Mưa lớn gây ngập úng ở nhiều đô thị như Tp, Hồ Chí Minh và Hà Nội những ngày qua làm nhiều xe ô tô bị chết máy, phải gọi xe cứu hộ, nếu cố nổ máy có thể gây thủy kích và chi phí sửa chữa là không nhỏ. Và trong những tình huống khẩn cấp buộc phải di chuyển qua vùng ngập, hãy trang bị cho mình những kinh nghiệm để có thể đưa xe vượt qua vùng ngập an toàn.
Danh mục bài viết
8 bước đưa xe qua vùng ngập nước
Đường đô thị ngập nước luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Ví dụ như tình trạng nước vào động cơ, chập điện hoặc nghiêm trọng hơn là thủy kích, gây rất nhiều phiền toái và thiệt hại về kinh tế cho chủ xe.
Để chủ động phòng tránh các sự cố không mong muốn, bạn cần trang bị cho mình những nguyên tắc để di chuyển qua vùng ngập một cách an toàn.
1. Lưu ý khoảng sáng gầm xe
Các dòng xe sedan/hatchback gầm thấp như Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Vios, Honda City, Mazda 3… thường có khoảng sáng gầm xe từ 130 – 160 mm. Các dòng crossover hay MPV như Kia Seltos, Hyundai Tucson, Mazda CX-5, Honda CR-V, Toyota Innova… thường có khoảng sáng gầm xe từ 170 – 200 mm. Các dòng SUV như Toyota Fortuner, Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport, Nissan Terra… thường có khoảng sáng gầm xe từ 200 – 280 mm.
Với các dòng xe gầm thấp thông thường giới hạn lội nước an toàn là mực nước cao đến nửa bánh xe. Với các dòng xe gầm cao, khả năng lội nước sẽ tuỳ theo thiết kế xe. Dòng xe SUV và bán tải thường có khả năng lội nước tốt nhất. Ví dụ như khả năng lội nước của Ford Everest lên đến 800 mm, khả năng lội nước của Toyota Fortuner là 700 mm.
2. Đánh giá độ sâu vùng ngập nước
Bước đầu tiên trong cách lái xe ô tô qua đường ngập nước chính là đánh giá độ sâu vùng ngập nước. Rất nhiều người chủ quan bỏ qua bước này mà cho xe tiến thẳng vào vùng ngập nước. Kết quả là xảy ra thuỷ kích khiến xe bị chết máy giữa đường. Do đó nếu thấy phía trước là vùng ngập nước nặng hãy cẩn thận đánh giá tình hình trước khi cho xe chạy vào.
Mỗi dòng xe có khả năng lội nước khác nhau. Khả năng lội nước của xe sẽ tuỳ thuộc vào vị trí của ống hút gió. Bởi khi mực nước quá gần cổ hút gió có thể dễ dàng tràn vào ống hút gió, đi thẳng vào động cơ, khiến động cơ ngưng hoạt động. Do đó ống hút gió càng cao thì nước càng khó lọt vào.
Để đảm bảo an toàn cho xe khi lội qua vùng nước ngập, tốt nhất bạn nên nắm rõ khả năng lội nước của xe mình. Bạn có thể xem thông tin này trong sổ Hướng dẫn sử dụng xe hoặc liên hệ trực đến bộ phận kỹ thuật của hãng để được tư vấn và giải đáp.
Sau khi đánh giá tình hình nếu thấy xe có thể an toàn vượt qua vùng ngập phía trước thì tiến hành các bước chuẩn bị.
>>> Xem thêm: Đừng để xe ô tô bị ngập nước
3. Bật đèn cảnh báo và đèn chiếu sáng
Trước khi lái xe vào đường ngập nước hãy bật đèn cảnh báo và đèn chiếu sáng phía trước. Nếu trời sáng chỉ bật đèn gầm. Nếu trời âm u hãy bật luôn đèn cốt. Bật đèn sẽ giúp người lái quan sát tốt hơn, đồng thời có thể đánh giá độ sâu của vùng ngập.
4. Tắt điều hoà
Trước khi cho xe chạy vào đường ngập nên tắt điều hoà ô tô. Bởi quạt gió ở khoang máy hoạt động sẽ dễ hút nước đi sâu trong khoang máy. Mặt khác, tắt điều hoà còn giúp giảm tải cho động cơ, xe có thể toàn lực tập trung vào lội nước. Nếu tắt điều hoà thấy ngộp có thể hạ kính sẽ để không khí lưu thông. Ngoài tắt điều hoà cũng nên tắt các thiết bị điện không cần thiết trên xe như màn hình DVD, loa…
5. Chuyển về số thấp
Bước quan trọng tiếp theo trong cách lái xe qua đường ngập nước là chuyển về số thấp. Bởi khi xe ở số thấp lực kéo sẽ cao. Với xe hộp số sàn nên chuyển về số 1 hoặc 2. Với xe hộp số tự động nên chuyển về D1 hoặc dùng lẫy chuyển số chuyển về số tay 1 hoặc 2.
6. Giữ đều ga và không tăng/giảm tốc đột ngột
Kinh nghiệm lái xe đường ngập nước không chết máy đó là hãy giữ đều ga, chạy tốc độ trung bình, không quá chậm cũng không nhanh. Và tuyệt đối không tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột. Nếu tăng tốc, đạp thốc ga sẽ dễ tạo ra lực quán tính khiến nước tràn vào khoang máy thông qua lưới tản nhiệt. Nếu giảm tốc đột ngột, dòng khí xả phía sau không ổn định có thể làm nước tràn vào ống xả.
Khi lái xe qua đường ngập tuyệt đối không dừng lại giữa đường. Trong trường hợp bất khả kháng phải dừng như bị kẹt xe thì không giảm ga mà hãy đạp phanh. Việc đồng thời đạp phanh và đạp ga sẽ giúp giữ ga, tránh xe bị chết máy giữa đường.
7. Giữ khoảng cách với xe phía trước
Lái xe khi đường ngập nước sẽ rất bị động. Do đó cần giữ khoảng cách với xe phía trước càng xa sẽ càng tốt để có thể xử lý kịp các tình huống bất ngờ. Bởi khi xe lội đường ngập rất kỵ đạp phanh, phanh gấp hay dừng xe giữa vùng ngập.
8. Từ từ tăng ga khi gần thoát khỏi vùng ngập sâu
Dù gần thoát khỏi vùng ngập cũng tránh tăng ga đột ngột, hãy cẩn trọng tăng ga từ từ.
>>> Xem thêm: Cách nhận biết ô tô bị ngập nước
Cách điều khiển xe trong vùng ngập nước
Đi số thấp và điều ga
Đi số thấp (số 1 hoặc 2) phù hợp với điều kiện vận hành. Ví dụ: với đường ngập ở mức thấp và xe đã đủ quán tính có thể đi số 2 / với đường ngập sâu nhưng không vượt qua tâm bánh xe, nên đi ở số 1 vì lúc này xe cần công suất để vượt qua. Áp dụng đi số thấp cho cả xe số sàn và số tự động (số tự động đi số ở chế độ số tay).
Đạp đều ga, tốc độ thấp nhằm mục đích tránh hiện tượng tạo sóng đưa mực nước ngập lên mức cao hơn.
Khi đi qua khỏi vùng ngập nước, đối với các xe sử dụng phanh tang trống (như: Laser 1.6L, Ranger, Everest, Transit từ 2022 trở về trước) bạn nên rà phanh vài lần cho nước ép ra khỏi má phanh. Khi đỗ (đậu) xe lâu (qua đêm), bạn nên dùng miếng chèn để chèn bánh xe, không nên kéo phanh tay trong trường hợp này vì có thể dẫn đến bó phanh. Với xe sử dụng loại phanh tang trống, bạn cần phải mang xe đi bảo dưỡng phanh sau khi vận hành qua vùng ngập nước
Chạy giữa tâm đường
Đường thường cao ở giữa và dốc dần về hai bên. Do đó khu vực tâm đường thường nước ngập sẽ nông hơn khu vực hai bên. Thế nên khi chạy xe ô tô qua đường ngập nặng nên ưu tiên cho xe đi giữa tâm đường.
Tránh xe chạy ngược chiều, xe lớn chạy song song
Nên hạn chế chạy cạnh xe lớn, chạy gần xe ngược chiều, xe chạy song song (nhất là xe buýt, xe tải, container…) vì các xe này có thể tạo sóng nước khiến nước dễ tràn vào khoang máy xe bạn.
Không tắt động cơ sau khi xe lội nước
Không nên dừng xe tắt động cơ ngay sau khi xe vừa lội nước. Bởi dù xe đã chạy qua đường ngập thành công thì cũng rất có thể nước đã lọt vào khoang máy. Do đó nên cho xe tiếp tục di chuyển tầm 10 – 15 phút hoặc dừng xe nhưng vẫn nổ máy để nước nhanh chóng bốc hơi.
Đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng sau khi lội nước
Sau khi xe lội nước nên rửa xe ô tô càng sớm càng tốt. Bởi nước bẩn trên đường dễ gây hại đến sơn xe, gầm xe… Tiếp theo nên đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống động cơ, hệ thống treo, hệ thống điện… để chắc chắn nước không lọt vào, gây hại gì cho hệ thống vận hành xe. Trong trường hợp nếu có xảy ra hư hại thì kiểm tra sớm sẽ giúp việc xử lý, khắc phục dễ dàng hơn.
Khi xe o tô bị chết máy do ngập nước
Khi xe bị chết máy trong vùng ngập nước thì tuyệt đối không được khởi động lại. Nếu khởi động lại sẽ có thể làm cong tay biên hoặc nặng hơn sẽ gãy tay biên và làm vỡ lốc máy do hiện tượng nén nước.
Gọi ngay cho đội cứu hộ, tắt ngay công tắc máy để ngắt nguồn chính cung cấp đến các phụ tải điện và hộp điều khiển để tránh không cho các thiết bị điện bị hư hỏng do bị chạm chập.
Không được mở cửa xe khi nước đã ngập cao hơn mép dưới của cửa. Vì khi mở cửa, nước sẽ tràn vào bên trong xe làm hư hỏng các hộp điều khiển.
Nếu có thể bạn hãy đẩy xe của bạn đến chỗ cao hơn hoặc ra khỏi vũng ngập
Dịch vụ bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp tại Anycar
Xe ô tô cũng như bất kỳ một loại phương tiện nào khác, qua thời gian sử dụng và làm việc chúng đều bị hao mòn các chi tiết, giảm chất lượng dung dịch của các hệ thống trên xe. Không có gì là bền bỉ mãi mãi và không hư hỏng cả, nhất là đối với ô tô, quá trình làm việc của chúng diễn ra liên tục và khắc nghiệt nên cần đảm bảo sự an toàn, chất lượng trong quá trình hoạt động là điều tất yếu.
Tại Anycar, chúng tôi cung cấp dịch vụ “bảo dưỡng và sửa chữa ô tô xe hơi” với tiêu chí chuyên nghiệp, uy tín và giá cả cạnh tranh nhất thị trường hiện nay trên tất cả địa bàn TPHCM và Hà Nội
Sửa chữa, bảo dưỡng
- Kiểm tra tình trạng xe
- Bảo dưỡng định kỳ
- Sửa chữa, đại tu xe
- Gò phục hồi thân vỏ
- Sơn công nghệ cao
- Thay thế phụ tùng chính hãng
Chăm sóc xe cao cấp
- Phủ Ceramic
- Phủ thuỷ tinh
- Vệ sinh xe cao cấp
- Phủ gầm chống ồn chống gỉ
- Đánh bóng, hiệu chỉnh mặt sơn
- Dán phim cách nhiệt
Liên hệ Hotline 1800 6216 để đặt hẹn dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa Anycar Việt Nam tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội
Trên đây là một số kinh nghiệm cơ bản mà bạn cần biết để tránh xẩy ra hậu quả đáng tiếc với chiếc xế hộp của mình trong những hôm đường ngập lụt. Chúc anh em giữ vững tay lái trên mọi nẻo đường!