Bác Sĩ Phan Thanh Dần
570
Bé nhà bạn đang bị nhiệt miệng. Bé quấy khóc và chán ăn, ba mẹ nên làm gì?. Nên cho bé ăn gì để nhanh khỏi?. Dưới đây là câu trả lời.
Cảm giác đau, xót ở ngay tại vị trí vết loét trong khoang miệng khiến không ít người lớn cảm thấy khó chịu và phiền toái. Điều này càng trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn khi chúng xuất hiện ở trẻ em.
Trẻ em bị nhiệt miệng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, chúng chỉ khiến những em bé của chúng ta quấy khóc hay bỏ ăn. Nếu bé nhà bạn cũng đang gặp phải tình trạng này, hãy thử tìm hiểu 5 cách phòng tránh nhiệt miệng trong bài tin tức dưới đây xem sao nhé!
Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì? 5 Cách phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả
Nhiệt miệng là gì?
Trẻ em bị nhiệt miệng hay còn gọi là viêm loét miệng ở trẻ em, đây được coi là một vấn đề phổ biến mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp ít nhất 1 lần trong đời. Theo các nghiên cứu thì có đến khoảng 20% dân số trên thế giới thường xuyên gặp vấn đề nhiệt miệng.
Nhìn thì có vẻ khoang miệng của bạn đang viêm loét thành những chiếc lỗ, tuy nhiên chúng lại được coi là vấn đề không nguy hiểm tới sức khỏe con người. Thậm chí nhiệt miệng sẽ tự lành chỉ sau vài tuần nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống, nhưng chúng có thể tái phát bất cứ lúc nào và không có thuốc nào ngăn ngừa.
Nguyên nhân trẻ em bị nhiệt miệng
Trẻ em bị nhiệt miệng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhìn chung sẽ có những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Chức năng miễn dịch của trẻ đang bị suy giảm
- Do trẻ nhỏ bị căng thẳng hoặc dị ứng với thực phẩm
- Trẻ ăn nhiều món ăn vặt cay hoặc quá chua thường xuyên
- Trẻ đang thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin B12, axit folic, sắt
- Trẻ em vô tình cắn phải phần môi bên trong hoặc má khiến chúng bị nhiễm trùng và gây nên nhiệt
- Do trẻ bị rối loạn bài tiết
- Trẻ nhạy cảm với một số thực phẩm cơ bản như socola, cafe, dứa, trứng hoặc một số loại hạt.
Trẻ em bị nhiệt miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên chúng không quá nguy hiểm
Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì – kiêng gì?
Như đã nói ở trên thì trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, nhiệt miệng cũng nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, ba mẹ muốn rút ngắn thời gian phục hồi các vết viêm loét ở khoang miệng, giúp trẻ lấy lại được sự vui vẻ, ăn ngon thì hãy cho trẻ ăn những thực phẩm sau nhé.
Nên ăn khi bị nhiệt
Củ cải
Củ cải có vị ngọt thanh và tính mát. Do đó, khi trẻ em bị nhiệt miệng thì ba mẹ có thể luộc hoặc nấu canh cho bé ăn. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tìm hiểu các loại nước uống từ củ cải để giúp bé giảm cơn đau ở khoang miệng.
Trẻ em bị nhiệt miệng, ba mẹ có thể cho bé ăn củ cải để giải nhiệt cơ thể
Rau má hoặc rau diếp cá
Đây cũng là hai loại rau có tính mát, đặc biệt còn có tác dụng giải độc vô cùng hiệu quả, lành tính và dễ kiếm. Mẹ có thể dùng rau má để làm nước uống cho trẻ để thúc đẩy nhanh quá trình lành lại vết nhiệt.
Cà chua
Không chỉ giống trẻ bị nhiệt miệng có thể cải thiện đáng kể, cà chua còn là loại quả có khả năng chống viêm, giảm đau, bổ sung vitamin A giúp trẻ sáng mắt hơn. Cà chua có thể ăn sống hoặc nấu canh cũng rất ngon, ba mẹ có thể áp dụng nhiều món cà chua khác nhau để bé có thể giảm bớt đau, xót trong miệng nhé.
Cà chua có thể chế biến thành nhiều đồ uống và món ăn tốt cho trẻ, giải nhiệt
Rau ngót, rau mồng tơi
Mùa hè thường có rau ngót và rau mồng tơi, nếu trong dịp này mà bé nhà bạn đang bị nhiệt miệng. Thì cách chữa trẻ em bị nhiệt miệng vô cùng đơn giản, đó chính là bổ sung hai loại rau này trong khẩu phần ăn của trẻ.
Các loại hạt có tính mát
Có rất nhiều loại hạt được liệt vào list hạt có tính mát như hạt sen, đậu xanh, đậu đen. Nhất là vào mùa hè, nếu trẻ em bị nhiệt miệng thì ba mẹ có thể nấu thành những món chè hấp dẫn cho trẻ. Hoặc thậm chí chỉ rang lên và hãm lấy nước uống trong ngày cũng rất lý tưởng.
Nước cam – chanh
Ba mẹ có thể cải thiện trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng cách cho bé uống nhiều nước cam – chanh. Tuy cam – chanh có chứa lượng lớn vitamin C, giúp tăng sức đề kháng và giúp cải thiện nhiệt miệng ở trẻ, nhưng khi uống có thể làm bé hơi xót ở khoang miệng. Bé có thể không hợp tác do đó ba mẹ cần kiên trì nhé.
Bổ sung nước cam – chanh khi trẻ em bị nhiệt miệng
Uống đủ nước
Một cách đơn giản nhất để giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở cả trẻ em bị nhiệt miệng ở lưỡi hay trẻ em bị nhiệt miệng sốt , … đều có thể áp dụng. Đó chính là cho trẻ uống nhiều nước trong ngày, đảm bảo cho bé uống đủ 2 lít nước để giúp thanh lọc và làm vết nhiệt mau lành hơn.
Nên kiêng khi bị nhiệt
Bên cạnh những thực phẩm và trái cây nên ăn vào những lúc bị nhiệt thì ba mẹ cũng nên kiêng cho trẻ không ăn những thực phẩm sau để tránh tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn nhé:
- Đầu tiên là thực phẩm cay nóng có chứa những gia vị như ớt, tỏi, gừng, tiêu, …
- Các món ăn chiên xào mà các bé yêu thích như khoai tây chiên, gà rán, pizza, xúc xích rán …
- Các thực phẩm, món ăn hoặc đồ ăn vặt có nhiều đường
- Cũng nên tránh các món ăn quá cứng có thể gây cọ xát miệng và lợi của trẻ
Top 5 cách phòng tránh nhiệt miệng cho trẻ tại nhà hiệu quả
Bên cạnh việc ăn những loại thực phẩm có tính mát, thì ba mẹ cũng nên bỏ túi thêm cho mình 5 cách phòng tránh nhiệt miệng tại nhà cho trẻ hiệu quả. Cụ thể như:
1. Nhớ thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ em bị nhiệt miệng chính là vi khuẩn, do đó việc duy trì cho trẻ một thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày giúp trẻ có hàm răng trắng, khỏe mạnh và ít xảy ra nhiệt miệng.
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào sáng và tối, lượng kem đánh răng được sử dụng cũng phù hợp, chải răng kỹ càng, … sẽ là những bài học quý giá cho trẻ trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các bệnh liên quan.
Thường xuyên duy trì vệ sinh răng miệng cho trẻ để tránh nhiệt miệng
2. Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp
Với những trẻ em, ba mẹ cần chọn cho con những dòng bàn chải mềm và kem đánh răng phù hợp. Hiện nay trên thị trường, không khó để các phụ huynh có thể mua cho con những sản phẩm được sản xuất dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi.
Các sản phẩm này được nghiên cứu dành riêng cho bé, phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của răng bé, không gây nên những ảnh hưởng tiêu cực về răng lợi.
Ngoài ra, nếu ba mẹ lo lắng việc bé chải răng chưa đúng và chưa kỹ thì có thể sử dụng sang dòng bàn chải điện Oral. Sử dụng công nghệ hiện đại trong việc chăm sóc răng, bé không cần phải thực hiện chải răng quá nhiều.
Phụ huynh có thể tham khảo thêm sản phẩm bên dưới đây nhé:
430.000đ 480.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
195.000đ 250.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
70.000đ 84.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
3. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối
Súc miệng được thực hiện hằng ngày và ngay sau khi đánh răng để loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng. Thói quen này cũng nên được ba mẹ duy trì cho con khi trẻ em bị nhiệt miệng.
Trong thời gian nhiệt miệng, ba mẹ có thể sử dụng nước muối ấm loãng hoặc sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh. Điều này giúp vết loét nhanh lành.
Súc miệng nước muối mỗi ngày, sau khi đánh răng
4. Bổ sung thêm khoáng chất và vitamin
Việc thiếu đi những vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, B12, sắt hoặc acid folic cũng gây nên nguyên nhân trẻ em bị nhiệt miệng. Do đó, phụ huynh có thể bổ sung bằng thực phẩm hoặc bằng các sản phẩm chức năng hỗ trợ.
Hiện đang có nhiều dòng sản phẩm bổ sung vitamin thiết yếu, thiết kế dạng kẹo cho bé dễ sử dụng, không có đường mà vẫn đảm bảo bổ sung vitamin cho bé.
Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm bên dưới nhé!
329.000đ 450.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
205.000đ 290.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
299.000đ 410.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
615.000đ 721.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
199.000đ 284.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
475.000đ 565.000đ
5. Nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm
Với những trẻ em còn nhỏ tuổi, khả năng phát triển răng miệng chưa hoàn thiện, trẻ vẫn còn những chiếc răng sữa. Vậy thì phụ huynh nên hạn chế cho con ăn những món ăn quá xương, quá cứng hoặc cho trẻ ăn mía, xoài xanh, …
Đây hầu hết là các sản phẩm cứng, nhọn, khi ăn vô tình có thể làm ảnh hưởng đến vùng khoang miệng, khiến răng lợi của bé bị xước. Do đó, hãy ưu tiên những món ăn mềm, lỏng nhé. Nếu bé đang nhiệt thì nên ăn những món nguội thay vì vừa nấu xong.
Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, nguội sẽ tốt hơn
Trên đây là những thông tin và cách khắc phục về vấn đề trẻ em bị nhiệt miệng. Hy vọng bài viết đã giúp phụ huynh có được những giải pháp hữu ích cho con em mình. Tuy nhiên, những cách cải thiện nhiệt miệng trên đây chỉ mới phù hợp với những trẻ em đang bị nhiệt tương đối nhẹ.
Nếu vấn đề nhiệt miệng không được khắc phục và tình trạng ngày càng viêm loét miệng có kích thước lớn hơn. Chiaki khuyên bạn nên đưa bé tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tư vấn, cũng như tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị cho bé. Đồng thời vẫn có thể áp dụng những cách trên để hỗ trợ và có kết quả nhanh nhất.
Cuối cùng, nếu bạn cần tư vấn về một số sản phẩm chăm sóc răng miệng cho trẻ, đừng ngại liên hệ với Chiaki.vn theo địa chỉ:
Hotline: 0932.888.300
Email: [email protected]
Website: https://chiaki.vn
Facebook: https://www.facebook.com/chiaki.vietnam