Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng phải đối mặt với vô số áp lực, căng thẳng từ cuộc sống, công việc, từ đó cũng dẫn tới những bệnh lý không tên, khó hiểu. Và trầm cảm là một bệnh thường gặp ngày nay, vậy đâu là nguyên nhân của bệnh trầm cảm?
1. Nguyên nhân của bệnh trầm cảm phổ biến nhất
“Tại sao trầm cảm lại xuất hiện nhiều vậy?”, “Tại sao bị trầm cảm?”, “Nguyên nhân của bệnh trầm cảm từ đâu mà có?” Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Cuộc sống áp lực khiến con người càng dễ bị trầm cảm (Nguồn: baomoi.com)
1.1. Di truyền học
Một số nghiên cứu về sinh đôi, về các gia đình có nhận con nuôi và về tiền sử các gia đình để cho thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và di truyền. Kết quả cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những gia đình đã từng có lịch sử mắc trầm cảm thì khả năng mắc bệnh cũng sẽ cao hơn người bình thường. Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm nguy cơ mắc bệnh ở con cái cũng cao hơn người bình thường.
1.2. Những thay đổi về sinh học
Loại trầm cảm này hay còn được biết đến là rối loạn trầm cảm theo mùa có nguyên nhân được cho là do sự đảo lộn nhịp sinh học trong cơ thể con người. Tình trạng bệnh sẽ thường nặng hơn vào mùa hè do phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết không thuận lợi như nhiệt độ tăng cao, chỉ số tia tử ngoại cao,…
1.3. Dẫn truyền thần kinh
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm là do sự mất cân đối trong các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan tới khả năng điều hòa tâm trạng. Các chất dẫn truyền thần kinh là các chất hóa học giúp các khu vực khác nhau tại não giao tiếp được với nhau. Khi chất dẫn truyền trong thần kinh bị thiếu hụt đi một lượng, điều này sẽ dẫn tới các triệu chứng trầm cảm lâm sàng. Để giảm thiểu tình trạng này hãy trang bị cho mình một chiếc ghế massage cải thiện sức khỏe hiệu quả. Nó có tác dụng trong việc giảm các cơn đau đầu, giúp tinh thần tỉnh táo và lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả.
1.4. Tác động của môi trường
Môi trường bạn sống, đang làm việc có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới trầm cảm. Do vậy, chủ đề nên chọn thành thị hay nông thôn đã trở thành một đề tài tranh luận sôi nổi. Tuy nhiên, theo một vài kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người sống và làm việc tại thành thị có khả năng mắc bệnh rối loạn trí não cao hơn với con số 39% những người sống ở nông thôn. Nguyên nhân là do những người sống ở thành thị có vùng não điều chỉnh stress phải hoạt động nhiều hơn và chịu áp lực cao hơn, do vậy có khả năng dẫn đến các rối loạn về tâm lý là rất cao. Đọc sách là phương pháp xả stress hiệu quả dành cho những ai đang phải chịu căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Người ở thành thị có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở nông thôn (Nguồn: tuyendunghanam.com)
1.5. Tâm lý và xã hội
Tâm lý chịu nhiều căng thẳng, nhiều áp lực từ cuộc sống, vượt quá khả năng đối phó của một người, có thể một trong các nguyên nhân dẫn tới gây trầm cảm. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng khi mà nồng độ của cortisol cao, được tiết ra trong khi căng thẳng, có ảnh hưởng rất lớn đến chất dẫn truyền thần kinh serotonin và góp phần gây ra trầm cảm.
Triệu chứng này thường xảy ra với người không có điều kiện kinh tế, dân tộc thiểu số hoặc người không may mắn có những hoàn cảnh trớ trêu, thường bị khinh miệt, coi thường, thường gặp nhất đó là trẻ em khi tới trường.
1.6. Sự tác động của các sự kiện trong cuộc sống
Khi mất mát người thân, tranh cãi với cấp trên hay phải đối mặt với quá nhiều áp lực công việc, bạn thường đau buồn và có thể trải qua nhiều triệu chứng tương tự của bệnh trầm cảm như: mất ngủ, nghĩ nhiều, chán ăn và mất niềm vui hoặc hứng thú đối với các hoạt động. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian. Hoặc là có thể đi xa và tồi tệ hơn đó là có thể trở thành bệnh trầm cảm, tự kỷ. Những người đang trải qua giai đoạn này nên tìm đến các chuyên gia tư vấn cũng như sử dụng các thực phẩm hỗ trợ trí não theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình hình.
Nguyên nhân bệnh trầm cảm gồm những gì (Nguồn: medscape.com)
1.7. Tính cách
Nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn người có tính cách hướng nội, bi quan và tự ti về bản thân thường có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao hơn những người sống lạc quan, vui vẻ và thích được chia sẻ. Do vậy, một thái độ sống tích cực cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng bị bệnh của bạn và đó cũng chính là liều thuốc bổ hữu hiệu giúp bạn tránh xa nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
1.8. Chấn thương thời thơ ấu
Chấn thương tâm lý phức tạp thời thơ ấu là một trong những nguyên nhân của bệnh trầm cảm, thường bắt nguồn từ các sự kiện từ thuở nhỏ và kéo dài ám ảnh tới khi trưởng thành. Thường là những đứa trẻ lớn lên trong một môi trường đã bị tổn thương về thể chất, tình dục hoặc cảm xúc.
1.9. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một vài loại thuốc kê đơn có thể để lại các tác dụng phụ như trầm cảm. Có thể kể đến:
- Thuốc điều trị trứng cá: Accutane và thuốc có chứa isotretinoin.
- Thuốc điều trị triệu chứng mất ngủ, khó ngủ, lo âu: Valium và Xanax.
- Thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp: Lopressor
- Thuốc làm hạ lượng cholesterol trong máu: Lipitor
- Thuốc điều trị mãn kinh: Premarin
Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc hãy đọc kỹ nhãn thuốc và phản ứng phụ mà thuốc để lại.
1.11. Do một chấn thương nào đó trong quá khứ
Họ thường là những người luôn ở trong trạng thái ám ảnh, dằn vặt và không thể dứt bởi các ký ức, sự kiện hoặc bị nhấn chìm trong những cảm xúc đã qua và luôn tự dằn vặt bản thân về những lỗi lầm đã xảy ra trong quá khứ.
1.12. Một đợt trầm cảm trước đó
Trầm cảm là một bệnh có thể tái phát và có thể sẽ đi theo bạn tới suốt đời. Khả năng tái phát lại sẽ phụ thuộc vào số lần tái phát trước đó. Nếu đó là lần đầu tiên, khả năng tái phát lần sau sẽ là khoảng 50%, nếu đó là lần 2 sẽ là 70% và sẽ là 90% khi tăng dần lên trên 3 lần.
1.13. Hội chứng đau mãn kinh
Hội chứng đau mãn kinh sẽ là nguyên nhân dẫn tới thiếu ngủ, bực dọc và là một trong những nguy cơ dẫn tới trầm cảm ở phụ nữ. Cơ chế hoạt động của não lúc này cũng sẽ tương tự như cách hoạt động của não ở những người trầm cảm. Việc bạn không ngủ đủ giấc, khiến não bộ của bạn không có đủ thời gian để thay thế các tế bào não. Điều này sẽ khiến não bộ hoạt động không tốt, và đây là một trong số những thủ phạm chính gây nên bệnh trầm cảm. Tham khảo các phương pháp giúp bạn có giấc ngủ sâu nhanh chóng để cải thiện sức khỏe chống trầm cảm.
Căn bệnh trầm cảm khiến con người ta thường xuyên rơi vào trạng thái cảm xúc vô cùng tồi tệ và nghĩ tới cái chết (Nguồn: nhathuoclongchau.com)
2. Cách điều trị bệnh trầm cảm
2.1. Sự hỗ trợ từ người thân
Khi nhận thấy các dấu hiệu của trầm cảm, hãy nên trò chuyện với người thân, những người mà đem lại cho bạn cảm giác tin tưởng. Việc trò chuyện này, sẽ giúp bạn trút bỏ được những gánh nặng mà bạn đang phải một mình gánh chịu. Đây là một cách trị liệu trầm cảm hiệu quả đối với người mắc trầm cảm nhẹ trước khi đi tìm gặp bác sĩ.
2.2. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu khác với phương pháp điều trị bằng thuốc thay vì dùng thuốc mà là tư vấn. Bằng các kiến thức chuyên môn, nhà tâm lý học sẽ giúp người bệnh xác định, tìm hiểu nguyên nhân từ đó tháo gỡ họ khỏi những suy nghĩ ám ảnh, hoảng loạn mà họ đang phải đối mặt. Bên cạnh đó các nhà tâm lý học còn dạy cho bệnh nhân biết cánh làm thế nào để đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
2.3. Điều trị bằng thuốc
Hiện nay, trên thị trường có tồn tại rất nhiều loại thuốc chữa trầm cảm như thuốc đông y, tây y. Tuy nhiên, để có phương pháp điều trị tốt và hiệu quả, không khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển xấu, cách tốt nhất là bạn nên tới khám bác sĩ chuyên khoa giỏi để từ đó có đưa ra các liệu trình chữa phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn.
Bên cạnh việc dùng thuốc bạn cũng nên có một chế độ nghỉ ngơi ăn uống điều độ, sử dụng các loại thực phẩm đa dạng, giàu dưỡng chất, đảm bảo chất lượng, đồng thời luôn giữ một tinh thần vui vẻ, lạc quan bằng việc tập thể đều đặn và giao lưu với mọi người xung quanh, đồng thời hãy tránh sử dụng chất kích thích không tốt cho sức khỏe.
2.4. Các bài tập
Các nhà khoa học đã chứng minh mối quan hệ “máu thịt” của hệ thần kinh và các hoạt động cơ bắp. Khi tâm trạng lo lắng, bồn chồn, không ổn định thì nội tạng sẽ bị xáo trộn theo kéo theo đó là cơ bắp cũng sẽ dễ bị tổn thương. Vì vậy, các bài tập giúp làm giảm áp lực cơ bắp, thả lỏng cơ thể sẽ giúp thần kinh được thư giãn từ đó sẽ giúp điều trị chứng trầm cảm hiệu quả. Bạn có thể tham gia tập yoga vận động cơ thể với những bài tập uyển chuyển vừa giúp tĩnh tâm lại mang đến sức khỏe tốt hơn, dẻo dai và vóc dáng đẹp.
Yoga là một bài tập rất tốt cho những người trầm cảm. (Nguồn: kenhphunu.com)
2.5. Liệu pháp chống co giật
Tương tự như việc bạn tắt và khởi động lại chiếc máy tính, liệu pháp chống co giật có thể giúp khởi động lại toàn bộ hệ thống thần kinh của bệnh nhân. Liệu pháp chống co giật thường được dùng đối với những bệnh nhân bị trầm cảm nặng, nhất là những người thường hay xuất hiện ảo giác hoặc có nguy cơ tự tử cao.
Áp dụng các liệu pháp để có cuộc sống vui khỏe chống bệnh trầm cảm (Nguồn: chuabenhtramcam.vn)
Phải chịu áp lực lớn từ công việc và cuộc sống, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng không giới hạn lứa tuổi, giới tính cũng như nghề nghiệp. Do vậy, việc nắm rõ nguyên nhân của bệnh trầm cảm và phương pháp điều trị là một việc hết sức, vô cùng cần thiết để có thể có các phương pháp phòng tránh cho cả bạn và những người xung quanh. Vì một cuộc sống vui vẻ bạn cùng những người thân yêu của mình hãy chủ động tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực, ăn uống tập luyện điều độ và làm điều mình thích, đôi khi tự thưởng cho mình những giây phút đi spa chuyên nghiệp thư giãn hay du lịch ít ngày cùng cạ cứng, săn voucher ăn uống thả ga, ngon miệng,… và mở lòng chia sẻ với mọi người xung quanh hơn nhé!