Ăn nhiều cơm có tốt không? Thực chất việc ăn quá nhiều cơm trắng không hề tốt như mọi người vẫn tưởng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cho bạn cụ thể lý do cũng như mách bạn cách ăn cơm sao cho đúng, cung cấp đủ năng lượng mà vẫn không gây hại cho sức khỏe.
1. Ăn nhiều cơm có tốt không
Có nên ăn nhiều cơm? Cơm trắng được xem là món chính không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nhiều người lầm tưởng đây là món ăn tốt cho sức khỏe nhưng thực tế khoa học đã chứng minh, nếu bạn ăn quá nhiều cơm trắng thường dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường rất cao do lượng đường trong cơm khá lớn.
Ăn nhiều cơm có bị tiểu đường không? Cụ thể, theo nghiên cứu những người ăn một bát cơm trắng mỗi ngày thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11% so với người bình thường. Lượng carbohydrate có trong một chén cơm trắng cao gấp đôi so với một lon nước ngọt có gas.
Ăn nhiều cơm có tốt không? (Nguồn: soha.vn)
Đây được cho là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở châu Á cao hơn nhiều so với châu Âu. Cơm và mì là 2 món ăn chính của người châu Á, trung bình mỗi ngày bạn sẽ ăn khoảng 4 chén cơm, trong khi đây là khẩu phần trong một tuần của người châu Âu.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tinh bột trong gạo trắng thường làm tăng lượng đường trong máu khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường hơn. Cụ thể, tụy là cơ quan sản xuất insulin để cung cấp đường cho cơ bắp, nhưng khi bạn ăn gạo trắng đường sẽ được hấp thụ nhanh chóng khiến tụy phải làm việc nhiều hơn. Nếu việc này xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin và hấp thụ đường trong cơ thể. Lượng đường tồn đọng trong máu gây hại cho thận và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Có nên ăn nhiều cơm hay không? Câu trả lời là không, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ hẳn cơm trắng. Thay vào đó hãy cùng tìm hiểu các cách ăn cơm trắng sao cho đúng, vừa cung cấp đủ năng lượng mà vẫn không gây hại cho sức khỏe.
Ăn nhiều cơm có bị tiểu đường không? (Nguồn: dienmayxanh.vn)
2. Cách ăn cơm giữ dáng lại tốt cho sức khỏe
2.1. Ăn gạo lứt hoặc thay 1 phần gạo trắng thành gạo lứt
Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng gạo lứt để thay thế gạo trắng. Vì so với gạo lứt, gạo trắng đã bị mất đi lớp vỏ bên ngoài chứa các chất vitamin quan trọng, chất xơ và mangan, sắt, magie…
Gạo lứt tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, chất xơ trong gạo được giữ nguyên sẽ giúp chống táo bón hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bạn có thể dễ dàng tìm được gạo lứt tại các siêu thị, chợ truyền thống hoặc đặt mua gạo lứt online chất lượng, giá tốt.
2.2. Nấu gạo tách đường
Phương pháp nấu gạo tách đường dường như còn khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Trong gạo chứa hai thành phần tinh bột là tinh bột nhanh và tinh bột chậm. Trong đó tinh bột nhanh chính là “hung thủ” gây ra các bệnh về tiểu đường, tim mạch và béo phì.
Việc nấu gạo tách đường được hiểu đơn giản là tách bớt các phân tử tinh bột nhanh ra khỏi cơm, như vậy bạn có thể thoải mái dùng bữa mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nói thì đơn giản, nhưng để nấu gạo tách đường bằng các phương pháp thủ công là rất khó vì bạn không thể duy trì nhiệt độ ở mức cố định. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng vì hiện nay đã có dòng sản phẩm nồi cơm điện tử tách đường Magic Korea chính hãng. Sản phẩm này sẽ giúp bạn loại bỏ lượng đường thừa trong quá trình nấu ăn. Đây thật sự là “cứu cánh” cho những người đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường.
2.3. Đi bộ 2000 bước mỗi ngày
Tiểu đường có nên ăn nhiều cơm? Hoàn toàn không. Nhưng nếu như việc “nhịn” ăn cơm trắng là quá khó khăn với bạn, hãy nghĩ đến các biện pháp để tiêu thụ bớt lượng đường trong cơm nạp vào mỗi ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ cần bạn đi bộ 2000 bước mỗi ngày sẽ giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, đái tháo đường và đột quỵ. Do đó, nếu “trót” ăn cơm nhiều, bạn hãy thực hiện đi bộ để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
Đi bộ mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tiểu đường (Nguồn: wavemag.ca)
2.4. Luyện tập thể dục
Việc luyện tập thể dục hằng ngày sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Nguyên nhân là vì khi vận động, độ nhạy của insulin tăng lên, lúc này các tế bào của bạn có thể sử dụng insulin sẵn có để hấp thu glucose trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra khi luyện tập, cơ bắp co rút sẽ cho phép các tế bào hấp thu glucose và chuyển hóa thành năng lượng dù insulin có sẵn hay không. Nếu có thời gian bạn hãy đăng kí một khóa tập gym, Yoga,… Tại Useful luôn có rất nhiều các voucher tập gym không giới hạn số buổi với mức giá phải chăng.
2.5. Dùng các thực phẩm hỗ trợ đường huyết
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động thường xuyên bạn có thể dùng thêm các thực phẩm hỗ trợ đường huyết. Tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn sản phẩm này phù hợp với tình trạng đường huyết hiện tại của bạn.
2.6. Giảm khẩu phần cơm trắng, ăn đa dạng các thực phẩm khác
Một ngày ăn bao nhiêu cơm là đủ? Câu trả lời là bạn không nên ăn quá 3 bát một ngày. Hãy tập thói quen giảm lượng cơm trắng ở mỗi bữa ăn, thay vào đó hãy đa dạng các món ăn đi kèm. Có thể ban đầu bạn chưa quen với phương pháp ăn uống này, hãy giảm dần lượng cơm mỗi ngày để hạn chế nguy cơ đường huyết cao. Ngoài ra cũng có thể theo dõi đường huyết tại nhà với top 10 máy đo đường huyết tốt nhất 2022 cảm ứng siêu nhạy giá từ 1tr.
2.7. Tăng cường các món luộc hấp để bảo toàn chất dinh dưỡng
Hãy thay thế các món chiên xào trong thực đơn hằng ngày bằng những món luộc hấp đơn giản. Phương pháp này có thể bảo toàn được nguyên lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm đồng thời không chứa nhiều dầu mỡ.
Các món luộc hấp thường giữ được chất dinh dưỡng tốt hơn (Nguồn: explus.vn)
2.8. Ăn rau trước khi ăn cơm và thức ăn
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cầm nằm lòng thứ tự ăn uống là ăn rau trước khi ăn cơm. Chất xơ có trong rau sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Lượng carbohydrate mà bạn nạp vào sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa thành glucose. Điều này giúp đường huyết không tăng cao và hạn chế áp lực cho quá trình tổng hợp đường của cơ thể. Chất xơ trong rau sẽ khiến bạn no lâu và ít đói hơn, khiến bạn ăn ít cơm, theo đó lượng đường bột nạp vào cơ thể cũng sẽ giảm đi.
2.9 Ưu tiên bổ sung tinh bột từ hạt ngũ cốc thô và các loại đậu
Bạn có thể thay thế gạo trắng bằng các loại ngũ cốc, đậu nhiều chất xơ. Bạn nên ăn ngũ cốc thô nguyên hạt sẽ giữ được vitamin và chất xơ. Những loại carbohydrate phức hợp trong ngũ cốc giúp điều hòa sự hấp thụ đường đồng thời thúc đẩy sự chuyển hóa chất béo.
Các loại ngũ cốc thô được khuyên dùng bao gồm: gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mì, mè đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ…
2.10. Hạn chế ăn cơm vào bữa tối, chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc trưa
Ăn cơm vào bữa tối có khả năng làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau. Chỉ nên ăn cơm vào buổi sáng hoặc trưa sau đó ăn nhẹ vào bữa tối. Nếu cảm thấy đói bạn có thể pha một cốc trà thảo dược hoặc tìm việc gì đó làm để quên đi cơn thèm ăn.
Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các loại sữa bột dành riêng cho người tiểu đường, những sản phẩm này sẽ giải quyết vấn đề dinh dưỡng của bạn một cách tốt nhất.
2.11. Tránh nạp quá nhiều đường từ thực phẩm khác
Trong chế độ ăn hằng ngày, nếu bạn đã dùng cơm trắng bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường khác như bánh ngọt, bánh mì, nui, ngũ cốc có đường… Hãy tính toán để nạp vào cơ thể lượng đường bột vừa đủ theo tiêu chuẩn mà các bác sĩ khuyến cáo.
Hạn chết lượng tinh bột nạp vào cơ thể trong chế độ ăn hằng ngày (Nguồn: media.khoevadep.vn)
Qua bài viết này, ắt hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi ăn nhiều cơm có tốt không? Hi vọng với 11 phương pháp trên đây sẽ giúp bạn có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, hằng năm bạn nên đi khám tổng quát chuyên sâu và khám chuyên sâu về tim mạch, huyết áp, tăng mỡ máu để có thể theo dõi, phát hiện và chữa trị kịp thời khi bị bệnh.