419
Tổng hợp những cách tăng sức đề kháng hiệu quả cho trẻ em, người lớn trong mùa dịch bệnh, góp phần tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tật.
Mùa dịch bệnh với nguy cơ lây nhiễm cao cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Thực hiện các biện pháp tăng cường và bảo vệ sức khỏe để phòng ngừa dịch bệnh là điều cần thiết. Vậy làm thế nào để tăng sức đề kháng phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có lời giải chính xác nhất!
Nguyên tắc khi tăng cường sức đề kháng
Để có một sức đề kháng tốt, điều quan trọng là phải có một lối sống lành mạnh với 3 trụ cột quan trọng mà bạn cần lưu ý là:
- Dinh dưỡng tốt: Ăn thực phẩm lành mạnh và đa dạng (với nhiều trái cây tươi và rau quả) và uống đủ (nước, trà thảo mộc, nước cam tươi vắt)
- Thư giãn và ngủ đầy đủ (tránh căng thẳng càng nhiều càng tốt)
- Tập thể dục thường xuyên, tốt nhất là ở ngoài trời: tập những bài thể dục mà cơ thể nhận được nhiều oxy, chẳng hạn như đi xe đạp hoặc bơi lội, giúp lưu thông máu tốt hơn. Từ đó giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Cách tăng sức đề kháng hiệu quả
1. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày là cách tốt nhất để giúp cơ thể bạn xây phục hồi và củng cố khả năng miễn dịch. Ngủ không đủ giấc có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi và làm giảm suy giảm hoạt động của não bộ.
Tình trạng thiếu ngủ kéo dài khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, làm suy giảm các chức năng khác của cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch của bạn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của vắc xin phòng cúm.
Do đó, để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cơ thể, các bạn cần chú ý chăm sóc giấc ngủ của mình, ngủ đủ giấc mỗi ngày. Để có thể có thể phục hồi và tăng cường khả năng tự bảo vệ của mình.
Ngủ đủ giấc giúp tăng sức đề kháng
2. Uống đủ nước
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể (tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày). Hydrat hóa sẽ giúp thải các chất độc ra khỏi cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. Các lựa chọn thay thế khác bao gồm nước trái cây làm từ trái cây có múi và nước dừa, vừa giúp bổ sung nước cho cơ thể vừa góp phần tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật cho cơ thể.
3. Cải thiện chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sức khỏe tổng thể cũng như khả năng miễn dịch, sức đề khác của bạn.
Một chế độ ăn ít carb có thể giúp kiểm soát lượng đường và giảm nguy cơ huyết áp cao. Chế độ ăn ít carb sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay diễn tiến nặng hơn của bệnh tiểu đường và tập trung vào một chế độ ăn giàu protein có thể giúp bạn có được một thân hình cân đối. Đồng thời bạn cũng đừng quên tiêu thụ các loại rau và trái cây giàu beta caroten, axit ascorbic và các loại vitamin thiết yếu khác để tăng cường sức khỏe của mình.
Một số loại thực phẩm như nấm, cà chua, ớt chuông và các loại rau xanh như bông cải xanh, rau bina cũng là những lựa chọn tốt để xây dựng khả năng phục hồi của cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Probiotics như Yoghurt, Yakult và thực phẩm lên men cũng là những nguồn tuyệt vời để trẻ hóa thành phần của vi khuẩn đường ruột, rất quan trọng đối với sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Đây cũng là những lựa chọn tốt tăng cường sức đề kháng cho mọi thành viên trong gia đình, từ trẻ nhỏ cho đến người già.
Cải thiện chế độ ăn uống giúp tăng cường sức đề kháng
4. Thay đổi lối sống sinh hoạt
Lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng miễn dịch và sức đề kháng của bạn. Do đó, thay đổi lối sống sinh hoạt theo hướng lành mạnh và tích cực hơn có thể góp phần giúp bạn tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của mình.
Đầu tiên, bạn cần loại bỏ một số thói quen không tốt cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu và lạm dụng chất kích thích. Đây đều là những thói quen có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phòng vệ của cơ thể, khiến cơ thể suy yếu và các bệnh lý về đường hô hấp.
Hút thuốc và vaping được chứng minh là có thể làm suy yếu dung tích phổ của bạn và phá hủy các tế bào lót đường hô hấp của bạn. Trong khi đó, đây lại là những tế bào rất quan trọng để cơ thể bạn có thể chống lại virus xâm nhập qua đường mũi của bạn.
Nghiên cứu mới nhất cũng chỉ ra rằng những người sử dụng rượu nặng có xu hướng bị ARDS (Hội chứng suy hô hấp cấp tính) cao hơn so với bình thường. Đây cũng là một trong những tình trạng do nhiễm Covid 19 gây ra.
Do đó, để có một sức khỏe tốt hơn, phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh tật. Ngay từ bây giờ hãy từ bỏ những thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Duy trì một thói quen sống lành mạnh và khoa học.
5. Giảm căng thẳng và lo lắng
Giảm căng thẳng và lo lắng và chìa khóa cho sức khỏe miễn dịch. Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể thúc đẩy phản ứng viêm cũng như mất cân bằng chức năng tế bào miễn dịch. Đặc biệt, căng thẳng tâm lý kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ức chế phản ứng miễn dịch ở trẻ.
Để giải tỏa bớt lo âu, căng thẳng, bạn có thể tập yoga, thiền, viết nhật ký, xem một bộ phim,.. Hãy cố gắng tránh xa những suy nghĩ tiêu cực và hướng đến nhiều tốt đẹp để tinh thần được thoải mái hơn. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình phòng chống dịch bệnh đấy.
Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi giúp tăng sức đề kháng
6. Đừng bỏ qua bài tập thể dục
Song song với một chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh thì các bạn cũng đừng bỏ qua việc tập luyện thể dục thể thao. Tập luyện thể dục thường xuyên; ngay cả những bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng sẽ giúp bạn giải phóng các chất độc ra khỏi cơ thể một cách lâu dài.
Mỗi ngày, bạn nên dàn từ 30 đến 45 phút để tập thể dục, tùy theo sức chịu đựng của bạn. Nếu bạn chưa bắt đầu tập thể dục, thì đây là thời điểm tốt để bắt đầu. Có một số kênh và ứng dụng Youtube để giúp bạn tự tập thể dục tại nhà. Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sự trao đổi chất, có mối tương quan trực tiếp với khả năng miễn dịch của cơ thể.
7. Thực phẩm bổ sung và tăng cường miễn dịch
Một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên thật khó để có thể đảm bảo cân đối chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Nếu đang lo lắng rằng liệu mình có đang nhận đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống của mình hay không. Bạn có thể tham khảo tư vấn của chuyên gia về chế độ bổ sung để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
Dưới đây là một số chất bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng phổ biến trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.
8. Vitamin C
Nhắc đến dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng, vitamin C chắc chắn là một lựa chọn hiệu quả mà bạn và gia đình không nên bỏ qua. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ chống lại thiệt hại do stress oxy hóa gây ra. Nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng cảm lạnh thông thường.
Đối với các trường hợp nhiễm trùng nặng, bao gồm nhiễm trùng huyết và hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), điều trị vitamin C tiêm tĩnh mạch liều cao đã được chứng minh là cải thiện đáng kể các triệu chứng ở bệnh nhân.
Vitamin C tăng sức đề kháng
Một số sản phẩm bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng mà bạn có thể tham khảo:
665.000đ 810.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
568.000đ 633.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
490.000đ 550.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
9. Vitamin D
Bổ sung vitamin D có tác dụng bảo vệ nhẹ chống lại nhiễm trùng đường hô hấp. Hầu hết mọi người đều có nguy cơ thiếu vitamin D cao. Vì vậy tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung Vitamin D để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của bản thân.
Vitamin D tăng sức đề kháng
Một số sản phẩm bổ sung vitamin D tăng sức đề kháng mà bạn có thể tham khảo:
165.000đ 210.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
148.000đ 230.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
219.000đ 299.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
10. Kẽm
Kẽm là một thành phần quan trọng đối với WBC (tiểu thể bạch cầu) chống lại nhiễm trùng. Thiếu kẽm thường làm nguy cơ cảm cúm, cảm lạnh và các bệnh nhiễm vi rút khác. Do vậy, để tăng cường sức đề kháng, bạn nên bổ sung đầy đủ kẽm cho cơ thể, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.
Bổ sung kẽm tăng sức đề kháng
Một số sản phẩm bổ sung kẽm tăng sức đề kháng mà bạn có thể tham khảo:
253.000đ 330.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
266.000đ 350.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
299.000đ 370.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
11. Cơm cháy
Quả cơm cháy có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm các khoáng chất như phốt pho, kali, sắt, đồng và các vitamin, chẳng hạn như vitamin A, B và C, protein và chất xơ. Quả cơm cháy có chất kháng khuẩn và kháng vi-rút giúp chống lại cảm lạnh và cúm.
Chiết xuất quả cơm cháy tăng sức đề kháng
12. Nghệ và tỏi
Nghệ, có chứa một hợp chất gọi là curcumin, giúp tăng cường chức năng miễn dịch. Tỏi có đặc tính chống viêm và kháng vi-rút mạnh mẽ, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Một số sản phẩm chiết xuất nghệ, tỏi tăng cường sức đề kháng mà bạn có thể tham khảo:
224.000đ 383.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
178.000đ 252.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
345.000đ 410.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
Một số biện pháp phòng ngừa dịch bệnh
- Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
- Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
- Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
- Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
===>>> Tham khảo thêm: Cẩm nang phòng tránh virus corona : sử dụng khẩu trang gì? Ăn gì để tăng sức đề kháng?
Trên đây là một số thông tin tổng hợp về cách tăng sức đề kháng. Mong rằng những thông tin cung cấp trong bài viết có thể giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích trong việc tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình trong mùa dịch bệnh này.