều người loay hoay.
Với người đi xe số sàn có thiết kế dạng này thì không có gì bất ngờ, nhưng với nhiều người thì đây thực sự là thao tác lạ lẫm. Ngoài dạng móc, một số hãng thay bằng kiểu bóp cò, kiểu này dễ sử dụng hơn.
Đẩy cần gạt sang trái rồi đẩy lên như ký hiệu thì cần số không thể di chuyển về R. Nhiều tài xế phải gọi trợ giúp để được hướng dẫn. Lúc này hãy để ý dưới cần số có thêm một nấc, hãy móc kéo đồng thời gạt để vào số R
Khóa cửa tự động, khoá kính
Nút mở khóa cửa tự động hay khoá kính được trang bị ở hầu hết các mẫu xe hơi hiện đại hiện nay. Vị trí của nút khóa này nằm ngay phía dưới tay cầm mở cửa bên trong. Theo đó, nút mở khóa và khóa cửa được ký hiệu bằng hình khóa đóng và khóa mở tương ứng. Bạn có thể nhấn nút để mở hoặc đóng tất cả các cửa đồng thời cửa cũng sẽ tự động đóng khi xe đi quá 20 – 25km/h.
Chốt khóa trẻ em cho cánh cửa
Để bảo vệ tối đa trẻ em, các hãng xe đều tích hợp chi tiết khóa trẻ em ở cửa phía sau. Mục đích của chi tiết này là đảm bảo cửa không thể mở từ phía trong, tránh tình trạng trẻ tò mò hoặc nghịch ngợm mở cửa gây tai nạn khi xe đang chạy thậm chí ngay cả lúc đang đỗ.
Vị trí chốt trẻ em nằm ngay trên mặt trong hoặc thành dọc cánh cửa phía sau, thường được ký hiệu bằng hình trẻ em. Tài xế tìm đến chi tiết này, thường là lẫy hoặc ổ khóa nhỏ có thể dễ dàng gạt bằng tay hoặc vặn bằng chìa khóa. Xoay khóa hoặc gạt cần nhỏ về vị trí khóa là chế độ khóa trẻ em kích hoạt, khi đó cửa không thể mở từ phía trong. Để hủy chế độ này, chỉ việc gạt cần hoặc xoay khóa về vị trí ban đầu.
Lưu ý: Dù có khóa trẻ em hay không, khi xe lăn bánh trên đường hoặc khi dừng chờ nhưng không có việc gì cần ra ngoài, bạn cũng nên bấm nút chốt hết các cửa để đảm bảo an toàn nhất.
Bật đèn chiếu xa và gần thế nào?
Để điều chỉnh từ đèn chiếu gần thành đèn chiếu xe, bạn chỉ cần đẩy cần điều khiển về phía taplo và ngược lại nếu muốn chuyển lại về đèn chiếu gần.
Nút bật đèn chiếu xa cũng là nút mà lái mới cần chú ý khi điều khiển xe. Cụ thể, khi di chuyển trong đô thị, bạn chỉ cần sử dụng đèn chiếu gần. Tuy nhiên nếu đi trên đường quốc lộ, cao tốc, ngoài khu dân cư thì có thể sử dụng đèn chiếu xa và hãy chuyển sang đèn chiếu gần khi có xe đối diện, nhằm tránh làm loá mắt cho người lưu thông ở chiều ngược lại.
Điều khiển gạt mưa
Cần điều khiển gạt mưa được lắp đặt phía sau vô lăng, bên phải tài xế. Với những xe có 2 gạt mưa cả phía trước và phía sau thì điều khiển gạt mưa phía trước được ký hiệu bằng hình rẻ quạt, gạt mưa phía sau ký hiệu bằng hình chữ nhật. Khi muốn sử dụng gạt mưa phía trước, bạn kéo cần về phía mình để phun nước lên kính và gạt theo chiều xuống một nấc thì gạt mưa trước sẽ hoạt động.
Để tăng tốc độ gạt nước khi di chuyển vào những ngày trời mưa thì tài xế xoay công tắc chứa ký hiệu rẻ quạt để điều chỉnh. Khi muốn dừng lại thì tài xế đẩy lại cần hướng lên trên về vị trí ban đầu. Tương tự, đối với gạt mưa sau, tài xế kéo cần hướng ra ngoài để phun nước lên kính và xoay nút chứa ký hiệu hình chữ nhật.
Điều khiển hành trình Cruise Control
Không phải mẫu xe nào hiện nay cũng được trang bị tính năng điều khiển hành trình Cruise Control, tuy nhiên, tính năng này đang ngày càng phổ biến và được các nhà sản xuất ô tô tăng cường trang bị cho xe. Cruise Control có nhiệm vụ điều khiển ga tự động, hỗ trợ người lái khi di chuyển đường dài. Khi kích hoạt Cruise Control, người lái không cần đạp ga mà xe vẫn duy trì tốc độ ở mức nhất định.
Mỗi hãng xe sẽ thiết kế nút bấm khởi động Cruise Control ở các vị trí khác nhau nhưng thông thường, nút bấm sẽ được đặt ngay trên vô lăng, cần gạt sau vô lăng hoặc nút bấm điều khiển trên bảng taplo. Sau khi nhấn nút kích hoạt Cruise Control, người lái tiếp tục nhấn nút SET để cài đặt tốc độ mong muốn và nhấn nút RES để trả lại chân ga ban đầu. Khi gặp chướng ngại vật, bạn chỉ cần nhấn phanh thì tính năng Cruise Control sẽ tự động tắt.
Khi nào dùng gió trong, gió ngoài?
Điều hòa ôtô thường có hai chế độ lấy gió trong và gió ngoài. Theo đó, gió trong tức sử dụng lượng không khí trong xe để tuần hoàn làm mát, trong khi gió ngoài tức lấy không khí bên ngoài xe.
Thực tế sử dụng gió trong là chế độ gần như mặc định vì lấy gió ngoài có thể mang theo nhiều mùi lạ và bụi. Nhưng khi cần lấy không khí tươi để tránh mệt mỏi bạn có thể chuyển sang gió ngoài, hoặc khi trong xe có mùi cũng có thể sử dụng gió ngoài kết hợp mở cửa sổ.
Ở những xe đời mới, dù để chế độ gió trong nhưng thỉnh thoảng xe tự lấy gió ngoài để cung cấp không khí tươi, tránh thiếu oxy cho người trên xe. Nhưng một số xe đời cũ không có tiện ích này, bạn nên thay đổi giữa gió trong và ngoài khi di chuyển lâu.
Những ký hiệu viết tắt trên ô tô
Các ký hiệu viết tắt trên xe ô tô thường được thể hiện trên hộp số, trên tablo, có thể là ở trên phần bảng điều khiển của xe cả bên ngoài lẫn bên trong xe. Do các chữ này quá dài nên các hãng xe bắt buộc phải viết tắt để có thể thể hiện được hết các ý nghĩa
- ABS – Anti-lock Brake System: Hệ thống chống bó cứng phanh tự động.
- EBD – Electronic Brake Distribution: Hệ thống phân phối lực thắng điện tử.
- EDM – Electric Door Mirrors: Gương điều khiển điện.
- ESP – Electronic Stability Program: Hệ thống ổn định xe điện tử.
- E/W – Electric Windows: Hệ thống cửa xe điều khiển điện
- ESR – Electric Sunroof: Cửa nóc vận hành bằng điện.
- BA – Brake Assist: Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp.
- GDI – Gasoline Direct Injection: Hệ thống phun xăng trực tiếp.
- EAS: Hệ thống treo khí nén – điện tử.
- EDC – Electronic Damper Control: Hệ thống giảm xóc điều khiển điện tử.
- EFI – Electronic Fuel Injection: Hệ thống phun xăng điện tử.
- LSD – Limited Slip Differential: bộ vi sai chống trượt cho xe
- C/C hay ACC – Cruise Control: Kiểm soát hành trình
- C/L – Central Locking: Hệ thống khóa trung tâm.
- A/C – Air Conditioning: Hệ thống điều hòa nhiệt độ trên ô tô.
- A/T – Automatic Transmission/Transaxle: Hộp số tự động.
- TCS/ASR/TRC – Traction Control System – Anti-Slip Regulation: Hệ thống kiểm soát lực kéo hay hệ thống chống trượt, kiểm soát độ bám đường giúp ngăn chặn trượt bánh xe hoặc xoay vòng tại chỗ khi lái xe trên mặt đường trơn trượt.
- AFL – Adaptive Forward Lighting: Đèn pha mở dải chiếu sáng theo góc lái.
- Heated – Front Screen: Hệ thống sưởi kính trước.
- HWW – Headlamp Wash/Wipe: Hệ thống gạt/rửa đèn pha.
- PAS – Power Assisted Steering: đây là hệ thống lái có trợ lực nhằm hỗ trợ cho các bác tài đặc biệt là trong các chuyến hành trình đường dài
- Hybrid: Kiểu xe có phần động lực được thiết kế kết hợp từ hai dạng máy trở lên.
- I4, I6: Kiểu động cơ có 4 hoặc 6 xylanh xếp thẳng hàng hình chữ I.
- V6, V8: Kiểu động cơ có 6 hoặc 8 xylanh xếp thành hình chữ V.
- HUD – Head-up Display: Công nghệ hiển thị trên kính chắn gió.
- iDrive: Hệ thống điều khiển trung tâm của BMW.
- MDS – Multi Displacement System: Hệ thống dung tích xylanh biến thiên, cho phép động cơ vận hành với 2, 4,6… xylanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe.
- AWD – All Wheel Drive: Hệ dẫn động bốn bánh chủ động toàn thời gian
- FWD – Front Wheel Drive: Hệ dẫn động cầu trước.
- RWD – Rear Wheel Drive: Hệ thống dẫn động cầu sau.
- MPG – Miles Per Gallon: Số dặm đi được cho 4,5 lít nhiên liệu.
- CVT: Continuosly Variable Tranmission: Hộp số biến thiên vô cấp
- DOHC – Double Overhead Camshafts: Cơ cấu cam nạp xả với hai trục cam phía trên xilanh
- MPG – Miles Per Gallon: Số dặm đi được cho 4,5 lít nhiên liệu.
- SOHC – Single Overhead Camshafts: Kết cấu trục cam đơn trên mặt máy và một trục cam tác động đóng/mở cả xu-páp xả và nạp.
Trên đây chính là các ký hiệu viết tắt trên xe ô tô phổ biến nhất hiện nay mà các bạn có thể theo dõi để nắm bắt được ý nghĩa mà nó muốn mang lại, qua đó biết được các sử dụng cho phù hợp trong quá trình vận hành xe nhằm đảm bảo an toàn cũng như sự hiệu quả.