Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh cần được quan tâm đặc biệt với tỷ lệ gây tử vong hoặc tàn phế cho người bệnh đứng đầu trong các nhóm bệnh nguy hiểm. Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch là gì, phòng tránh ra sao? Tham khảo các thông tin trong bài viết sau.
1. Yếu tố nguy cơ tim mạch là gì?
Bệnh tim mạch là vấn đề sức khỏe đang được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Căn bệnh có tỷ lệ tử vong và gây thương tật cho con người rất cao. Ước tính hàng năm có đến 17 triệu người tử vong do các chứng bệnh tim mạch nguy hiểm thường gặp hiện nay. Yếu tố nguy cơ gây tim mạch thường liên quan đến sự hình thành và phát triển xơ vữa động mạch.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có 2 loại yếu tố là yếu tố không thể thay đổi và yếu tố có thể thay đổi. Trong đó, nhóm yếu tố không thể thay đổi là độ tuổi, giới tính và di truyền. Thông thường những yếu tố nguy cơ của hai nhóm này thường đi kèm với nhau khiến nguy cơ bị bệnh tăng cao có thể tính theo cấp số nhân. Có thể thấy trong xã hội hiện nay các nguy cơ gây bệnh tim mạch càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn khiến đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim cũng ngày càng nhiều.
Biến chứng tim mạch gây tỷ lệ tử vong cao (Nguồn: vinmec.com)
2. Nhóm yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch không thể thay đổi
2.1. Giới tính
Nam giới thường có nguy cơ mắc những bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, đột quỵ cao hơn so với nữ giới khi ở độ tuổi trẻ. Tuy vậy, đến tuổi trung niên sau mãn kinh tỷ lệ nữ giới mắc bệnh tim mạch lại không có nhiều khác biệt so với nam giới. Nắm rõ những kiến thức về bệnh tim mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là cách tốt nhất giúp bạn phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng cách.
2.2. Di truyền
Yếu tố nguy cơ gây tim mạch hàng đầu không thể bỏ qua yếu tố di truyền. Hầu hết những đối tượng có người thân mắc các bệnh lý tim mạch sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Yếu tố di truyền này thường bao gồm cả những vấn đề về chủng tộc. Ví dụ người Mỹ gốc Phi thường có khả năng dễ mắc chứng tiểu đường và huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn người Mỹ da trắng. Do đó, thực hiện tầm soát tim mạch sớm để ngăn chặn kịp thời khi gia đình có tiền sử mắc bệnh này để tìm phương hướng điều trị hiệu quả trước khi bệnh có biến chứng xấu.
2.3. Tuổi tác
Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch hàng đầu phải kể đến là tuổi tác. Tuổi càng cao những biến chứng về tim mạch càng tăng lên về mức độ nguy hiểm. Những nghiên cứu mới đây cho thấy, tuổi tác chính là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi quan trọng nhất. Có đến hơn nửa số người đột quỵ do bệnh tim mạch và hơn 70% trong số đó có tuổi tác cao hơn 65. Tuy là nhóm yếu tố không thể thay đổi nhưng bạn có thể làm chậm quá trình thoái hóa do tuổi tác, tăng khả năng miễn dịch bằng cách thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh với 25 thực phẩm tốt tim mạch.
Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi là tuổi tác, giới tính và di truyền (Nguồn: genvita.vn)
3. Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi gồm 10 yếu tố chính. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, bạn có thể điều chỉnh những yếu tố này về mức hợp lý bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt.
3.1. Béo phì và thừa cân
Béo phì chia làm 2 dạng là béo phì dạng mỡ thừa tập trung chủ yếu ở phần bụng, dạng hai là béo phì tích lũy mỡ xuất hiện ở mông và đùi. Béo phì dạng 2 thường xuất hiện ở phụ nữ. Thể trạng thừa cân béo phì có thể tác động trực tiếp đến sự hình thành yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp cao, đái tháo đường hay rối loạn lipid máu. Tham khảo 39 cách giảm cân từ thiên nhiên an toàn hiệu quả và kiên trì thực hiện chế độ dinh dưỡng, tập luyện đúng cách sẽ giúp bạn duy trì được số cân mong muốn và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
3.2. Nghiện thuốc lá
Hút thuốc lá sẽ làm tăng yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, hẹp động mạch ngoại vi hay tai biến mạch não. Tuy rằng người hút thuốc thường gầy và có huyết áp thấp hơn người bình thường nhưng nguy cơ đột tử của đối tượng này lại cao hơn gấp 10 lần ở nam giới và khoảng 5 lần ở đối tượng nữ. Trong những năm vừa qua có đến 30 – 40 % trường hợp tử vong do bệnh lý mạch vành do bệnh nhân hút thuốc lá lâu năm.
3.3. Uống nhiều rượu
Rượu sử dụng điều độ khoảng 1 đến 2 chén một ngày có tác dụng ngăn ngừa bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều rượu lại làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như tăng huyết áp hay các biến chứng về não.
Hạn chế uống rượu bia thuốc lá tránh ảnh hưởng đến sức khỏe (Nguồn: elleman.vn)
3.4. Thiếu vận động
Lối sống thiếu hoạt động thể chất là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch hiện nay. Việc vận động điều độ hàng ngày mang lại nhiều lợi ích rõ rệt đến sức khỏe, đặc biệt là giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch. Tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng, thư giãn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch.
3.6. Tăng huyết áp
Huyết áp tăng được coi như kẻ thù thầm lặng dẫn tới những biến chứng về tim mạch. Thông thường huyết áp tăng không có triệu chứng rõ ràng nên bạn cần sử dụng máy đo huyết áp tại nhà và kiểm tra thường xuyên để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra cho sức khỏe.
3.7. Tăng cholesterol và rối loạn lipid mỡ máu
Tăng cholesterol và rối loạn lipid mỡ máu sẽ đi kèm những nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Việc đánh giá nồng độ lipid trong máu rất quan trọng, đặc biệt là khi đến độ tuổi sau 40.
3.8. Đái tháo đường
Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường là biến cố tim mạch. Bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm soát đường máu và tập luyện thường xuyên để ngăn ngừa biến chứng.
3.9. Uống rượu bia
Uông quá 60ml rượu vang hay khoảng 300ml bia mỗi ngày có thể gây hại cho sức khỏe. Rượu bia quá mức sẽ làm tổn thương các chức năng cơ thể như tim, gan hay các biến chứng về thần kinh trung ương.
3.10. Stress, căng thẳng
Những nghiên cứu chỉ ra rằng người hay căng thẳng, stress rất dễ mắc phải những bệnh lý về tim mạch. Bệnh lý phổ biến nhất là rối loạn mỡ trong máu và tăng nguy cơ bệnh lý do xơ vữa động mạch.
Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường là các bệnh lý tim mạch (Nguồn: thuocgiaotannha.com)
4. Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ tim mạch như thế nào?
Bạn có thể thấy rằng phần lớn những yếu tố nguy cơ đều là nhóm yếu tố có thể thay đổi. Vì vậy, để duy trì trái tim khỏe mạnh bạn có thể thiết lập lại chế độ ăn uống cũng như một lối sống lành mạnh ngay hôm nay. Từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia là cách tốt nhất bảo vệ chức năng tim nói riêng và sức khỏe nói chung. Ngoài ra, đừng tập luyện thể dục đều đặn, duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo và khám sức khỏe định kỳ nhằm đánh giá mức nguy cơ của bạn.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch (Nguồn: vinmec.com)
Hy vọng bài viết này với 13 yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất giúp bạn có một hệ tim khỏe mạnh như ý. Đừng quên quan tâm đến sức khỏe trái tim bằng cách thực hiện khám chuyên sâu tại cơ sở uy tín bạn nhé.